6. Dự kiến đóng góp của luận văn
1.2. Những căn cứ để xác định chuyển dịch CCKT ở huyện Thuận
1.2.3. Tình hình kinh tế huyện Thuận Thành trước năm 1996
Sau năm 1975, đất nước được hoàn toàn thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân huyện Thuận Thành cùng với nhân dân cả nước bước vào thời kỳ mới - thời kỳ cả nước quá độ lên CNXH, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Đây cũng là thời kỳ đất nước phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là về kinh tế. Cơ chế quản lý hành chính, tập trung, quan liêu, bao cấp đã kìm hãm sức sản xuất, làm cho nền kinh tế vốn đã lạc hậu nay càng thêm suy yếu trầm trọng. Cơ cấu kinh tế bất hợp lý: sản xuất nhỏ là chủ yếu, nông nghiệp-lâm ngư nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, công nghiệp và thủ công nghiệp nhỏ lẻ. Hậu quả là đời sống của các tầng lớp nhân dân gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng kinh tế-xã hội ngày càng gay gắt.
Trước tình hình đó, tháng 12 năm 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng được tiến hành tại thủ đô Hà Nội. Đại hội đã đề ra đường lối đổi mới đất nước một cách toàn diện. Đại hội lần thứ VI của Đảng đã đánh dấu bước chuyển quan trọng, có ý nghĩa chiến lược của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI và các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, Tỉnh uỷ và căn cứ vào tình hình thực tế địa phương, Huyện uỷ đã đề ra biện pháp thích hợp, tập trung lãnh đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV, XVI, XVII đề ra. Trong đó có mục tiêu “đầu tư cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh sản xuất vụ đông, phát triển chăn nuôi”.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV, XVI, XVII, Đảng bộ và nhân dân trong Huyện đã đạt được kết quả khá toàn diện trong việc thực hiện nhiệm vụ hàng đầu là tập trung phát triển nông nghiệp, giải quyết cấp bách vấn đề lương thực, thực phẩm. Cơ chế khoán mới theo Nghị quyết 10- NQ/TW của Bộ Chính trị đã tạo một luồng sinh khí mới, làm thay đổi nền kinh tế nông nghiệp nơng thơn cả nước nói chung và huyện Thuận Thành nói riêng. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp bước đầu được khắc phục. Tuy nhiên, CCKT vẫn tồn tại nhiều vấn đề bất hợp lý. Cơ chế quản lý mới có điểm chưa phù hợp với tình hình thực tế.
1.2.3.1. Tình hình các ngành kinh tế
a- Ngành kinh tế nông nghiệp
Cho đến năm 1995, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành nghề của huyện Thuận Thành. Huyện uỷ luôn xác định nông nghiệp là ngành sản xuất chính, tập trung mọi nguồn lực cho sản xuất nông nghiệp. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chiếm 79,9% trong tổng giá trị sản xuất, trong đó chăn ni chiếm 29,7%, trồng trọt chiếm 50,0%. Điều này thể hiện sự mất cân đối trong cơ cấu giữa các ngành kinh tế với nhau và ngay trong nội bộ ngành kinh tế nông nghiệp.
Ngành trồng trọt chiếm khoảng 70% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Tổng sản lượng quy thóc hàng năm đạt 39.964,7 tấn. Trong cơ cấu cây trồng, loại cây trồng chủ yếu của huyện là lúa, ngô, khoai, đỗ tương, lạc.
Trong các loại cây lương thực, cây lúa đóng vai trị chủ đạo. Năm 1995, tổng diện tích gieo trồng lúa là 11.398,5 ha, chiếm 76,5% tổng diện tích gieo trồng [2, tr. 32] với sản lượng lúa hàng năm vào khoảng 3.4224,7 tấn. Các cây trồng khác như cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây vụ Đông cũng khá phát triển. Trong đó cây cơng nghiệp tăng từ 818,5 (1992) lên 1.122,9 (1994), cây thực phẩm tăng từ 363,6 ha (1992) lên 543,86 ha (1994). Phong trào trồng cây
ăn quả, cây lấy gỗ, cải tạo vườn tạp trong gia đình có sự phát triển, một số vườn quả tập trung được cải tạo và sử dụng có hiệu quả hơn.
Năm 1995, trong tổng số diện tích đất gieo trồng, diện tích trồng cây lương thực của huyện vào khoảng 12.863,1 ha , chiếm 86,3%, diện tích cây cơng nghiệp và cây thực phẩm là 2033,7 ha, chiếm 13,7%.
Mặc dù diện tích gieo trồng của huyện khá lớn nhưng do trình độ canh tác cịn lạc hậu, khả năng thâm canh tăng vụ bị hạn chế, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và các loại giống cây trồng mới còn chậm nên ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng chung. Mặt khác, sản xuất nơng nghiệp cịn gặp nhiều khó khăn về thời tiết, bệnh rầy nâu bùng phát. Năm 1990, mưa to kéo dài làm ngập 200 ha, gây thiệt hại 1.200 ha lúa mùa, năng suất bình quân chỉ đạt 14 tạ/ha [7, tr. 130].
Ngành chăn nuôi chiếm tỷ lệ thấp trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Năm 1995 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 155,575 tỷ đồng [2, tr. 34], trong đó chăn ni đạt 46,764 tỷ đồng, chiếm 30,05%. Chăn nuôi thời kỳ này chưa được coi là một ngành sản xuất chính, mang tính tự cung tự cấp, chủ yếu để lấy sức kéo. Đến năm 1995, tồn huyện có 5.889 con trâu, bị, phần lớn được ni để phục vụ sản xuất nông nghiệp kết hợp với sinh sản tự nhiên. Tổng đàn lợn có 44.525 con, đàn gia cầm có 1308,9 con. Cũng do ảnh hưởng bởi yếu tố khách quan: giá cả lương thực thực phẩm trên thị trường luôn biến động nên sản lượng ngành chăn nuôi không ổn định: năm 1991: 3.110 tấn, năm 1994 là: 4.288 tấn nhưng đến năm 1995 sản lượng lại giảm còn: 3.570 tấn.
Nhìn chung, sản xuất nơng nghiệp sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ XVII đạt kết quả khá, cơ cấu nơng nghiệp đã có sự chuyển dịch và bước đầu tạo ra được sản phẩm hàng hố, góp phần từng bước cải biến cơ cấu kinh tế nông thôn. Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ
trọng cao trong cơ cấu ngành kinh tế. Mặc dù là ngành sản xuất chủ yếu nhưng chưa vững chắc. Chất lượng, cơ cấu giống chưa tốt và còn thiếu chủ động.
b- Ngành kinh tế CN và TCN
Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV, tháng 12/1986 đã xác định phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu trong những năm tiếp theo là: “đẩy mạnh sản xuất tiểu thủ công nghiệp, phát triển thêm mặt hàng mới, đồng thời chú ý đến các mặt hàng xuất khẩu”. Thực hiện nhiệm vụ Đại hội Đảng bộ huyện đề ra, CN và TCN đạt nhiều thành tựu. Trong điều kiện có nhiều khó khăn nhưng sản xuất ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp vẫn được duy trì, một số ngành nghề phát triển khá như: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản thực phẩm. Nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ được khôi phục, một số làng nghề được giữ vững như: đậu phụ ở Trà Lâm (xã Trí Quả), Nghi Khúc (xã An Bình), tranh, giấy màu ở Đơng Hồ (xã Song Hồ), đan lát ở Đông Côi. Giá trị sản phẩm CN- TCN tăng bình quân: 11,4%/năm. Năm 1993 đạt 8,3 tỷ đồng = 136% so với mục tiêu Đại hội và chiếm tỷ trọng 20,2% trong tổng giá trị sản phẩm năm 1995.
Bên cạnh những kết quả trên thì sản xuất CN-TCN chưa tương xứng với tiềm năng. Tốc độ phát triển CN-TCN và các làng nghề còn chậm, CN và TCN cịn mang tính chất nhỏ lẻ. Giá trị sản lượng CN và TCN vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế (năm 1986: 14,34%, năm 1987: 15%, năm 1988: 16%, năm 1995: 20,2%), sản xuất thủ cơng là chủ yếu. Ngồi sản xuất gạch, còn lại nhìn chung sản phẩm ít và phân tán, chưa có sản phẩm điển hình của địa phương.
c- Ngành kinh tế dịch vụ - thương mại
Sau đổi mới, hoạt động thương mại và dịch vụ đã bước đầu phát huy được vai trò và khả năng của các thành phần kinh tế phục vụ cho nhiệm vụ
phát triển kinh tế, xã hội, tạo thêm được việc làm, góp phần hình thành sự phân công lao động mới ở từng cơ sở. Thương nghiệp là ngành dịch vụ chủ yếu của huyện trong thời kỳ này, làm nhiệm vụ cung ứng vật tư, nguyên liệu, dịch vụ cho sản xuất, hàng tiêu dùng cho nhân dân và hàng cung cấp cho cán bộ, công nhân viên chức. Nhờ mạng lưới các HTX mua bán có mặt ở hầu hết các xã, các điểm nút giao thông quan trọng, ngành thương nghiệp đã đảm bảo cung ứng kịp thời vật tư nơng nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu, cơng cụ sản xuất, hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân, đồng thời thu mua nông sản thực phẩm cho Nhà nước. Mạng lưới các chợ có mặt ở khắp các địa phương, trong đó có hai khu chợ lớn, tập trung đông người mua bán là chợ Dâu và chợ Hồ. Hệ thống các chợ là nơi trao đổi bn bán hàng hố cho nhân dân trong vùng cũng như với nhân dân các địa phương thuộc các tỉnh lân cận. Thị trường nơng thơn được mở rộng, nhiều chợ xóm, chợ thơn được hình thành tạo thuận lợi hơn cho sản xuất và đời sống nhân dân. Các đơn vị chức năng như: Công ty vật tư nơng nghiệp, Trạm bảo vệ thực vật, Xí nghiệp thuỷ nơng trước đây phục vụ sản xuất nông nghiệp theo kế hoạch, nay chuyển sang làm dịch vụ, ký kết hợp đồng với các hợp tác xã hoặc từng hộ xã viên, giảm phiền hà trong mua bán vật tư.
Hạn chế lớn nhất của kinh tế thương mại – dịch vụ trước năm 1996 là sự chỉ đạo các hoạt động dịch vụ, nhất là công tác thuỷ lợi chưa đáp ứng được yêu cầu khiến sản xuất nơng nghiệp cịn chịu ảnh hưởng nhiều của úng lụt, hạn hán nên năng suất thấp. Công tác khuyến nơng đầu tư chưa có trọng điểm nên hiệu quả chưa cao. Các hoạt động dịch vụ chưa phát triển đa dạng, chủ yếu vẫn là thương nghiệp phục vụ sản xuất.
“Thuận Thành là một huyện đồng bằng, chủ yếu là đất phù sa cổ được bồi đắp từ sông Hồng, sông Đuống, sông Dâu mang theo và trầm lắng lại “ [6, tr. 8]. Phù sa ở đây có màu nâu tươi , kiềm yếu, thuận lợi cho việc trồng trọt. Hơn nữa, do sự bồi đắp của tự nhiên đã tạo cho địa hình của huyện Thuận Thành có độ nghiêng từ Tây Bắc xuống Đơng Nam. Nơi cao nhất ở phía Tây Bắc thuộc xã Đình Tổ, nơi thấp nhất ở phía Đơng Nam thuộc xã Trạm Lộ. Vùng chợ Dâu xưa là nơi trung tâm của huyện, cao từ 4-5m so với mực nước biển. Do cấu tạo địa hình và đặc điểm tự nhiên nên huyện chia thành hai vùng kinh tế rõ rệt:
- Vùng kinh tế thuần nông độc canh cây lúa gồm các xã thuộc vùng I của huyện và 11 xã vùng trong đê, có tổng diện tích đất tự nhiên khá lớn: 8.282,09ha , chiếm khoảng 69,18% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Đây là vùng có diện tích đất đai chủ yếu chỉ phù hợp với việc trồng cây lương thực. Do vậy, lúa là cây trồng phổ biến của vùng. Tuy nhiên, về điều kiện phát triển kinh tế, xã hội thì là vùng có nhiều thuận lợi do nằm ở vị trí trung tâm của huyện. Địa hình bằng phẳng, giao thơng đi lại dễ dàng và là nơi đóng trụ sở của các cơ quan, đơn vị trong Huyện.
Trong sản xuất NN, nhờ hệ thống nước tưới dồi dào với sông Bùi chảy từ Ninh Xá xuôi về cầu Đo, qua trạm bơm xã Nghĩa Đạo, xuống Cẩm Giàng, cũng là vùng nằm trong hệ thống cơng trình thủy lợi Bắc – Hưng – Hải được khởi công năm 1957, đất đai lại khá màu mỡ. Mặt khác, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mạnh dạn đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào thay thế dần các loại giống truyền thống như: CR203, DT10, P15… đã tạo nên sự nhảy vọt về năng suất, cụ thể là năng suất lúa từ 35 tạ/ha (1990) lên 43 tạ/ha (1991), lương thực bình quân đầu người đạt trên 500 kg/người/năm và là vùng sản xuất lương thực chính của huyện. Bên cạnh cây
lúa là loại cây trồng chính, cịn có các loại cây trồng khác như: ngô, khoai lang, cây rau vụ Đông (cải bắp, xà lách, cà chua, xu hào, hành, ớt…)
Chăn nuôi khá phát triển, đặc biệt là chăn nuôi lợn. Trong những năm từ 1991 đến 1995, với việc áp dụng chăn ni theo kiểu sản xuất hàng hố đã có nhiều hộ gia đình ni hàng chục con lợn một lứa theo lối CN. Ngoài đàn trâu cày kéo, nhiều hộ nơng dân đầu tư chăn ni trâu, bị, nhất là bò sinh sản, lấy thịt. Cơng tác phịng bệnh cho đàn gia súc được coi trọng, nhờ đó đã hạn chế đến mức thấp nhất nạn dịch bệnh lây lan, đảm bảo an toàn cho đàn gia súc. Mặc dù sản lượng cao nhưng tính chất sản xuất hàng hoá trong chăn ni cịn thấp, một số giống mới như giống lợn lai kinh tế chưa được phổ biến rộng rãi, các hộ gia đình chỉ coi đây là nghề phụ, phương thức chăn ni mang tính tự phát, chưa có mơ hình chăn ni tập trung.
Ngành sản xuất TTCN chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất của cả vùng với các ngành, nghề truyền thống như: nghề làm quang, nghề thợ mộc, chạm gỗ ở Ninh Xá, nghề sản xuất vật liệu xây dựng, nề, mộc ở Nghĩa Đạo, nghề đậu phụ ở Nghi Khúc (xã An Bình), nghề may mặc, thêu ren, thảm bẹ khơ, tre đan, làm đậu phụ (xã Trí Quả)
Về dịch vụ phục vụ sản xuất: thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, vùng đã tiến hành chuyển đổi và thành lập mới HTX dịch vụ nông nghiệp. Đây được coi là một hoạt động kinh doanh phục vụ sản xuất, cung ứng các yếu tố đầu vào của sản xuất. Tập thể hoá tổ chức dịch vụ vật tư thiết yếu đối với sản xuất và đời sống như: thuỷ lợi, phân bón, thuốc trừ sâu, giống cho sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ phần vốn ban đầu cho người nghèo, góp phần xố đói giảm nghèo cho các hộ nơng dân.
Từ khi tiến hành đổi mới, kinh tế của vùng có nhiều khởi sắc, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao. Bên cạnh những kết quả đó thì cơ cấu kinh tế của vùng trước năm 1996
còn mất cân đối, bao gồm cơ cấu giữa các ngành kinh tế với nhau và cả trong nội bộ từng ngành, CN chưa xuất hiện, tiểu TCN mang tính nhỏ lẻ. Nơng nghiệp cịn chưa quy hoạch thành từng vùng chuyên canh. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy hết tiềm năng sẵn có của vùng.
- Vùng ven sông Đuống gồm 5 xã và 1 thị trấn, có tổng diện tích đất tự nhiên: 3.688,92 ha, chiếm 30,82% tổng diện tích đất tự nhiên của tồn huyện. Đây là các xã có cơ sở hạ tầng thấp, lại ở xa trung tâm huyện lỵ, đất có độ dốc cao hơn so với các xã khác ở vùng giữa và Đông Nam nên điều kiện canh tác cũng như phát triển các ngành kinh tế khác tương đối khó khăn. Thế mạnh của vùng là trồng cây rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày như đậu tương, lạc, các cây lương thực như: ngơ, khoai lang…nhờ có quỹ đất phù sa màu mỡ do sơng Đuống bồi đắp. Đối với cây lúa cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Nhờ thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị về hồn thiện khốn sản phẩm cuối cùng đến hộ nông dân, nên nền kinh tế nơng nghiệp nơng thơn có bước phát triển, năng suất, sản lượng lúa tăng: Năm 1991, năng suất lúa đạt 101 tấn/ha, sản lượng đạt 3221,9 tấn, năm 1992, năng suất lúa tăng lên 10,5 tấn/ha. Tuy nhiên, do việc thực hiện chính sách Khốn 10 cịn bộc lộ một số nhược điểm, hạn chế, thời gian giao quyền sử dụng đất chưa được xác định, cách thức phân chia, khoán ruộng chưa hợp lý. Mặt khác, việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất gặp khó khăn, bởi tình trạng khốn hộ nên ruộng đất manh mún; q trình chỉ đạo một số việc khơng cương quyết, nên