6. Dự kiến đóng góp của luận văn
2.1. Đảng bộ huyện Thuận Thành lãnh đạo đẩy mạnh chuyển dịch
CCKT từ năm 2000 đến năm 2005
2.1.1. Chủ trương đẩy mạnh chuyển dịch CCKT của Đảng bộ huyện Thuận Thành từ năm 2000 đến năm 2005 Thuận Thành từ năm 2000 đến năm 2005
Đất nước bước sang thiên niên kỷ mới trong bối cảnh xu thế chung của thế giới là hội nhập và hợp tác cùng phát triển. Tình hình chính trị-xã hội trong nước ổn định. Sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đạt được những thành tựu quan trọng.
Với huyện Thuận Thành, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII, tình hình kinh tế-xã hội đạt nhiều thắng lợi lớn: kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới. Năm 2000, hướng tới Đại hội Đảng các cấp, Đảng bộ và nhân dân trong huyện đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, hoàn thành vượt mức các nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh tế-xã hội đề ra.
Tuy nhiên, tình hình đất nước nói chung, Thuận Thành nói riêng cũng đứng trước những khó khăn, thách thức mới, trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng, địi hỏi phải khơng ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, vai trị của hệ thống chính trị, đồn kết tồn dân đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH.
Căn cứ vào thực tế nói trên, đồng thời thực hiện Chỉ thị số 54-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khố VIII) về Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội IX của Đảng và kế hoạch, hướng dẫn của Tỉnh uỷ Bắc Ninh, tháng 11/2000, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX được tiến hành. Đại hội đề ra những nhiệm vụ trọng yếu trong 5 năm 2000-2005 là “đẩy mạnh phát triển
ngành nghề TTCN, dịch vụ tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ hơn nữa về CCKT theo hướng CNH, HĐH”. Chủ trương của Đại hội được cụ thể hoá bằng
những mục tiêu chủ yếu sau:
“+ Giá trị sản lượng nơng nghiệp đạt 302.872 triệu đồng tăng bình quân 7%/năm (giá cố định năm 1994).
+ Giá trị sản phẩm Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp đạt 114.195 triệu đồng, tăng bình quân 13,1%/năm (giá cố định năm 1994).
+ Doanh thu dịch vụ thương mại: 224.650 triệu đồng tăng bình quân 10%/năm (giá hiện hành).
+ Tổng sản lượng lương thực đạt 76.500 tấn.
+ Thu ngân sách hàng năm vượt 7-10% so với kế hoạch tỉnh giao. + Hoàn thành vững chắc phổ cập trung học cơ sở.
+ 80% số thơn được cơng nhận làng văn hố. + Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1%.
+ Số hộ nghèo hàng năm giảm 2% giải quyết cơ bản số hộ đói (Đến năm 2005 số hộ nghèo cịn dưới 5% theo tiêu chí hiện nay).
+ Hồn thành các nghĩa vụ đóng góp với nhà nước.
+ Đảng bộ huyện giữ vững là Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Trong đó có 70-80% số cơ sở đảng đạt tiêu chuẩn trong sạch vững mạnh, khơng có cơ sở yếu kém” [2, tr. 19].
Để thực hiện các mục tiêu trên, Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra một hệ thống các giải pháp cụ thể là:
1. Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế chung và cơ cấu sản xuất trong nội bộ từng ngành theo định hướng CNH, HĐH.
Trong ngành nông nghiệp, tập trung khai thác tiềm năng đất đai, lao động để phát triển nơng nghiệp tồn diện, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất và các khâu dịch vụ. Đảm bảo vững chắc nhu cầu về lương
thực, thực phẩm, nguyên liệu cho chế biến đồng thời tăng sản lượng hàng hoá cung cấp cho thị trường Hà Nội, các tỉnh phía Bắc và một phần cho xuất khẩu; đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản, trồng dâu nuôi tằm để tạo việc làm tại chỗ, tăng sản phẩm hàng hoá, tăng thu nhập cho nhân dân đồng thời góp phần thúc đẩy sản xuất trồng trọt phát triển, tạo sự chuyển biến trong nội bộ ngành; từng bước nâng cao giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi, phấn đấu đến năm 2005, tỷ trọng giá trị sản phẩm chăn nuôi trong nông nghiệp đạt từ 31% trở lên.
Trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Chủ trương duy trì và phát triển các ngành nghề đã có: tiếp tục quy hoạch vùng sản xuất vật liệu xây dựng, đẩy mạnh phát triển các nghề cơ khí, sửa chữa, mộc, nề, may mặc…Mở rộng các nghề mới đưa vào sản xuất – những nghề trong năm qua đang có khả năng phát triển như: nghề ươm tơ, dệt in hoa trên vải, làm hương xuất khẩu…; tiếp tục chỉ đạo xây dựng quy hoạch các cụm công nghiệp Thị trấn Hồ, Thanh Khương, Xuân Lâm. Chủ động quan hệ tìm đối tác, có cơ chế khuyến khích đầu tư đồng thời đề nghị Tỉnh tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng: điện, giao thông… và các điều kiện khác để tiếp nhận một số dự án, xây dựng các cơ sở sản xuất, tạo việc làm cho người lao động. Gắn quy hoạch phát triển ngành nghề, cụm công nghiệp với quy hoạch bảo vệ môi trường; đề nghị Tỉnh đầu tư khôi phục sản xuất giấy của công ty Giấy Thuận Thành; tiếp tục chỉ đạo thực hiện chương trình cơ giới hố nơng nghiệp, nơng thơn trọng tâm là khâu làm đất, vận chuyển, chế biến nông sản. Phấn đấu đến năm 2005 cơ bản các khâu trên được cơ giới hoá. Phấn đấu đến năm 2005, đạt giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 114.915 triệu đồng (giá cố định năm 1994), bằng 185% so với năm 2000.
Về dịch vụ: Huyện có kế hoạch đầu tư xây dựng cảng Bến Hồ, các trung tâm thương mại dịch vụ (Hồ, Dâu, Trạm Lộ) đồng thời quan tâm phát
triển hệ thống chợ nông thơn, các điểm thương mại, dịch vụ ở thơn xóm, từng bước hình thành các hợp tác xã dịch vụ thương mại ở cơ sở; tranh thủ các nguồn vốn để đầu tư nâng cấp đồng thời làm tốt công tác quản lý khai thác giá trị của các di tích lịch sử văn hố trọng tâm là các khu di tích Dâu – Luy Lâu – Bút Tháp – Kinh Dương Vương, phấn đấu đến năm 2005, doanh thu từ các hoạt động dịch vụ thương mại đạt 224.650 triệu đồng (giá hiện hành) bằng 16% so với năm 2000.
2. Tập trung phát huy nguồn lực trong nhân dân để đầu tư cho xây dựng kế cấu hạ tầng nhằm từng bước tạo cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại phục vụ cho quá trình chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH. Cụ thể là: Tiếp tục phát triển giao thông nông thôn tập trung chỉ đạo nâng cấp các tuyến đường huyện, đường liên xã, liên thôn. Triển khai thực hiện dự án xây dựng đường Á Lữ - Dâu, tập trung vốn và tranh thủ đầu tư của trên để cải tạo nâng cấp đường bờ nam kênh bắc tuyến từ 283 đi quốc lộ 38 mới. Đề nghị tỉnh đầu tư nâng cấp các tuyến đường tỉnh: đường Ninh Xá – Cầu Gáy, TL 283 từ Hồ đi Bút Tháp và từ Song Liễu đi Lạc Đạo, TL 280 từ Hồ - Núi phấn đấu đến năm 2005 các tuyến đường của tỉnh, đường huyện và cơ bản các tuyến đường liên xã, liên thôn được nâng cấp, bảo đảm đi lại thuận lợi; triển khai thực hiện quy hoạch Thị trấn Hồ và khu trung tâm hành chính Huyện. Hồn thành xây dựng quy hoạch bãi rác thải, nghĩa trang nhân dân, cơng trình nước sạch thị trấn, từng bước xây dựng các đề án này ở các xã. Có kế hoạch để khởi cơng xây dựng trụ sở làm việc của HĐND-UBND Huyện, có nhà văn hố thiếu nhi tại địa điểm mới theo đúng quy hoạch. Chỉ đạo xây dựng trụ sở làm việc của Viện kiểm sát nhân dân huyện, Phịng Tài chính – Kế hoạch, Bưu điện, Ngân hàng, tiếp tục chỉ đạo việc kiên cố hoá các trường học, trạm y tế ở những cơ sở còn lại; thường xuyên tu bổ, nâng cấp hệ thống lưới điện nông thôn đáp
ứng yêu cầu về điện cho sản xuất và sinh hoạt; phát triển mạnh hệ thống thông tin điện thoại phục vụ cho sản xuất, công tác và sinh hoạt.
3. Đẩy mạnh việc tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và làm tốt công tác quản lý. Đổi mới cơ cấu cây trồng, mùa vụ và công thức luân canh theo hướng mở rộng vụ hè và vụ đông, đổi mới cơ chế khuyến nông tập trung ưu tiên đầu tư cho việc phát triển các cây trồng, vật ni có sản lượng lớn, giá trị kinh tế cao và một số cây trồng vật nuôi mới đưa vào sản xuất.; mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động và nâng cao chất lượng, hiệu quả của các HTX. Trước mắt cần tiến hành rà soát phương án sản xuất kinh doanh của các HTX đã có, tăng cường cơng tác quản lý Nhà nước đối với các thành phần kinh tế trên cơ sở chính sách pháp luật, đảm bảo cho các thành phần kinh tế phát triển mạnh và đúng hướng.
4. Có biện pháp tích cực nhằm khai thác, mở rộng thị trường tiêu thụ nơng sản hàng hố và các sản phẩm công nghiệp. Trước mắt là làm tốt công tác dự báo, thông tin về thị trường, gắn sản xuất với chế biến để đáp ứng nhu cầu nội địa, từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Các cơ sở sản xuất cần chủ động quan hệ ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các ngành, các cơ sở chế biến nông sản, xuất khẩu trong và ngồi tỉnh, có chính sách khuyến khích đối với các HTX, các tập thể và cá nhân làm dịch vụ tiêu thụ hàng hoá lương thực, thực phẩm.
5. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, công an từ cơ sở, tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội.
6. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền và hoạt động của các đoàn thể nhân dân. Đảm bảo hoạt động đồng bộ của bộ máy Đảng – Chính quyền – Đồn thể tạo nên phong trào thi đua sơi nổi của
quần chúng từ cơ sở. Coi trọng tổng kết các điển hình tiên tiến, động viên khen thưởng kịp thời để nhân ra diện rộng”. [2, tr. 26-27].
7. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, công an từ cơ sở, tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội.
8. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền và hoạt động của các đoàn thể nhân dân. Đảm bảo hoạt động đồng bộ của bộ máy Đảng – Chính quyền – Đồn thể tạo nên phong trào thi đua sơi nổi của quần chúng từ cơ sở. Coi trọng tổng kết các điển hình tiên tiến, động viên khen thưởng kịp thời để nhân ra diện rộng”. [2, tr. 26-27].
Với những chủ trương trên, Đảng bộ huyện Thuận Thành đã thể hiện nhận thức tương đối toàn diện những quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế-xã hội nói chung và chủ trương đẩy mạnh chuyển dịch CCKT nói riêng. Đây là cơ sở để chính quyền, ngành, địa phương trong tỉnh đẩy mạnh chuyển dịch CCKT trong những năm tiếp theo.
2.1.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện chuyển dịch CCKT từ năm 2000 đến năm 2005
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đưa ra định hướng “phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá. Nâng cao chất lượng và hiệu quả phát triển kinh tế, tăng sức cạnh tranh. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư dựa trên cơ sở phát huy các thế mạnh và các lợi thế so sánh của đất nước…” [24, tr. 26]. Quán triệt và vận dụng Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVI khẳng định mục tiêu chủ yếu đến năm 2005 là “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp-xây dựng cơ bản và dịch vụ, đến năm 2005 tỷ trọng nông nghiệp chiếm 26,6%, công nghiệp-xây dựng cơ bản 45,1%, dịch vụ chiếm 28,3%” [10, tr. 51].
Bám sát phương hướng, mục tiêu mà Đại hội Đảng lần thứ IX và Đảng bộ Tỉnh đề ra, Huyện uỷ đã tổ chức chỉ đạo tiến hành chuyển dịch CCKT theo hướng HĐH.
Trong NN, do đặc điểm trên 90% số dân sống ở nông thôn và hơn 80% số lao động là lao động NN, nên Đảng bộ huyện xác định “Nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. Đi đôi với quá trình giảm tỷ lệ tương đối giá trị ngành nông nghiệp, phải giữ được mức tăng trưởng tuyệt đối của ngành bình quân 5%/năm”. Đối với ngành trồng trọt, lãnh đạo huyện chỉ đạo việc lập kế hoạch sản xuất hàng năm một cách chi tiết, cụ thể, đặc biệt là việc quy vùng sản xuất; mạnh dạn chuyển một phần diện tích lúa khơng hiệu quả hoặc hiệu quả thấp sang trồng cây ăn quả, hoa, cây cảnh hoặc nuôi trồng thủy sản nhằm phát huy thế mạnh của từng vùng, đảm bảo sự phát triển đồng đều giữa các khu vực, tạo ra sản phẩm hàng hố mang tính cạnh tranh trên thị trường. Các vùng được quy hoạch như sau:
- Vùng lúa trọng điểm gồm các xã: An Bình, Trạm Lộ, Gia Đơng, Ninh Xá, Nghĩa Đạo, Nguyệt Đức.
- Vùng cây ăn quả (nhãn, vải thiều) gồm các xã: Gia Đơng, Thanh Khương, Trí Quả, Đình Tổ.
- Vùng cây cơng nghiệp:
+ Lạc, đậu tương gồm các xã: Hà Mãn, Ngũ Thái, Xuân Lâm, Song Liễu, Thanh Khương, Gia Đông.
+ Vùng đay, dâu tằm: Hồi Thượng Song Hồ, Đình Tổ, Đại Đồng Thành.
Song song với việc quy hoạch vùng sản xuất, Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện tích cực chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu giống có năng suất, chất lượng cao, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ cho phù hợp. Tăng diện tích sản xuất lúa hàng hoá (tám thơm, tẻ thơm). Tích cực chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu mùa vụ theo
hướng tăng diện tích lúa trà xuân muộn, mùa sớm, mùa chính vụ, giảm diện tích xuân sớm, mùa muộn. Đồng thời chỉ đạo cung ứng giống lúa mới có năng suất cao đưa vào sản xuất như: Q5, Khang Dân, lúa 2 dòng, các giống lúa thuần Trung Quốc. Đến năm 2005, diện tích lúa cho năng suất cao đã chiếm 85%. Điển hình trong cơng tác lãnh, chỉ đạo là Đảng uỷ xã An Bình đã động viên nơng dân “đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, tăng cường các biện pháp thâm canh tăng vụ, mở rộng diện tích vụ đơng xuân, chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ những giống có năng suất, sản lượng thấp, loại bỏ và thay thế bằng những giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao”. [11, tr. 163].
Lãnh đạo huyện chú trọng đầu tư cho công tác thủy lợi, tiếp tục chỉ đạo cứng hoá kênh mương, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất. Trong 5 năm 2001-2005, đã đầu tư 31,4 tỷ đồng để xây dựng trạm bơm sơng Khoai, cứng hố 24,6km kênh cấp 3 và 13,3 km kênh cấp 2, nạo vét, tôn tạo các kênh dẫn của trạm bơm Đại Đồng Thành, trạm bơm Nghi Khúc, bờ Bắc sông Đơng Cơi – Đại Quảng Bình.
Với chủ trương từng bước đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính nên sau khi có Nghị quyết Trung ương lần thứ 5 (khoá IX) về “Đẩy
mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001- 2010”, Thuận Thành đã tìm được lối ra tương đối rõ. Theo đó, lãnh đạo huyện
tập trung phát triển chăn nuôi bò cái sinh sản và bò thịt. Tiếp tục thực hiện chương trình cải tạo và phát triển đàn bị, đảm bảo tỷ lệ bò lai từ 60-70% tổng đàn; chỉ đạo điểm và từng bước nhân rộng chăn ni bị sữa theo mơ hình: mỗi hộ ni từ 2-4 con, mỗi xã từ 1-3 hộ, tập trung ở các xã giáp Gia Lâm-Hà Nội (Xuân Lâm, Hà Mãn, Trí Quả, Đình Tổ, Đại Đồng Thành). Ngoài ra, Huyện còn chỉ đạo quy vùng chăn ni lợn nạc; xây dựng các mơ hình chăn ni lợn, gia cầm với quy mô lớn, tập trung ở các xã: Trạm Lộ, An Bình, Ninh Xá, Gia Đông, Nghĩa Đạo, Mão Điền…Chú trọng nâng cao chất lượng
hiệu quả sản xuất cá giống ở Mão Điền đáp ứng nhu cầu của thị trường,