Đổi mới đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình thực hiện chính sách tôn giáo của đảng đối với công giáo ở huyện xuân trường ( tỉnh nam định ) từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 39 - 49)

2.1. Quá trình đổi mới về đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà

2.1.3. Đổi mới đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta giai đoạn

đoạn 1997 – 2010

Trong thời gian này, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục thực hiện đổi mới chính sách tôn giáo theo nguyên tắc chung là:

Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo. Mọi công dân đều bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi trước pháp luật, không phân biệt người theo đạo hay không theo đạo, giữa các tín đồ tôn giáo khác nhau.

Đoàn kết đồng bào các tôn giáo và không theo tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân.

Các cá nhân và tổ chức tôn giáo đều phải tuân thủ theo hiến pháp, pháp luật. Nhà nước đảm bảo những hoạt động tôn giáo ích nước, lợi dân, phù hợp với nguyện vọng, lợi ích chính đáng của tín đồ và khuyến khích những giá trị văn hóa đạo đức tốt đẹp của tôn giáo.

Mọi hành vi lợi dụng hoạt động tôn giáo để làm mất trật tự an toàn xã hội, phương hại nền độc lập dân tộc, phá hoại chính sách đoàn kết toàn dân, chống lại nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây tổn hại các giá trị đạo đức, văn hóa, lối sống của dân tôc, ngăn cản tín đồ, chức sắc các tôn giáo thực hiện nghĩa vụ công dân đều bị xử lý theo pháp luật. Hoạt động mê tín bị phê phán và loại bỏ.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trân Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể, các tổ chức xã hội và các tổ chức tôn giáo có trách nhiệm làm tốt công tác tôn giáo vận động quần chúng và thực hiện đúng đắn chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước.

Sau gần 10 năm thực hiện Nghị quyết 24 - NQ/TW của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI), Đảng ta đã tổng kết, đánh giá những thành tựu và nêu rõ khuyết điểm của quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách tôn giáo trong thời gian qua, đồng thời Bộ Chính trị ra Chỉ thị 37 - CT/TW ngày 02 - 7 - 1998 về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới. Chỉ thị vẫn nhất quán các nguyên tắc đã được khẳng định ở các văn bản trước đó, cụ thể là: Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo của công dân; Đoàn kết gắn bó đồng bào theo các tôn giáo và không tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân; Mọi cá nhân hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật; Mọi hành vi lợi dụng tôn giáo làm mất

trật tự an toàn xã hội, phương hại nền độc lập dân tộc, phá hoại khối đại đoàn kết,… đều bị xử lý theo pháp luật; Công tác tôn giáo phải vừa quan tâm giải quyết hợp lý nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng, vừa kịp thời đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo để phá hoại sự nghiệp cách mạng; Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng; Công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo.

Trong Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), Đảng ta tiếp tục khẳng định những quan điểm đã được nêu ra trong các thời kỳ Đại hội trước, đồng thời bổ sung thêm một số điểm mới: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Chăm lo phát triển kinh tế, văn hóa, nâng cao đời sống của đồng bào. Đồng bào theo đạo và các vị chức sắc tôn giáo có nghĩa vụ làm tròn trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc, sống “tốt đời, đẹp đạo”, phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hóa, đạo đức của tôn giáo, từng bước hoàn thiện luật pháp về tín ngưỡng, tôn giáo… Nghiêm cấm lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để kích động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia” [12, tr. 128]

Tự do tín ngưỡng, tôn giáo cũng là một trong những quyền nhân thân cơ bản của công dân, được đề cập trong Bộ luật Dân sự, được bảo vệ bằng pháp luật và được cụ thể hoá bằng các văn bản quy phạm pháp luật. Sau 5 năm thực hiện Nghị định số 26/1999/NĐ-CP, ngày 19 - 4 - 1999 về các hoạt động tôn giáo đã được thay thế bằng Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá IX thông qua ngày 18 - 6 - 2004 và chủ tịch nước Trần Đức Lương ký lệnh công bố ngày 29 - 6 - 2004. Có thể nói, Pháp lệnh về tín ngưỡng, tôn giáo là một văn bản pháp lý quan trọng, chứa đựng những quan điểm mới của Đảng ta về vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng.

Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo ra đời là một minh chứng, một bước tiến và một lần nữa khẳng định nguyên tắc nhất quán trong chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam là tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Chủ trương trên của Đảng đã được đông đảo nhân dân, đặc biệt là đồng bào có đạo hưởng ứng, tăng thêm niềm tin vào con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng và Nhà nước.

Như vậy, chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam và của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Viêt Nam trước hết là đoàn kết dân tộc, đoàn kết người có tôn giáo với nhau, đoàn kết người khác tôn giáo với nhau, đoàn kết người có tôn giáo với người không có tôn giáo với nhau, cùng nhân dân cả nước thực hiện mục tiêu “Độc lập thống nhất, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Sau 13 năm thực hiện chính sách đổi mới đối với tôn giáo, tổng kết thực tiễn, đồng thời xem xét những vấn đề mới nảy sinh, bối cảnh trong nước và thế giới có nhiều biến đổi quan trọng, ngày 12 - 3 - 2003, Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) đã ban hành Nghị quyết số 25 - NQ/TW về công tác tôn giáo. Văn kiện đã trở thành nền tảng chính sách của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo trong thời kỳ đổi mới.

Tự do tín ngưỡng, tôn giáo cũng là một trong những quyền nhân thân cơ bản của công dân, được đề cập trong Bộ luật Dân sự, được bảo vệ bằng pháp luật và được cụ thể hoá bằng các văn bản quy phạm pháp luật. Sau 5 năm thực hiện Nghị định số 26/1999/NĐ-CP, ngày 19 - 4 - 1999 về các hoạt động tôn giáo đã được thay thế bằng Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá IX thông qua ngày 18 - 6 - 2004 và chủ tịch nước Trần Đức Lương ký lệnh công bố ngày 29 - 6 - 2004. Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo gồm 6 chương, 41 điều. So với Nghị định 26/NĐ – CP (19-4-1999) của Chính phủ và các quy phạm pháp luật về tôn giáo trước đây, Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo được bổ sung thêm nhiều điểm mới, cụ thể là:

Những quy định mới trong pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến lợi ích chính đáng của đồng bào có đạo, đảm bảo quyền tự do tín

ngưỡng, tôn giáo của công dân. Đồng thời của thể hiện thái độ rõ rang, dứt khoát đối với mọi hành vi vi phạm pháp luật về tôn giáo như: xâm phạm các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, ép buộc công dân theo tôn giáo hoặc bỏ tôn giáo mà họ tin theo hoặc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thi hành quyền và nghĩa vụ công dân, hoạt động mê tín dị đoan va thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Với những điều khoản mới, Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo thể hiện sự tương thích với luật pháp quốc tế, điều chỉnh lĩnh vực hoạt động tôn giáo và quyền con người, nhất là những điều ước mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc gia nhập trong đó có Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị; đồng thời là bước tiến quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ ổn định, bền vững giữa Nhà nước và các tổ chức tôn giáo.

Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo ra đời tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong việc điều chỉnh lĩnh vực tín ngưỡng tôn giáo, thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với tôn giáo bằng pháp luật.

Ngày 1/3/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 22/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo. Nghị định này đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, đồng thời là một trong những công cụ hữu hiệu cho công tác quản lý có hiệu lực cao hơn, đạt hiệu quả tốt hơn.

Tổng kết lại có thể thấy, những đổi mới trong nhân thức, đường lối, chính sách ctôn giáo của Đảng và Nhà nước trong những năm từ 1997 đến năm 2005 thực sự là những thành tựu bước đầu rất đáng ghi nhận, đáp ứng nguyện vọng xứng đáng của nhân dân. Tự đó củng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đem lại tinh thần phấn khởi cho đồng bào có đạo. Với những đổi mới liên tục được bổ sung trong đường lối chính sách tôn giáo làm cho chính sách ngày càng phù hợp với đời sống tôn giáo và đáp ứng nhiều hơn nhu cầu tôn

giáo của nhân dân làm cho các tín đồ yên tâm, tin tưởng và hăng hái thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần vào công cuộc đổi mới, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tiếp tục thực hiện những quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước, Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản toàn quốc lần thứ X tại Hà Nội của Đảng (4 - 2006) đã đưa ra mục tiêu và phương hướng tổng quát của 5 năm 2006 - 2010 là: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; sớm đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

Về tôn giáo và công tác tôn giáo, trong Văn kiện Đại hội X, Đảng ta nêu lên một số quan điểm cơ bản sau:

Trước hết, Đảng ta coi “đồng bào các tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc”.

Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo và đa dân tộc. Đồng bào theo tôn giáo chiếm khoảng 25% dân số cả nước. Họ thuộc các giai tầng, dân tộc và cư trú ở những vùng miền khác nhau, nhưng đều có trách nhiệm cùng toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng ta không chỉ chủ trương lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất Tổ quốc, phấn đấu làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng để gắn bó giữa đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân trong nước và định cư ở nước ngoài; mà còn kêu gọi mọi

người hãy xóa bỏ những mặc cảm, định kiến của quá khứ do thành phần giai cấp, xu hướng chính trị... Đảng không chỉ mong muốn toàn dân hãy tôn trọng, chấp nhận sự khác nhau về nhận thức, tư tưởng, chính kiến, khi sự khác biệt ấy không trái với lợi ích dân tộc; mà còn phát huy truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, hữu hảo, hòa đồng của văn hóa và tôn giáo Việt Nam. Giữ gìn truyền thống đoàn kết, khép lại quá khứ, hướng tới tương lai trên tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau giữa con người và con người vì sự ổn định chính trị và đồng thuận xã hội để phát triển là nhu cầu khách quan của giai đoạn lịch sử mới.

Hai là, Đảng ta khẳng định: “Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của nhân dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật”.

Chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng đã được nêu lên ở tất cả các kỳ Đại hội và nhiều văn bản của Đảng. Đại hội X về vấn đề này là sự kế thừa và tái khẳng định quan điểm của Đảng ở các kỳ Đại hội trước đó.

Ba là, nêu cao tinh thần “đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo”.

Với một quốc gia đa dân tộc và đa tôn giáo, vấn đề đoàn kết không chỉ cần thiết đặt ra giữa người có và không có tín ngưỡng, tôn giáo mà còn phải tăng cường đoàn kết giữa những người theo tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Quan điểm này cũng được Đảng ta tái khẳng định nhiều lần trong các văn kiện đại hội và các nghị quyết của Đảng về tôn giáo. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, khi Đảng ta chủ trương phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; khi các thế lực thù địch đang còn âm mưu phá vỡ khối đoàn kết tôn giáo, dân tộc, thì đoàn kết toàn dân trong đó có đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo để phát huy sức mạnh nội lực là rất cần thiết và có ý nghĩa riêng.

Đại đoàn kết toàn dân, trong đó có đoàn kết tôn giáo là nguồn sức mạnh, là động lực chủ yếu và là nhân tố quyết định bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc. Nghị quyết 25 của Ban Chấp hành Trung ương luôn nhấn mạnh yếu tố đoàn kết. Ngay trong lời phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã nhấn mạnh vấn đề đại đoàn kết dân tộc và tôn giáo. Nghị quyết 25 đã khẳng đinh rõ mục tiêu là: “Củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc”. Trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội X, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh lại nhấn mạnh yếu tố đoàn kết tôn giáo.

Bốn là, phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo.

Việc phát huy giá trị tốt đẹp về văn hóa và đạo đức của tôn giáo không chỉ góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đạo đức truyền thống mà còn ngăn ngừa được suy thoái đạo đức, sự du nhập xô bồ, tràn lan, thiếu chọn lọc của thứ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình thực hiện chính sách tôn giáo của đảng đối với công giáo ở huyện xuân trường ( tỉnh nam định ) từ năm 1997 đến năm 2010 (Trang 39 - 49)