Vài nét về khách thể nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dư luận xã hội về chất lượng đào tạo của các trường đại học ngoài công lập hiện nay (Trang 53 - 57)

CHƢƠNG 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Vài nét về khách thể nghiên cứu

2.3.1. Trường đại học dân lập Thăng Long

Đƣợc thành lập từ năm 1988, tiền thân là trung tâm dân lập Thăng Long, có trụ sở tại Trung Kính- Thanh Xuân- Hà Nội. Trƣờng đƣợc coi là một trong những cơ sở đào tạo ngoài công lập đầu tiên ở nƣớc ta. Những thành tựu đạt đƣợc của trƣờng trong quá trình xây dựng và phát triển đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho đất nƣớc trong hơn 20 năm qua. Đến nay, trƣờng đã có 6 khoa (công nghệ thông tin, toán tin, kế toán,

ngoại ngữ…) với hơn 6000 sinh viên, hơn 200 giảng viên bao gồm giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng. Trong điều kiện hội nhập quốc tế, trƣờng đại học dân lập Thăng Long đã bƣớc đầu có sự liên kết, đào tạo với các trƣờng đại học trong và ngoài nƣớc.

2.3.2. Trường đại học dân lập Đông Đô

Đƣợc thành lập năm 1994, có trụ sở tại số 8 Nguyễn Công Hoan- Ba Đình- Hà Nội. Hiện nay trƣờng có 13 khoa và một trung tâm, bao gồm các ngành đào tạo nhƣ Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông, Tài chính tín dụng, Ngoại ngữ, Quản trị kinh doanh….. Nhà trƣờng cũng đƣợc trang bị đầy đủ các phòng học, phòng thí nghiệm vật lý, hoá phân tích cùng hơn 200 máy vi tính có kết nối Internet phục vụ cho hoạt động dạy học. Đội ngũ giữ trọng trách trong nhà trƣờng gồm nhiều giáo sƣ, phó giáo sƣ, tiến sĩ, nhà giáo có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm. Điều này phần nào khẳng định chất lƣợng những giờ lên lớp của giảng viên trong nhà trƣờng.

2.3.3. Trường đại học dân lập Phương Đông

Trƣờng đại học dân lập Phƣơng Đông đƣợc thành lập năm 1994, trong bối cảnh nền giáo dục nƣớc nhà phải đổi mới, góp phần giải quyết mâu thuẫn giữa tài chính và chất lƣợng, huy động sự đóng góp tối đa của toàn xã hội cho sự phát triển nền giáo dục, đáp ứng nhu cầu về lao động chất lƣợng cao cho nền kinh tế xã hội phát triển trong khung cảnh hội nhập quốc tế.

Hiện nay nhà trƣờng có đầy đủ trƣờng lớp đáp ứng cho khoảng 10.000 ngƣời học với 400 sinh viên nội trú. Tính đến năm 2008, trƣờng hiện có 7 khoa, 27 ngành đào tạo bậc đại học, 3 ngành đào tạo bậc cao đẳng và 6 ngành đào đào trung cấp chuyên nghiệp. Nhà trƣờng có hai cơ sở, trong đó cơ sở chính đặt tại Trung Kính – Yên Hoà- Cầu Giấy., với 158 giảng viên cơ hữu cùng nhiều giảng viên thỉnh giảng ở các trƣờng, học viện có uy tín. Các khoa

trong nhà trƣờng bao gồm: Công nghệ thông tin, Quản trị doanh nghiệp, Công nghệ sinh học- Môi trƣờng, Cơ điện tử…

2.3.4. Trường đại học Đại Nam

Đƣợc thành lập vào cuối năm 2007, đóng tại thành phố Hà Đông, trƣờng hiện có 6 khoa với 7 ngành đào tạo, bao gồm: Thiết kế công trình và xây dựng, Kế toán, Tài chính ngân hàng, Tiếng Anh…. Đây là một trƣờng đại học theo loại hình tƣ thục, tuy mới đƣợc thành lập song trong những năm qua nhà trƣờng cũng thu hút một lƣợng đáng kể sinh viên theo học.

Trong giới hạn của đề tài, chúng tôi chọn khách thể nghiên cứu bao gồm: 1005 sinh viên năm thứ nhất và năm thứ 3 của 4 trƣờng đại học đã kể trên. Trong đó:

- Trƣờng đại học Dân lập Đông Đô: 250 sinh viên - Trƣờng đại học dân lập Phƣơng Đông: 260 sinh viên - Trƣờng đại học dân lập Thăng Long: 260 sinh viên - Trƣờng đại học Đại Nam: 235 sinh viên

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát 84 giảng viên và những ngƣời làm công tác giáo dục trong 4 trƣờng kể trên (gọi tắt là giảng viên). Cụ thể:

- Trƣờng đại học dân lập Đông Đô: 20 giảng viên - Trƣờng đại học dân lập Phƣơng Đông: 25 giảng viên - Trƣờng đại học dân lập Thăng Long: 21 giảng viên - Trƣờng đại học dân lập Đại Nam: 18 giảng viên Số lƣợng cụ thể nhƣ sau:

Sinh viên

Tên trường Mẫu SV năm T1 SV năm thứ 3

Giới tính Nam Nữ Nam nữ

ĐHDL Đông Đô 250 64 56 65 65 ĐHDL Phƣơng Đông 260 70 60 75 55 ĐHDL Thăng Long 260 70 60 63 67 ĐH Đại Nam 235 60 50 63 62 Toàn mẫu 1005 264 226 266 249 490 515

Giảng viên:

Tên trường Mẫu Nữ Nam

ĐHDL Đông Đô 20 10 10

ĐHDL Phƣơng Đông 25 12 13

ĐHDL Thăng Long 21 11 10

ĐH Đại Nam 18 11 7

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dư luận xã hội về chất lượng đào tạo của các trường đại học ngoài công lập hiện nay (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)