Yếu tố khách quan ảnh hưởng đến nhận thức về việc thực hiện quyền trẻ em

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về việc thực hiện quyền trẻ em của cha mẹ trên địa bàn miền núi tỉnh nghệ an (Trang 86 - 112)

Chƣơng 2 TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về quyền trẻ em của cha mẹ trên địa bàn

3.4.2. Yếu tố khách quan ảnh hưởng đến nhận thức về việc thực hiện quyền trẻ em

quyền trẻ em của cha mẹ trên địa bàn miền núi tỉnh Nghệ An

a. Điều kiện kinh tế gia đình

Để tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của điều kiện kinh tế gia đình đến nhận thức của cha mẹ về quyền trẻ em, chúng tôi lựa chọn 1 số hành vi liên quan đến quyền bảo vệ và 1 số hành vi liên quan đến quyền tham gia của trẻ sau đó tiến hành khảo sát. Kết quả như sau:

Biểu đồ 3.8 So sánh điều kiện kinh tế gia đình với mức độ thực hiện quyền trẻ em của cha mẹ 2.382.44 2.53 2.6 2.332.4 2.64 2.8 1.66 1.83 2.32 2.45 1.65 1.67 1.16 1.02 1.32 1.56 1.67 1.77 1.26 1.51 1.32 1.54 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3

Trao đổi kiến thức giới tính

Chăm sóc sức khỏe cho con

Cho con tham gia hoạt động phát triển năng

khiếu

Buộc con lao động kiếm tiền

Can thiệp vào mối quan hệ của

con

Ngắt lời con

Nghèo Trung Bình Khá giả Giàu

Đối với những hành vi đảm bảo quyền trẻ em như: Trao đối kiến thức giới tính; Chăm sóc sức khỏe cho con cái; Cho con tham gia hoạt động phát triển năng khiếu, có xu hướng tang dần đều theo mức độ phát triển kinh tế của gia đình. Nhóm cha mẹ có điều kiện kinh tế nghèo và trung bình có xu hướng vận dụng thấp hơn các quyền này so với nhóm khá giả và giàu có. Điều này cho thấy, cha mẹ có điều kiện vật chất càng cao thì sự nhận thức về quyền trẻ em càng cao.

Tuy nhiên điều này lại không hoàn toàn đúng so với khảo sát một số hành vi vi phạm quyền trẻ em.

Với hành vi Để con tham gia lao động kiếm tiền, gia đình có điều kiện kinh tế nghèo và trung bình có xu hướng vận dụng nhiều hơn so với gia đình khá giả và giàu. Điều này tương đối dễ hiểu bởi với những gia đình khó khăn, việc để con cái tham gia lao động giúp đỡ bố mẹ đôi khi được coi là điều hiển nhiên.

ia đình nghèo nên các cháu đi làm kiếm tiền phụ giúp bố mẹ cũng là chuyện bình thường mà. Tôi không bóc lột sức lao động của con cái, cho nó làm trong phạm vi sức khỏe của nó thôi. Với cả con trai lớn rồi (15 tuổi), đi làm cho quen đi sau còn cáng đáng việc gia đình thay bố mẹ (Anh T.V.L, 49 tuổi, nông dân).

Tuy nhiên với hành vi can thiệp vào các mối quan hệ của con cái, cha mẹ có mức sống tốt hơn lại có xu hướng thực hiện nhiều hơn so với gia đình có kinh tế nghèo và trung bình. Hoặc với hành vi Ngắt lời khi con cái nêu ra ý kiến, nhóm cha mẹ có điều kiện kinh tế giàu và trung bình lại thực hiện nhiều hơn so với nhóm nghèo và khá giả.

Như vậy, có thể kết luận rằng yếu tố kinh tế gia đình cũng có tác động lớn đến nhận thức của cha mẹ về quyền trẻ em. Nhìn chung, gia đình có điều kiện kinh tế càng cao thì càng có điều kiện chăm lo hơn cho con cái về sức khỏe, đời sống văn hóa tinh thần so với các gia đình kinh tế kém hơn. Nhưng đồng thời, mức sống càng cao cha mẹ cũng lại càng khắt khe hơn với con cái, cụ thể là hạn chế quyền tham gia ý kiến và các mối quan hệ của con cái hơn.

ia đình em nếu so sánh với các bạn trong lớp thì tương đối khá giả. Bố mẹ luôn đáp ứng cho em những điều kiện tốt để ăn mặc, học tập, vui chơi. Điều khiến em không hài lòng nhất là mẹ em can thiệp quá nhiều vào sự riêng tư của em. Mẹ quản lý em chặt đến mức không cho em được chơi với các bạn nam vì sợ em yêu đương sớm, không cho em đi chơi xa với lớp vì sợ không an toàn, mẹ còn thường xuyên ngắt lời khi em bày tỏ nguyện vọng của mình khiến em rất buồn và cảm thấy không được tôn trọng (Em T.T.T.L 16 tuổi, THPT Qùy Hợp).

b. Các phương tiện thông tin đại chúng

Theo kết quả điều tra, khi được hỏi “Anh chị được tiếp cận các thông tin và kiến thức về quyền trẻ em thông qua những kênh nào”, chúng tôi nhận được kết quả sau:

Bảng 3.11: Kênh tiếp cận quyền trẻ em của cha mẹ

Kênh tiếp cận Số lượng

Phương tiện thông tin đại chúng (sách, báo, tivi, internet..)

76 69.1

Công tác tuyên truyền, vận động ở địa phương 34 30.9

Kết quả bảng trên cho thấy, phần lớn cha mẹ được tiếp cận với các kiến thức liên quan đến quyền trẻ em thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng (chiếm 69.1%). Bởi vậy, sức ảnh hưởng của truyền thông đến nhận thức của cha mẹ là rất lớn. Ở địa bàn miền núi tỉnh Nghệ An, người dân chưa có nhiều điều kiện để tiếp xúc với các phương tiện truyền thông hiện đại như mạng internet, bởi vậy mà cha mẹ được biết đến quyền trẻ em chủ yếu thông qua tivi, sách, báo, đài, một số cha mẹ thậm chí còn biết về quyền trẻ em thông qua chính con cái của họ. Tuy là vùng miền núi nhưng những năm gần đây, kinh tế của các xã ở huyện Qùy Hợp – Nghệ An cũng có những chuyển biến tích cực, cùng đó là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nên hầu hết mọi gia đình ở huyện cũng đã sắm sửa cho mình được tivi hoặc loa đài. Việc tiếp cận các kiến thức xã hội nói chung và kiến thức về quyền trẻ em nói riêng từ đây cũng được cải thiện và nâng cao hơn rất nhiều.

Con tôi đang học lớp 6. Về nhà nó đưa tôi quyển sách giáo dục công dân nói tôi đọc đi để biết con có những quyền gì rồi bảo bố mẹ phải thực hiện những quyền này cho con, không được xâm phạm những quyền này của con. Thế nên tôi cũng được biết nhiều chứ từ trước đến giờ chỉ biết lo cho con ăn, học khỏe mạnh là tốt rồi chứ không biết trẻ em cũng có nhiều quyền như thế. (Anh T.V.Đ, 40 tuổi – Xã Thọ Hợp – Qùy Hợp).

Ti vi, loa đài hay đưa tin về mấy vụ bạo hành trẻ em, tôi cũng hay quan tâm lắm. Tôi thấy những hành vi bạo lực với trẻ em là rất đáng lên án, vi phạm nghiêm trọng đến quyền trẻ em. Trẻ em cần được bảo vệ, chăm sóc, được yêu thương chứ không đáng phải bị như vậy. Việc đưa lên truyền hình những vụ việc đấy mình xem cũng thấy đau lòng lắm chứ, nhưng phải như vậy thì chúng tôi mới biết được, rồi cả xã hội mới quan tâm, mới lên án và đẩy lùi được những hành vi xấu đấy. (Ông N.V.V, 60 tuổi, cán bộ về hưu).

c. Công tác tuyên truyền vận động về vấn đề quyền trẻ em tại địa phương.

Yếu tố tiếp theo ảnh hưởng đến nhận thức của cha mẹ về quyền trẻ em chính là công tác tuyên truyền vận động về quyền trẻ em của các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương. Công tác tuyên truyền vận động về quyền trẻ em ở huyện Qùy Hợp được phòng Lao động thương binh và xã hội phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tiến hành thông qua hình thức tuyên truyền bằng văn bản, qua loa đài và thông qua các hoạt động cộng đồng.

Nhìn vào kết quả bảng 3.11, có thể thấy có 30.9% cha mẹ được hỏi trả lời rằng được tiếp nhận thông tin về quyền trẻ em thông qua công tác tuyên truyền vận động tại địa phương còn lại phần lớn thông tin nhận được là từ các phương tiện thông tin đại chúng.

Khi được hỏi về hiệu quả của công tác tuyên truyền vận động của địa phương về quyền trẻ em, có 62,5% cha mẹ đánh giá là chưa hiệu quả; 28.9% cho rằng khá hiệu quả và chỉ có 8.6% đánh giá rất hiệu quả. Điều này cho thấy, các cơ quan đoàn thể tại địa phương chưa thật sự chú trọng đến công tác tuyên truyền về quyền của trẻ em, hoặc nếu có thì hiệu quả tác động đến nhận thức của cha mẹ về quyền trẻ em chưa cao.

Các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về quyền trẻ em cũng như các văn bản pháp tuyên truyền từ trung ương, từ tỉnh đến huyện thì thuận lợi nhưng từ huyện với các xã gặp khó khăn, khó bàn giao vì không có người làm chuyên trách, điều kiện đi lại còn vất vả. Cô làm nhiệm vụ phụ trách các vấn đề về trẻ em từ 10/2014 đến nay. Công việc thì việc quá nhiều, nhiều khi không có thời gian để đọc văn bản. Ở Phòng Lao động chỉ 2 người làm công tác trẻ em, mỗi xã có 1 người. Số lượng cán bộ quá ít dẫn tới việc khó có thể làm tốt được nhiệm vụ tuyên truyền vận động. (Chị N.T.L – Cán bộ chăm sóc và bảo vệ trẻ em huyện Qùy Hợp).

Chúng tôi cũng cố gắng tổ chức các hoạt động như trao quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thăm khám cho trẻ em tàn tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, vừa là để giúp đỡ các em, vừa để tuyên truyền vận động bà con chung tay góp sức bảo vệ trẻ em. Tuy nhiên để thực hiện những hoạt động này cũng cần phải chờ có nguồn quỹ, có nhà tài trợ, không thể thường xuyên thực hiện được. Ngoài ra

thì trong quá trình tuyên truyền vận động người dân nâng cao nhận thức về quyền trẻ em, chúng tôi phối hợp với đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động vui chơi, liên hoan văn nghệ cho các em vào các ngày lễ tết như trung thu, ngày 1-6, phát động tháng hành động vì trẻ em. Tuy nhiên những hoạt động này cũng chỉ có thể thực hiện vào các dịp hè vì bình thường các cháu bận đi học. (Chị B.T.H – Cán bộ chăm sóc và bảo vệ trẻ em huyện Qùy Hợp).

Thỉnh thoảng trong các cuộc họp xóm, cán bộ xã cũng có đến tuyên truyền về quyền trẻ em. Nhưng họp hành thì nhiều vấn đề nên cũng chỉ lồng ghép vào được một phần thôi. Nhiều người đến muộn, hoặc không đi họp là coi như không biết gì. Tôi nghĩ nếu đã vận động về quyền trẻ em thì nên tổ chức một buổi riêng, có quy củ hơn, và phải quán triệt tất cả người dân đều phải tham gia (anh Phan Mạnh Hùng, 39 tuổi, cán bộ điện lực Qùy Hợp).

Những hoạt động tuyên truyền về Quyền trẻ em chủ yếu là lồng ghép, nội dung tuyên truyền còn chung chung, đặc biệt còn thiếu các lớp/khoá tập huấn, sinh hoạt chuyên đề về quyền trẻ em cho các cán bộ lãnh đạo. Vì thế, đội ngũ cán bộ không thể hiểu một cách cụ thể hay sâu sắc về vấn đề quyền trẻ em để có thể chuyển hoá thành những hành vi tích cực hơn, quyết liệt hơn. Từ đó mang lại những tác động mạnh mẽ đến nhận thức của tất cả mọi người dân nói chung và của cha mẹ nói riêng về việc thực hiện quyền trẻ em.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong chương này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát về thực trạng nhận thức chung của các bậc cha mẹ về việc thực hiện quyền trẻ em. Có thể nhận thấy đa số các bậc phụ huynh đã có khá nhiều hiểu biết về quyền trẻ em. Tuy nhiên những hiểu biết này vẫn chỉ dừng lại ở mức độ chung chung, bề nổi. Tìm hiểu sâu hơn về nhận thức của cha mẹ về quyền được tham gia và quyền được bảo vệ, nhận thấy các bậc phụ huynh nhận thức về quyền được bảo vệ cao hơn so với quyền được tham gia ở cả 3 mức độ biết, hiểu và vận dụng. Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát mức độ tương quan về việc vận dụng các hành vi đúng hay không đúng về quyền trẻ em giữa phụ huynh và trẻ, nhận thấy cũng có sự tương đồng.

Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về việc thực hiện quyền trẻ em của cha mẹ cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng như: độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn của cha mẹ, điều kiện kinh tế của gia đình, yếu tố truyền thông và các chính sách về trẻ em ở địa phương.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận.

Kết quả khảo sát cho thấy, nhìn chung đa số các bậc phụ huynh đã có nhận thức khá cao về quyền trẻ em:

- Đa số các bậc phụ huynh đã có khá nhiều hiểu biết về quyền trẻ em nói chung. Tuy nhiên những hiểu biết này vẫn chỉ dừng lại ở mức độ chung chung, bề nổi. Mặc dù cha mẹ cho rằng việc thực hiện quyền trẻ em là quan trọng và cần thiết song họ lại không thực sự nắm bắt rõ và cũng không dành nhiều thời gian để quan tâm, hiểu rõ các quyền của trẻ em. Bên cạnh đó vẫn còn 1 bộ phận các bậc cha mẹ hoàn toàn chưa biết gì, chưa hiểu gì về quyền trẻ em. Nhiều cha mẹ chưa xác định được đúng độ tuổi của trẻ em, cũng chưa hiểu rõ được các nội dung của quyền trẻ em.

- Nhận thức về việc thực hiện quyền bảo vệ trẻ em của cha mẹ trên địa bàn miền núi tỉnh Nghệ An khá cao ở cả 3 mức độ: biết, hiểu và vận dụng. Một số cha mẹ chưa biết và chưa hiểu rõ và sâu sắc về quyền bảo vệ, song sự vận dụng của cha mẹ đối với con cái của họ cũng khá tốt. Phần lớn các bậc cha mẹ đánh giá cao cũng như có mức độ vận dụng cao các nhóm quyền như: Cho trẻ được hưởng an toàn xã hội, được bảo vệ chống lại mọi hình thức lạm dụng, bóc lột về tình dục, về kinh tế, bị bắt cóc, mua bán, phải lao động có hại cho sự phát triển của trẻ; được phát triển thể chất và trí tuệ… Đồng thời, cha mẹ cũng lên án những hành vi xâm phạm đến sự an toàn của trẻ như: bị bóc lột sức lao động, đánh đập, bỏ rơi trẻ, để trẻ tiếp xúc với chất kích thích hoặc văn hóa phẩm bạo lực, đồi trụy… Những hành vi này cũng được cha mẹ áp dụng ở mức độ thấp với trẻ.

-Nhận thức của cha mẹ về quyền tham gia của trẻ em trên địa bàn miền núi tỉnh Nghệ An vẫn còn khá nhiều hạn chế. Mặc dù cha mẹ đã biết, hiểu và có sự vận dụng quyền tham gia của trẻ vào thực tế chăm sóc, bảo vệ và giáo dục con cái, song bên cạnh đó, họ vẫn áp dụng nhiều hành vi vi phạm quyền tham gia đối với con. Cha mẹ vẫn chỉ giới hạn quyền tham gia của trẻ là quyền được tôn trọng và tham gia ý kiến, tham gia các hoạt động mà chưa quan tâm nhiều đến vấn đề giao tiếp và tiếp nhận thông tin của trẻ. Nhiều hành vi vi phạm quyền tham gia của trẻ như: Ngắt lời và cấm đoán mỗi khi con cái nói ra ý kiến; Can thiệp vào các mối quan hệ của

con cái, hạn chế sự tiếp nhận thông tin mà trẻ quan tâm, hạn chế sự tham gia vào các hoạt động phát triển năng khiếu theo mong muốn của trẻ…So với quyền được bảo vệ, nhận thức về quyền tham gia của trẻ tại địa bàn miền núi Nghệ An thấp hơn. - Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về việc thực hiện quyền trẻ em của cha mẹ trên địa bàn miền núi tỉnh Nghệ An như: độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn của cha mẹ, điều kiện kinh tế của gia đình, yếu tố truyền thông và các chính sách về trẻ em ở địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm yếu tố chủ quan bao gồm: Nghề nghiệp, trình độ học vấn của cha mẹ và điều kiện kinh tế gia đình có ảnh hưởng nhiều nhất đến nhận thức của cha mẹ; yếu tố truyền thông tại địa phương tuy quan trọng nhưng chưa đạt được hiệu quả cao.

2. Kiến nghị

Từ kết quả nghiên cứu về lý luận, thực tiễn và đánh giá nhận thức về việc thực hiện quyền trẻ em của cha mẹ trên địa bàn miền núi tỉnh Nghệ An, đề tài đưa ra các kiến nghị nhằm góp phần nâng cao nhận thức của phụ huynh đối với việc thực hiện quyền trẻ em một cách thường xuyên và tích cực hơn như sau:

Đối với các bậc cha mẹ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về việc thực hiện quyền trẻ em của cha mẹ trên địa bàn miền núi tỉnh nghệ an (Trang 86 - 112)