Thực trạng mức độ biết về quyền được bảo vệ của cha mẹ trên địa bàn miền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về việc thực hiện quyền trẻ em của cha mẹ trên địa bàn miền núi tỉnh nghệ an (Trang 56 - 60)

Chƣơng 2 TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Thực trạng mức độ biết về quyền được bảo vệ của cha mẹ trên địa bàn miền

3.2.1. Thực trạng mức độ biết về quyền được bảo vệ của cha mẹ trên địa bàn miền núi tỉnh Nghệ An miền núi tỉnh Nghệ An

Để tìm hiểu mức độ biết của cha mẹ về quyền trẻ em được quy định trong công ước quốc tế về quyền trẻ em, chúng tôi tiến hành khảo sát mức độ tiếp cận của cha mẹ đối với quyền bảo vệ và thu được kết quả như sau:

Biểu đồ 3.1 : Mức độ biết của cha mẹ về quyền được bảo vệ 1.8% 47.2% 42.7% 8.2 Chưa biết gì Biết sơ qua Biết khá nhiều Biết rất rõ

Từ biểu đồ trên có thể nhận thấy, phần lớn cha mẹ đã biết đến quyền được bảo vệ của trẻ em. Có 47.2% cha mẹ được hỏi trả lời rằng mình biết sơ qua về quyền trẻ em, 42.7 % biết khá nhiều. Tương đối ít cha mẹ biết rất rõ về quyền bảo vệ (8.2%) và chỉ có tỉ lệ rất nhỏ cha mẹ hoàn toàn chưa nghe nói đến quyền bảo vệ của trẻ em (1.8%).

Điều này cho thấy, hầu hết cha mẹ đã từng được nghe, đọc hoặc nhắc đến quyền được bảo vệ của trẻ. Để tìm hiểu kĩ hơn cha mẹ biết về quyền bảo vệ ở mức độ như thế nào, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu một số người với câu hỏi “ Anh chị biết gì về quyền được bảo vệ của trẻ em” và nhận được những câu trả lời như sau:

“Tôi thấy trên ti vi cũng thỉnh thoảng nói về quyền bảo vệ của trẻ em nhưng tôi không rõ lắm chỉ biết rằng trẻ em cần được bảo vệ khỏi những tác động xấu từ bên ngoài đến các con” (Chị P.T.N, 46 tuổi, buôn bán, Xã Thọ Hợp huyện Qùy Hợp).

“Vì trẻ con còn bé chưa tự bảo vệ được bản thân mình nên phải đưa ra quyền được bảo vệ để trẻ được sống an toàn hơn”( Chị T.T.L, 35 tuổi, nông dân, xã Châu Quang – huyện Qùy Hợp).

Như vậy, dựa vào kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu, chúng tôi nhận thấy đa số phụ huynh đã được biết đến quyền được bảo vệ của trẻ em. Mặc dù sự nhận biết này còn mơ hồ và khá sơ sài nhưng đây cũng là một tín hiệu đáng mừng để đánh giá được thực trạng nhận thức của cha mẹ về nhóm quyền được bảo vệ của trẻ tại địa bàn nghiên cứu.

3.2.2. Thực trạng mức độ hiểu về quyền được bảo vệ của cha trên địa bàn miền núi tỉnh Nghệ An.

Kết quả khảo sát cha mẹ hiểu như thế nào được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.3: Thực trạng mức độ hiểu của cha mẹ về quyền được bảo vệ của trẻ em

Nội dung quyền được bảo vệ của trẻ em ĐTB SD

1. Được giữ gìn bản sắc dân tộc. 2.43 0.75976

2. Được cung cấp và tiếp nhận thông tin. 2.70 0.53415 3. Không bị buộc cách ly khỏi cha mẹ (trừ trường hợp vì lợi

ích tốt nhất của trẻ).

2.70

0.55106

4. Không chịu sự can thiệp tùy tiện hay bất hợp pháp vào việc riêng tư.

2.27

0.72831

5. Được tự do tư tưởng và tự do tín ngưỡng. 2.46 0.65912 6. Được hưởng an toàn xã hội gồm bảo trợ xã hội và các biện

pháp cần thiết khác.

2.91

0.33543

7. Được bảo vệ chống lại mọi hình thức lạm dụng, bóc lột về tình dục, về kinh tế, bị bắt cóc, mua bán, phải lao động có hại cho sự phát triển của trẻ.

2.91

0.36174

8. Được phát triển sức khỏe và thể lực. 2.89 0.34122 9. Được bảo vệ chống lại việc sử dụng ma túy hay bị lôi kéo

vào việc sản xuất, buôn bán ma túy.

2.81

0.49180

10. Được trình bày quan điểm của mình về các vấn đề trong cuộc sống.

2.84

0.39555

tước quyền tự do bất hợp pháp.

12. Được bảo vệ không phải tham gia chiến sự khi chưa đủ 15 tuổi.

2.76

0.48703

ĐTB chung 2.72

Kết quả bảng trên cho thấy: cha mẹ có nhận thức cao về tất cả các nội dung của quyền được bảo vệ. Cụ thể:

Hai nội dung: “Được hưởng an toàn xã hội gồm bảo trợ xã hội và các biện pháp cần thiết khác” “Được bảo vệ chống lại mọi hình thức lạm dụng, bóc lột về tình dục, về kinh tế, bị bắt cóc, mua bán, phải lao động có hại cho sự phát triển của trẻ” là 2 nội dung được đồng tình nhiều nhất và đều có ĐTB = 2.91. Điều này cho thấy, vấn đề mà đa số cha mẹ quan tâm nhất về việc thực quyền bảo vệ của trẻ đó là đảm bảo cho trẻ được hưởng an toàn và tránh xa sự bóc lột, lạm dụng, những yếu tố gây hại đến sự phát triển của trẻ.

“Được bảo vệ khỏi sự tra tấn, đối x , trừng phạt độc ác, bị tước quyền tự do bất hợp pháp” (ĐTB = 2.90); “Được phát triển sức khỏe và thể lực” (ĐTB= 2.89) cũng được cha mẹ nhận thức ở mức độ cao.

Lần lượt các nội dung: Được bảo vệ chống lại việc s dụng ma túy hay bị lôi kéo vào việc sản xuất, buôn bán ma túy (ĐTB = 2.81); Được bảo vệ không phải tham gia chiến sự khi chưa đủ 15 tuổi (ĐTB = 2.76); Không bị buộc cách ly khỏi cha mẹ (ĐTB = 2.70) cũng được cha mẹ hiểu khá rõ. Điều này cho thấy cha mẹ nhận thức về quyền trẻ em khá đầy đủ, bao gồm cả sự bảo vệ cơ bản như không bị tra tấn bạo hành, được phát triển sức khỏe và cả những quyền rộng hơn như không bị cách ly khỏi bố mẹ, không phải tham gia chiến sự…

Hai nội dung: “Được giữ gìn bản sắc dân tộc” (ĐTB = 2.43) và “Quyền không chịu sự can thiệp tùy tiện hay bất hợp pháp vào việc riêng tư” (ĐTB = 2.27) tuy cũng đạt điểm trung bình cao nhưng lại thấp nhất trong số tất cả các nội dung trên. Điều này cho thấy cha mẹ không cảm thấy quyền được giữ gìn bản sắc dân tộc thể hiện quyền bảo vệ của trẻ.

Mặt khác, trong câu hỏi khảo sát chúng tôi có đưa thêm một số nội dung không thuộc quyền bảo vệ của trẻ em, tuy nhiên kết quả thu được lại cho thấy cha mẹ nhận thức các nội dung này thuộc quyền bảo vệ ở mức cao. Cụ thể: Được trình bày quan điểm của mình về các vấn đề trong cuộc sống (ĐTB= 2.84); Được cung cấp và tiếp nhận thông tin (ĐTB = 2.70); Được tự do tư tưởng và tự do tín ngưỡng

(ĐTB = 2.46). Điều này cho thấy cha mẹ có sự nhầm lẫn trong việc xác định những nội dung cơ bản của quyền được bảo vệ. Sự nhầm lẫn này mặc dù không quá nghiêm trọng bởi đây cũng là nội dung của quyền trẻ em nói chung nhưng cũng cho thấy mức độ hiểu của cha mẹ về quyền được bảo vệ vẫn còn khá mơ hồ và chưa có sự phân biệt rõ ràng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về việc thực hiện quyền trẻ em của cha mẹ trên địa bàn miền núi tỉnh nghệ an (Trang 56 - 60)