6. Dự kiến đóng góp của luận văn
1.3. Quá trình lãnh đạo chuyển dịch CCKT của Đảng bộ huyện Thuận
1.3.1. Chủ trương chuyển dịch CCKT của Đảng bộ huyện Thuận
năm 1996 đến năm 2000
Đảng bộ và nhân dân huyện Thuận Thành bước sang thời kỳ mới – thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ VIII trong điều kiện có nhiều thuận lợi: tình hình chính trị ổn định, Đảng bộ và nhân dân trong huyện có truyền thống đồn kết, thống nhất cao. Đội ngũ cán bộ nói chung được đào tạo cơ bản và ổn định, qua chỉ đạo đã tích lũy được một số kinh nghiệm. Tuy nhiên, vẫn cịn khơng ít khó khăn: cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, ngành nghề ít và cơng nghệ lạc hậu, cơ sở hạ tầng còn nhiều mặt yếu kém, nguồn vốn hạn hẹp, nền kinh tế phát triển chưa bền vững.
Để khắc phục những tồn tại trên, tháng 3 năm 1996, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Thuận Thành lần thứ XVIII được triệu tập. Vận dụng những quan điểm về phát triển kinh tế trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước của Đảng, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, Đại hội đã đề ra nhiệm vụ: “Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Phấn đấu đến năm 2000, tỷ trọng ngành nông nghiệp 62%, công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp 23%, dịch vụ 15%” [7, tr. 139]. Mục tiêu tổng quát được Đại hội đề ra trong nhiệm kỳ 1996-2000 là:
1. Tập trung phát triển nơng nghiệp tồn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và các thành phần kinh tế. Đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi, giao thông, đáp ứng từng bước yêu cầu nhiệm vụ cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Phấn đấu đến năm 2000, giá trị sản lượng nông công nghiệp đạt 66,5 tỷ đồng, trong đó nơng nghiệp: 50,5 tỷ đồng, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: 16 tỷ đồng. Tỷ trọng giữa nông nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 76-24.
trung tâm kinh tế.
3. Thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố, gắn sản xuất với chế biến để có sản phẩm hàng hố cạnh tranh trên thị trường.
4. Khai thác tiềm năng để phát triển du lịch, dịch vụ.
5. Đẩy mạnh phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, xây dựng làng văn hố, thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hố gia đình, xây dựng nơng thơn mới, thực hiện xố đói giảm nghèo.
6. Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội, tăng cường và đảm bảo vững chắc an ninh quốc phòng. Nâng cao chất lượng, hiệu quả của hệ thống chính trị trọng tâm là hướng về cơ sở và trên địa bàn dân cư’ [1, tr. 23- 24].
Để thực hiện mục tiêu này, Đại hội Đảng bộ đã đề ra hệ thống các giải pháp cụ thể. Đó là:
“1. Phát triển nơng nghiệp tồn diện, vững chắc trên cơ sở giữ ổn định về lương thực. Đồng thời phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và du lịch, tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, tăng dần tỷ trọng giá trị sản phẩm chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều việc làm. Phấn đấu đến năm 2000 tỷ trọng giá trị giữa trồng trọt và chăn nuôi trong nông nghiệp là 63-37.
2. Thực hiện tốt thu, chi, quản lý ngân sách theo quy định của pháp luật, đảm bảo công bằng xã hội. Phấn đấu giảm dần sự công trợ của Nhà nước, tự cấn đối ngân sách chi thường xuyên vào trước năm 2000.
3. Trong nội bộ ngành nông nghiệp, tiếp tục đổi mới cơ cấu giống cây trồng, công thức luân canh tăng vụ theo hướng sản xuất hàng hoá. Từng bước mở rộng diện tích vụ hè và vụ đồng. Đưa hệ số sử dụng ruộng đất lên 2,34 lần so vào năm 2000. Đối với ngành công nghiệp, cần xây dựng các khu trung tâm kinh tế vùng: Thị trấn Hồ, phố Dâu, Trạm Lộ và các khu trung tâm kinh
tế của từng xã. Tập trung vào các lĩnh vực: chế biến nơng sản thực phẩm (mì, đậu phụ, chế biến thức ăn gia súc), sản xuất hàng tiêu dùng, trước mắt phục vụ thị trường nội địa và từng bước có sản phẩm xuất khẩu. Phát triển dịch vụ xay sát, vận tải, sửa chữa cơ khí. Khơi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá; phát triển thương nghiệp, dịch vụ theo hướng mở rộng thị trường địa phương (chú trọng thị trường nông thơn), đồng thời hồ nhập với thị trường cả nước khai thác thị trường và hàng hoá của các tỉnh lân cận nhất là Hà Nội; củng cố thương nghiệp quốc doanh đảm bảo giữ vững vai trò chủ đạo trong việc cung ứng vật tư kỹ thuật và các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống, khuyến khích thương nghiệp ngồi quốc doanh phát triển đúng hướng nhất là lĩnh vực bán lẻ hàng hố thơng thường mà quốc doanh chưa có khả năng cung cấp. Tạo điều kiện để từng bước hình thành các hợp tác xã mua bán theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi ở những lĩnh vực, những cơ sở có điều kiện; xây dựng và thực hiện dự án phát triển du lịch nhằm khai thác tiềm năng của huyện, phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách thăm quan đồng thời tạo thêm việc làm mới và góp phần tăng thu cho ngân sách.
4. Tăng cường quản lý Nhà nước đối với các thành phần kinh tế trên cơ sở chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đảm bảo cho các thành phần kinh tế phát triển nhanh và đúng hướng, khắc phục có hiệu quả các biểu hiện tiêu cực.
5. Đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất tạo ra sự thay đổi vượt bậc trong việc nâng cao năng suất lao động, tăng nhanh nhịp độ cơng nghiệp hố, hiện đại hố và đơ thị hố trên địa bàn.
6. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng và quy hoạch cán bộ. Tăng cường cử cán bộ đi học các lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, chun mơn của Tỉnh và Trung ương; nâng cao năng lực, trình độ mọi mặt. Từ đó
hình thành một đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở có lập trường tư tưởng vững vàng, trung thành với sự nghiệp đổi mới, có phẩm chất tốt, có trình độ năng lực trong quản lý xã hội, quản lý kinh tế và những chuyên gia giỏi trong các ngành kinh tế kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới trong công cuộc đổi mới của Đảng” [1, tr. 24-25].