Tổng số lượt khách đến Bạc Liêu giai đoạn 2001 – 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh bạc liêu (Trang 65 - 116)

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bạc Liêu - Cục thống kê Bạc Liêu)

Nếu như lượng khách đến Bạc Liêu năm 2001 mới chỉ có 75.000 lượt thì đến năm 2017 có 1.500.000 lượt người. Đây là con số rất ấn tượng, mang lại đông lực to lớn cho nền du lịch của một địa phương còn non trẻ như Bạc Liêu - nhất là trong những năm gần đây, chịu ảnh hưởng bởi khó khăn của nền kinh tế đất nước, suy thoái kinh tế thế giới [27].

Khách du lịch quốc tế

Trước năm 2001, khách du lịch quốc tế đến với Bạc Liêu với số lượng không lớn, chỉ có 1.500 khách do trong giai đoạn này cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật

Thời gian Đơn vị tính Khách du lịch đến Bạc Liêu

Trong nƣớc Quốc tế Tổng 2001 Lượt khách 73.500 1.500 75.000 2005 Lượt khách 133.826 6.174 140.000 2010 Lượt khách 519.000 10.714 529.714 2011 Lượt khách 512.640 17.760 530.400 2012 Lượt khách 430.000 20.000 630.000 2013 Lượt khách 735.000 25.000 760.000 2014 Lượt khách 940.000 30.000 970.000 2015 Lượt khách 1.125.000 35.000 1.160.000 2016 Lượt khách 1.262.000 38.000 1.300.000 2017 Lượt khách 1.360.000 40.000 1.500.000

phục vụ du lịch còn yếu kém, lạc hậu, một vài điểm du lịch mới xây dựng nhưng không đồng bộ, không mang dáng dấp của một cơ sở du lịch. Các cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí không đủ phục vụ cho khách, chất lượng thấp không đáp ứng được yêu cầu nhất là đối với các du khách đến từ các khu vực phát triển như châu Âu, Mỹ... Trong giai đoạn này, du khách chỉ đi với mục đích thăm thân nhân là chính.

Tuy nhiên từ sau năm 2005, ngành du lịch địa phương được quan tâm đầu tư về mọi mặt nhằm thu hút du khách, tăng doanh thu từ du lịch, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo.. .Năm 2005, khách quốc tế đến với Bạc Liêu là 6.174 người thì đến năm 2010 con số này lên đến 10.714 người - tăng lên gần gấp đôi trong thời gian 5 năm. Năm 2017 con số này lên đến 40.000 người. Thị trường khách du lịch quốc tế đến Bạc Liêu chủ yếu là từ Đông Bắc Á, Bắc Mỹ, Tây Âu, Úc.

Tuy tốc độ tăng trưởng du khách quốc tế khá cao nhưng lượng khách quốc tế trong tổng lượng khách lại rất nhỏ bé chiếm chưa tới 3%. Mục đích du lịch hiện nay mặc dù có phong phú hơn giai đoạn trước nhưng vẫn chỉ tham gia vào dịp tổ chức những sự kiện văn hóa tiêu biểu của địa phương. Cơ cấu nguồn khách quốc tế chủ yếu là Mỹ, các nước Đông Nam Á và một số nước ở khu vực Tây Âu. Số ngày khách không cao chỉ đạt 1,1 ngày trong khi đây là nguồn khách có khả năng chi trả cao, có ý thức trách nhiệm trong việc tham quan du lịch, có nhu cầu tham gia nhiều hoạt động trong chuyến đi du lịch. Vì vậy, việc kéo dài được thời gian lưu trú và tạo sức hấp dẫn cho các sản phẩm du lịch, phù hợp với sở thích của du khách là vấn đề mà ngành du lịch địa phương cần phải quan tâm hơn nữa.

Khách du lịch nội địa

Là thị trường chính của Bạc Liêu, chiếm hơn 97% cơ cấu khách du lịch. Năm 2001, khách nội địa chỉ có 73.500 người. Giai đoạn 2005 - 2010 lượng khách nội địa tăng lên từ 178.826 lượt lên tới 519.000 lượt. tốc độ trung bình hơn 33%. Năm 2017 khách nội địa tăng lên con số là 1.360.000 người.

Du khách nội địa đến với Bạc Liêu chủ yếu với mục đích thăm thân nhân, tham quan di tích lịch sử - văn hóa, tâm linh hoặc tham dự vào các sự kiện quốc gia hoặc địa phương diễn ra trên địa bàn tỉnh.

Số ngày khách nội địa lưu trú và mức độ chi tiêu cũng không cao, trung bình chỉ đạt 1,1 ngày/ khách và 4,11 triệu đồng/ lượt. Đây cũng là vấn đề mà ngành du lịch địa phương cần quan tâm nhiều hơn. Dù du khách nội địa khả năng chi tiêu không cao nhưng với số lượng lớn hơn gấp nhiều lần cũng là một nguồn doanh thu không nhỏ cho du lịch địa phương.

So với các tỉnh lân cận như Cà Mau, Sóc Trăng thì Bạc Liêu cũng là tỉnh thu hút lượng khách du lịch khá lớn. Ngành du lịch Tỉnh cần phát huy những thế mạnh đã đạt được, chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch và mở rộng nhiều loại hình du lịch hơn nữa, tạo các sản phẩm du lịch độc đáo nhằm tăng nhanh lượng khách đến với Bạc Liêu, tạo khả năng cạnh tranh cao với các địa phương lân cận.

Các nguồn khách chính

Về nguồn cung cấp khách theo vị trí địa lý, đa số khách du lịch nội địa của Bạc Liêu đến từ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Thị trường khách quốc tế phân theo vị trí địa lý của Bạc Liêu có đặc điểm: Phạm vi thị trường rộng lớn bao gồm hầu hết các thị trường khách lớn nhất của du lịch Việt Nam

Không có thị trường mang tính chiến lược cho du lịch Bạc Liêu. Trong giai đoạn 2005-2017, không có thị trường nào vượt quá 10% trong tổng số khách quốc tế đến Bạc Liêu. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả các chiến lược marketing của du lịch Bạc Liêu.

Tuy nhiên có một tín hiệu tốt là bắt đầu có sự vươn lên của một nhóm các thị trường lớn của du lịch Việt Nam là thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ và Úc.

Sở thích của khách khi đến Bạc Liêu

Dựa trên kết quả nghiên cứu qua điều tra xã hội học của Sở Văn hóa thể thao và du lịch Bạc Liêu vào năm 2016, một số nhu cầu, sở thích và đặc điểm của khách du lịch tới Bạc Liêu được phân tích như sau:

Khách du lịch tham gia phỏng vấn đa phần là đến du lịch ở Bạc Liêu vào lần đầu tiên và lần thứ 2. Trong đó, 75,5% khách quốc tế đến Bạc Liêu lần đầu tiên, 24,5% đến lần thứ 2; khách du lịch nội địa quay trở lại Bạc Liêu nhiều lần hơn với 43,4% lần đầu tiên, 20,3% lần thứ hai, 20,7 % lần thứ 3 và 15,6% khách đã đến trên 3 lần.

Đa phần khách du lịch đi theo nhóm: đi cùng gia đình (quốc tế 28,5%, nội địa 29,6%), theo cặp đôi (quốc tế 23,4%, nội địa 17,4%) và đi cùng nhóm bạn (quốc tế 23,4%, nội địa 32,6%). Riêng khách du lịch quốc tế có 10,8% số khách đi du lịch một mình, đây là một đặc điểm khá riêng của thị trường khách quốc tế.

Mục đích đi du lịch của khách đến Bạc Liêu chủ yếu là Tham quan, khám phá thiên nhiên (quốc tế 26,9%, nội địa 35,8%); Nghỉ ngơi, nghỉ cuối tuần (quốc tế 20,3%, nội địa 20,3%); Tìm hiểu văn hóa, lịch sử (quốc tế 23,1%, nội địa 18,7%).

Về phương tiện tìm kiếm thông tin, đa phần khách du lịch đều tìm thông tin về điểm đến Bạc Liêu thông qua Internet và mạng xã hội; ngoài ra khách du lịch cũng tìm kiếm thông tin du lịch nhiều qua bạn bè, người thân.

Khi được hỏi về điểm đến đã tham quan tại các địa phương trong khu vực phỏng vấn, câu trả lời của khách du lịch quốc tế và nội địa khá tập trung và tương đồng. Tuy khách du lịch nội địa đã đi đến nhiều điểm tham quan hơn khách du lịch quốc tế. Cụ thể tỷ lệ % số khách đã đến các điểm du lịch ở Bạc Liêu như sau:

Bảng 2. 2: Tỷ lệ % số khách đã đến các điểm du lịch ở Bạc Liêu ( Đơn vị %)

Các điểm du lịch Khách Quốc tế Khách Nội địa

Di tích đồng hồ mặt trời 68 59

Chùa Xiêm Cán 82 88

Quán âm Phật đài 74 79

Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh 59 69

Vườn chim Bạc Liêu 88 79

Quảng trường Hùng Vương 47 58

Lễ hộ Nghinh Ông 46 75

Tịnh xá Ngọc Liên 54 69

Cây Xoài 300 tuổi 92 88

Nhà thờ Tắc Sậy 100 100

Khu lưu niệm Nhạc sĩ Cao Văn Lầu 100 100

Khu du lịch sinh thái Hồ Nam 67 62

Khu du lịch nhà Mát 100 100

Khu nhà công tử Bạc Liêu 100 100

Cánh đồng Quạt gió 100 100

(Nguồn: Sở VHTT và DL Bạc Liêu)

Về hoạt động trong các chuyến du lịch đến Bạc Liêu, Top 5 hoạt động được khách du lịch ưa thích nhất là: Tìm hiểu văn hóa, di sản văn hóa; Nghỉ dưỡng; Thưởng thức ẩm thực địa phương; Tìm hiểu tham quan di tích văn hóa, lịch sử, cách mạng và Trải nghiệm cuộc sống người dân bản địa [14].

Về ăn uống

Về văn hóa ẩm thực, quá trình cộng cư lâu dài của ba dân tộc Kinh - Hoa - Khmer, sự hòa quyện của văn hóa tạo thành một dấu ấn khó phai trong lòng du khách, bạn bè gần xa khi đã một lần đến với Bạc Liêu. Nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực không chỉ thể hiện sự gắn bó keo sơn, nghĩa tình trong cuộc sống, mà còn góp phần bổ sung, làm phong phú, đa dạng thêm văn hóa ẩm thực của Bạc Liêu

Phong cách người Nam bộ còn thể hiện đậm nét trong văn hóa ẩm thực ở Bạc Liêu, những món ăn đặc trưng của vùng sông nước như: các loại bún, đặc biệt là bún nước lèo, Bánh xèo, Nhãn, các loại hải sản, các món lẩu, … Người Bạc Liêu nghĩ ra nhiều cách chế biến và bảo quản thức ăn từ nguyên liệu tươi sống, ngoài các món ăn tươi còn làm khô, làm mắm. Đặc biệt món mắm chua không xương, ba khía muối, dưa bồn bồn… luôn là những món ăn “khoái khẩu” của nhiều người. Điều

này cho thấy người Bạc Liêu luôn hướng đến tương lai tốt đẹp bằng sức lao động chân chính, bằng sự sáng tạo không ngừng.

Về lưu trú

Du khách (cả quốc tế và nội địa) đều ưa thích một số khách sạn, nhà nghỉ đã có tiếng ở Bạc Liêu sạch sẽ, đầy đủ tiện nghi và gần trung tâm thành phố như: Khách sạn Sài gòn - Bạc Liêu (Địa chỉ: 4-6 Hoàng Văn Thụ, P.3. TP. Bạc Liêu), Nhà Hàng - Khách Sạn Công Tử Bạc Liêu (Số 13, Điện Biên Phủ, P. 3, TX. Bạc Liêu, Bạc Liêu), Khách sạn New Palace Bạc Liêu (Địa chỉ: 36 Trần Quang Diệu, Khu Địa Ốc, P.1. TP. Bạc Liêu), Khách sạn Đạt Ngọc (Địa chỉ: 488 Võ Thị Sáu, P.3.TP. Bạc Liêu), Khách sạn Kiều Hối Bạc Liêu 1 (Địa chỉ: 8 Lý Tự Trọng, P3, Tp. Bạc Liêu ), Nhà khách số 1 Hùng Vương (Địa chỉ: Số 1 Hùng Vương, Tp Bạc Liêu), Khách sạn Như Toàn (Địa chỉ: 5/252, Khóm 4, P. 2, TP. Bạc Liêu), Khách sạn Trần Vinh (Địa chỉ: 85-87 Hai Bà Trưng, Phường 3, Tp. Bạc Liêu).

2.1.3. Sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Bạc Liêu

a. Sản phẩm du lịch đặc thù hiện có

Di tích kiến trúc khu nhà Công tử Bạc Liêu

Tọa lạc tại số 31, Điện Biên Phủ, phường 3, thị xã Bạc Liêu. Ngôi nhà gắn liền với giai thoại Công tử Bạc Liêu – Trần Trinh Huy hay còn gọi là Ba Huy nổi tiếng.

Có rất nhiều giai thoại kể về sự hào phóng của nhân vật này, trong đó nổi bật nhất là chuyện Công tử Bạc Liêu đốt tiền thi... nấu chè với công tử Phước (Phước Georges, người xứ Mỹ Tho, con trai Đốc phủ sứ Sảng); bao cả nhà hàng để đãi một... người đẹp; hay đi thăm ruộng bằng máy bay khi mà cả nước Việt Nam lúc đó chỉ có hai người sở hữu máy bay là ông và vua Bảo Đại. Sự kiện này đã làm chấn động Nam kỳ lục tỉnh. Với kiểu xài tiền như lá mít của cậu Ba Huy, chẳng chàng công tử nào sánh kịp nên từ đó thành ngữ “công tử Bạc Liêu” trở thành danh xưng riêng của Trần Trinh Huy. Nhiều người cho rằng, khi nói đến cụm từ “công tử Bạc Liêu” là nói đến khái niệm ăn chơi vô độ, nhưng dần theo thời gian, cụm từ này đã trở thành một khái niệm mỹ học, tượng trưng cho tính cách hào phóng, rộng rãi của

Khu nhà công tử Bạc Liêu (còn có tên gọi là nhà Lớn) được xây dựng năm 1919. Hầu hết các vật liệu xây dựng ngôi nhà, từ thép đúc, cẩm thạch lát nền, gạch, khung sắt trang trí đến ốc vít đều có khắc chữ “P” chìm, như minh chứng cho nguồn gốc xuất xứ tại thủ đô Paris hoa lệ. Sau khi hoàn thành, đây được xem là ngôi nhà bề thế nhất Nam Kỳ lục tỉnh lúc bấy giờ. Khu nhà gồm 2 tầng nổi bật bởi màu trắng sang trọng cùng kiến trúc Pháp lộng lẫy, bề thế. Tầng trệt của căn biệt thự có 2 phòng ngủ, 2 đại sảnh khá rộng và cầu thang dẫn lên lầu. Tầng lầu có 3 phòng ngủ, 2 đại sảnh, trong đó phòng công tử Trần Trinh Huy được trang bị đầy đủ tiện nghi với giường đôi, tivi, điện thoại, máy lạnh, tủ áo, bàn viết... Ngày nay, khu nhà công tử Bạc Liêu vẫn được bảo tồn nguyên vẹn để phục vụ khách tham quan. Ngay khi bước chân vào ngôi nhà, du khách sẽ bị cuốn hút bởi những đường nét thiết kế tỉ mỉ, tinh tế, toát lên vẻ sang trọng và hào hoa. Trên mỗi cây cột của ngôi nhà đều được trang trí nhiều hoa văn đẹp mắt. Một phần của khu nhà được dùng làm nơi trưng bày những hiện vật cổ quý hiếm là đồ nội thất gia đình công tử Bạc Liêu từng sử dụng như các bộ bàn ghế được khảm xà cừ tinh xảo; những chiếc ấm, tách trà với họa tiết rồng bay, phượng múa… Phần còn lại của khu nhà được sửa chữa, trùng tu thành hệ thống khách sạn, nhà hàng cao cấp. Đến đây, du khách sẽ có cơ hội nghỉ dưỡng trong những căn phòng kiến trúc Pháp sang trọng, đầy đủ tiện nghi, thưởng thức món lẩu “Công tử” hay thư giãn, giải trí cùng chương trình “Hát với nhau” được tổ chức vào 19h mỗi tối [11].

Nghệ thuật đờn ca tài tử

Ðầu thế kỷ XX, ở Nam Bộ đã hình thành nhiều nhóm ca nhạc hoạt động dưới hình thức tài tử và nhanh chóng phát triển khắp lục tỉnh Nam kỳ. Các nhóm này hình thành nhiều trường phái do đặc thù của mỗi vùng, miền, chủ yếu là nhóm miền Ðông và nhóm miền Tây. Ở Bạc Liêu có Ông Nhạc Khị và Sư Nguyệt Chiếu. Các ông và học trò của mình đã ra sức nghiên cứu, canh tân, hiệu đính các bài nhạc lễ cổ truyền, cải biên các bài bản của ca Huế, tiếp thu các giá trị đặc sắc của âm nhạc dân gian vùng miền, để tạo nên loại hình âm nhạc có giai điệu và nội dung phù hợp với ngôn ngữ, phong cách, tâm hồn, tình cảm của người dân Nam Bộ.

Nhạc Khị là người đã đứng ra thành lập Ban nhạc lễ. Ðây là Ban nhạc lễ đầu tiên trên vùng đất Bạc Liêu. Ông là một người khuyết tật nhưng là một nghệ nhân nhạc lễ có tài và có phong cách tài tử. Ông Nhạc Khị được giới nghệ sĩ cổ nhạc tôn làm Hậu tổ. Phong trào nhạc lễ ở Bạc Liêu đuợc hình thành trong một thời kỳ đen tối của đất nước, nước mất, nhà tan, dân tộc lầm than, Nhạc Khị đã có công lớn trong việc đào tạo đội ngũ nhạc sĩ kế thừa và sáng tác các bài bản cổ nhạc để tuyên truyền, cổ suý cho các phong trào yêu nước lúc bấy giờ. Ðồng thời Ông có công trong việc canh tân, hiệu đính 20 bản tổ và là tác giả của 4 bản nhạc mà giới cổ nhạc Nam bộ gọi là Tứ bửu: Ngự giá đăng lâu, Minh hoàng thưởng nguyệt, Ái tử kê và Phò mã giao duyên. Mọi hoạt động của Ông là làm sao để phong trào đờn ca tài tử ở Bạc Liêu hơn hẳn các địa phương khác. Hơn không chỉ về phong trào, bài bản mà phải nổi tiếng về đờn giỏi, hát hay, trình diễn điêu luyện.

Bên cạnh Nhạc Khị, một người có công trong việc truyền bá nhạc lễ và nhạc tài tử ở Bạc Liêu là Sư Nguyệt Chiếu. Có người cho rằng, Ông là thành viên của phong trào Cần Vương, ẩn tu để hoạt động bí mật chống Pháp. Ông đã cùng với Nhạc Khị hiệu đính, chỉnh tu bảy bản Bắc Lớn làm nòng cốt cho hoạt động nhạc lễ Nam bộ. Chính 2 ông Nhạc Khị và Sư Nguyệt Chiếu là những người đặt nền móng đầu tiên cho hoạt động nhạc lễ Bạc Liêu và âm nhạc tài tử của Bạc Liêu sau này.

Ban đầu Ban nhạc lễ chỉ gồm những thầy đờn, nhưng ít lâu sau, Ban nhạc bổ sung thêm người biết ca để thực hiện thêm phần ca diễn. Cao Văn Lầu là một trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh bạc liêu (Trang 65 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)