Xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoàn thiện hoạt động thông tin thư viện tại trường đại học hà nội (Trang 37 - 41)

Nguồn lực thông tin được coi là bộ nhớ của nhân loại, là kho tàng văn hoá của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.

Nguồn lực thơng tin được coi là phần tích cực của tiềm lực thơng tin, đó là những nguồn tin được kiểm soát, tổ chức lại theo một cách thức nhất định để có thể truy cập, tìm kiếm, khai thác, sử dụng một cách thuận tiện nhất, đồng thời phục vụ các mục đích khác nhau trong hoạt động của thư viện.

2.1.1 Xây dựng và phát triển nguồn tin tại Thƣ viện Trƣờng Đại học Hà Nội

Hiện nay, TVĐHHN đang sở hữu một khối lượng vốn tài liệu đa dạng và phong phú. Với đặc thù là một trường đào tạo chuyên ngành về ngoại ngữ, do vậy phần lớn nguồn tài liệu của Thư viện là ngoại văn với nhiều thứ tiếng khác nhau như: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Hàn Quốc, tiếng Nhật, tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha… Ngồi ra cịn có nhiều tài liệu giáo trình bằng tiếng Việt để phục vụ cho bạn đọc trong q trình học tập tiếng nước ngồi.

Cụ thể như sau:

- Tài liệu truyền thống:

* Sách: Tổng số: 21.048 tên tài liệu; 32.271 số bản tài liệu Trong đó:

- Sách tiếng Việt:

- Sách ngoại văn:

Tổng số: 14.235 tên; 18.858 bản - Sách giáo trình:

Tổng số: 214 tên; 2.864 bản

- Sách chuyên ngành (phục vụ sinh viên khối chuyên ngành): Tổng số: 2.081 tên; 3.233 bản

* Luận án, luận văn, khóa luận: Tổng số: 1.579 tên; 2.294 bản

* Báo, tạp chí: Tổng số: 262 tên tạp chí khác nhau: 41.416 số; 58.147 tổng số bản.

- Tài liệu điện tử:

+ Cơ sở dữ liệu do Trung tâm xây dựng: CSDL thư mục sách: 35.108 Biểu ghi CSDL tồn văn báo, tạp chí: 1043 Biểu ghi CSDL toàn văn luận án, luận văn: 218 Biểu ghi CSDL âm thanh: 1.702 Biểu ghi

CSDL sách điện tử: 822 Biểu ghi

+ Cơ sở dữ liệu nước ngoài: Hiện nay Thư viện có CSDL các tạp chí trực tuyến về một vài lĩnh vực như quản trị kinh doanh và du lịch: Development Policy Review, International Journal Of Finance & Economics, International Review of Finance…; công nghệ thông tin: Computer Fraud & Security, Computer Law & Security Review, Computers & Security…; ngôn ngữ: ELT Journal, Langages, Langue Franỗaise, Le franỗais rt được người dùng tin quan tâm và thường xuyên truy cập. Thư viện có hướng dẫn cụ thể cho sinh viên trên Website và trên phịng máy để có thể truy nhập vào CSDL này.

Hiện nay, tài liệu trong Thư viện có các loại ngơn ngữ chính là: Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Đức, Tiếng Hàn Quốc, Tiếng Trung Quốc, Tiếng

Nga, Tiếng Tây Ban Nha… Tài liệu ngoại văn chiếm số lượng lớn trong việc phục vụ người dùng tin tại Thư viện, trong đó tài liệu tiếng Anh chiếm tỷ lệ cao nhất.

Tài liệu ngoại văn của Thư viện được tổ chức thành một kho riêng biệt phục vụ cho NDT. Trong kho tập trung nhiều tài liệu có giá trị được viết bằng nhiều thứ tiếng và thể hiện nhiều nội dung phong phú về văn hoá, phong tục tập quán, lễ nghi, ẩm thực, du lịch… của các quốc gia khác nhau.

Theo số liệu khảo sát ý kiến của NDT về loại hình tài liệu mà NDT xem là hữu ích nhất, có 79% NDT lựa chọn loại hình tài liệu là sách, 9.8% NDT lựa chọn loại hình báo-tạp chí, 3.8% lựa chọn luận văn, 3.7% lựa chọn đề tài nghiên cứu, 2.2% lựa chọn tài liệu trên mạng Internet; điều này cho thấy loại hình tài liệu là sách vẫn giữ vai trò quan trọng, được NDT đánh giá cao và xem đó là loại hình hữu ích nhất hỗ trợ việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy.

Loại hình tài liệu Lựa chọn (%)

Sách 79.0

Báo- tạp chí 9.8

Luận văn 3.8

Đề tài NCKH 3.7

File tài liệu nghe MP3 0.5

Tài liệu điện tử 0.5

Tài liệu trên mạng Internet 2.2

Tài liệu khác 0.5

Tài liệu hữu ích theo lựa chọn của người dùng tin 79.0 9.8 0.5 0.5 2.2 3.7 0.5 3.8 Sách Báo, tạp chí Luận văn Đề tài NCKH

File tài liệu nghe MP3 Tài liệu điện tử

Tài liệu trên mạng Internet Tài liệu khác

Biều đồ 2.1: Tài liệu hữu ích theo lựa chọn của ngƣời dùng tin

Do đó, khi xây dựng và phát triển nguồn tin tại Trường ĐHHN cần lưu ý đến nhu cầu và những loại hình tài liệu mà NDT mà lựa chọn.

2.1.2 Xây dựng và phát triển nguồn tin tại thƣ viện các Khoa

Hiện nay đang có số lượng lớn nguồn tài liệu lưu trữ tại thư viện các Khoa, cụ thể:

Tên kho Đầu ấn phấm Bản ấn phẩm

Khoa Anh 7 89 Khoa Hàn Quốc 2920 3929 Khoa Đức 897 2319 Khoa TBN 698 806 Khoa Pháp 649 758 Khoa Italia 604 675

Khoa Đại cương 381 429

Khoa Tại chức 151 177

Khoa QTKD - Du lịch 104 111

Khoa Giáo dục Thể chất 42 53

Khoa Ngữ văn Việt Nam 38 50

Khoa Việt Nam học 33 44

Bảng 2.1 Số liệu thống kê số lƣợng tài liệu lƣu trữ tại thƣ viện các Khoa

Nguồn tài liệu phục vụ tại thư viện các Khoa do các Khoa chủ động bổ sung từ nguồn mua hoặc nhận các nguồn tài trợ, các dự án liên kết...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoàn thiện hoạt động thông tin thư viện tại trường đại học hà nội (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)