Từ xa xưa, Bạc Liêu đã nổi tiếng là một miền đất trù phú, thiên nhiên ưu đãi, mưa thuận gió hòa. Bạc Liêu có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng để phát triển ngành kinh tế biển, nông - ngư nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch.
Giai đoạn 2011 - 2016, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu đã có những chuyển biến tích cực, đạt được kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực, cơ bản hoàn thành mục tiêu tổng quát đề ra; kinh tế duy trì tăng trưởng ở mức khá cao; một số ngành, lĩnh vực phát triển vượt bậc; một số dự án kinh tế động lực được hình thành, hoạt động có hiệu quả, quy mô nền kinh tế tăng lên, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tích cực; công nghiệp, nông nghiệp và thủy sản phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và ứng dụng công nghệ cao; du lịch tạo sự bứt phá đáng kể; trong điều kiện kinh tế khó khăn, nhưng nguồn thu ngân sách năm sau cao hơn năm trước và vượt chỉ tiêu Trung ương giao.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng; tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng; tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp thủy sản giảm từ 52,16% năm 2010 xuống còn 43,25% năm 2016; tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng mạnh từ 23,73% năm 2010 lên 40,17% năm 2016, tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng giảm từ 24,12% năm 2010 xuống 14,81% năm 2016; tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm từ 64,9% năm 2010 xuống còn 64,2% năm 2016; tỷ trọng dân số nông thôn giảm từ 73,4% năm 2010 xuống còn 70,45% năm 2016. GDP bình quân đầu người năm 2016 đa ̣t 34,09 triệu đồng/người; tuy nhiên, kinh tế phát triển chưa đồng bộ, toàn diện; tái cơ cấu kinh tế còn chậm, nhất là tái cơ cấu trong ngành nông nghiệp; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn kém [9].
Sản xuất nông lâm ngư nghiệp là thế mạnh của tỉnh Bạc Liêu; sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, giá trị sản xuất toàn ngành năm 2017 ước tính đạt 10.204 tỷ đồng, tăng 3,92% so với cùng kỳ; tỉnh đã xây dựng vùng chuyên canh lúa quy mô 56.309 ha.
Đối với trồng trọt, diện tích canh tác đều gieo trồng đúng lịch thời vụ; sản lượng lúa trong năm 2017 ước đạt 1.062.000 tấn, tăng 2,1% so với cùng kỳ.
Lĩnh vực nuôi trồng và khai thác thủy sản tiếp tục phát triển khá: Tập trung phát triển nuôi trồng thủy sản, xây dựng, áp dụng nhiều mô hình sản xuất hiệu quả như: Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính, nuôi thâm canh tôm sú và tôm thẻ chân trắng bền vững theo hướng VietGap,… Tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác trong năm 2017 ước đạt 320.800 tấn, tăng 5% so với cùng kỳ [9].
Công nghiệp, xây dựng:
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2017 ước đạt 13.398 tỷ đồng, tăng 8,67% so với năm 2016. Một số dự án động lực của tỉnh đang từng bước phát huy được hiệu quả: Dự án Điện gió đã hoàn thành, đưa vào vận hành 62 trụ turbine, chính thức hòa vào lưới điện quốc gia với công suất 99,2 MW, công suất Nhà máy Bia Sài Gòn - Bạc Liêu đạt 50 triệu lít/năm; Nhà máy Chế biến lương thực Vĩnh Lộc - Hồng Dân hoạt động giai đoạn 1 với công suất chế biến 100.000 tấn lúa/năm; Nhà máy May mặc xuất khẩu của Công ty TNHH MTV Pinetree Hàn Quốc đã xây dựng hoàn thành, đi vào hoạt động, từng bước ổn định và mở rộng quy mô công suất.
Thương mại dịch vụ:
Hoạt động thương mại tăng trưởng khá, thị trường tiêu thụ nội địa diễn ra sôi động; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng là 51.302 tỷ đồng, đạt 101,6% kế hoạch năm 2017, tăng 13,255 so với cùng kỳ (trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 38.278 tỷ đồng tăng 13,3%; doanh thu dịch vụ ước đạt 13.024 tỷ đồng, tăng 13,13% so với cùng kỳ).
Tình hình xuất khẩu hàng hóa có chuyển biến tích cực, chủ yếu tập trung vào mặt hàng thủy sản; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 531,5 triệu USD, đạt chỉ tiêu kế
Giá trị sản xuất ngành giao thông vận tải tăng bình quân 12 - 13%/năm; năm 2017 tổng khối lượng vận tải hàng hóa ước đạt 13 triệu tấn, tăng 8,9% so với cùng kỳ và trên 101,7 triệu hành khách, tăng 8,9% so với cùng kỳ; trong cơ cấu ngành vận tải của tỉnh, vận tải đường bộ chiếm ưu thế với khoảng 70% khối lượng hàng hóa vận chuyển và 66% khối lượng hàng hóa luân chuyển; khối lượng vận tải đường thủy chiếm kho ảng 30% khối lượng vận chuyển hàng hóa và 34% hàng hóa luân chuyển [28].
Du lịch: Thế mạnh du lịch của Bạc Liêu là du lịch sinh thái, du lịch tâm linh có các hệ thống chùa, đền của ba dân tộc Kinh – Hoa – Khmer; có những cảnh quan thiên nhiên độc đáo như: vườn chim, vườn nhãn; những di tích lịch sử - văn hoá như: Đồng Nọc Nạng, Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quần thể nhà Công tử Bạc Liêu, Khu lưu niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu và đờn ca tài tử Nam bộ, đồng muối Bạc Liêu, hệ thống các đình, chùa của cả 3 dân tộc Kinh – Hoa – Khmer. Bên cạnh những di tích vật thể thì Bạc Liêu còn độc đáo bởi những giá trị văn hóa phi vật thể như: Đờn ca tài tử; lễ hội Quán âm Phật Đài; các lễ hội tôn giáo; lễ hội Chôl Chnăm Thmây, Oóc-om-bóc, Đôn-ta của người Khmer; lễ Giỗ tổ cổ nhạc, lễ cúng Thanh minh...
2.1.2. Điều kiện phát triển du lịch tỉnh Bạc Liêu