Các phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dư luận xã hội về chất lượng đào tạo của các trường đại học ngoài công lập hiện nay (Trang 51 - 53)

CHƢƠNG 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Bao gồm các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể sau:

- Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan nhằm làm rõ những vấn đề lý luận cần thiết của đề tài.

- Phƣơng pháp phân loại, hệ thống hoá lý thuyết nhằm sắp xếp các tri thức cho phù hợp với vấn đề nghiên cứu

Mục đích: Nhằm tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề, xây dựng cơ sở lý luận và công cụ nghiên cứu của đề tài.

Nội dung: Đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá những quan điểm cũng nhƣ những công trình của các tác giả trong và ngoài nƣớc có liên quan đến việc xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.

2.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

2.2.2.1. Phương pháp điều tra

- Mục đích: Đây là phƣơng pháp chính của đề tài thông qua hệ thống câu hỏi đã đƣợc soạn sẵn nhằm khảo sát thực trạng dƣ luận xã hội về chất lƣợng đào tạo của các trƣờng đại học ngoài công lập.

- Nội dung: Chúng tôi thiết kế hai bảng hỏi: M– 01 và M – 02.

M- 01 (dành cho sinh viên) gồm 12 câu hỏi, bao gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở.

M- 02 (dành cho giảng viên và cán bộ làm công tác giáo dục gồm 12 câu hỏi, bao gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở.

Nội dung 02 bảng hỏi gồm 7 phần:

+ Phần 1: Nhận định chung của khách thể về tình hình giáo dục đại học ngoài công lập

+ Phần 2: Dƣ luận của khách thể về nội dung chƣơng trình dạy học đại học của các trƣờng ngoài công lập hiện nay

+ Phần 3: Dƣ luận của khách thể về ngƣời dạy và phƣơng pháp dạy của các trƣờng đại học ngoài công lập hiện nay

+ Phần 4: Dƣ luận của khách thể về điều kiện vật chất phục vụ dạy học của các trƣờng ngoài công lập hiện nay

+ Phần 5: Dƣ luận của khách thể về ngƣời học và chất lƣợng học của các trƣờng đại học ngoài công lập hiện nay

+ Phần 6: Dƣ luận của khách thể về sản phẩm ra trƣờng của các trƣờng đại học ngoài công lập

+ Phần 7: Thông tin riêng của khách thể - Các bƣớc tiến hành:

+ Nghiệm viên nêu mục đích, yêu cầu và hƣớng dẫn sinh viên cách trả lời các câu hỏi một cách cụ thể.

+ Phát phiếu cho sinh viên, đề nghị ghi những thông tin cá nhân cần thiết lên phiếu.

+ Yêu cầu sinh viên trả lời trung thực, nghiêm túc các câu hỏi + Thời gian trả lời không quá 30 phút

+ Thu phiếu và xử lý số liệu

2.2.2.2. Phương pháp quan sát:

- Mục đích: Nhằm thu thập thêm thông tin về các vấn đề liên quan đến dƣ luận xã hội về chất lƣợng đào tạo của các trƣờng đại học ngoài công lập.

- Đối tƣợng quan sát: Quan sát thái độ, hành vi của sinh viên và giảng viên trong các giờ lên lớp, điều kiện cơ sở vật chất của các nhà trƣờng trong diện khảo sát.

2.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu

- Mục đích: Chúng tôi tiến hành trao đổi với các giảng viên, sinh viên, các cán bộ làm công tác giáo dục và một số cán bộ trong một số doanh nghiệp nhằm tìm hiểu các vấn đề sau:

+ Tìm hiểu về công tác xây dựng chƣơng trình đào tạo của nhà trƣờng + Vấn đề tuyển sinh, lấy đầu vào của nhà trƣờng

+ Tìm hiểu về tỉ lệ giảng viên có học hàm, học vị + Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trƣờng

+ Năng lực của sinh viên trong học tập và sau khi ra trƣờng

- Cách tiến hành: Tạo mối quan hệ thân tình, trao đổi trò truyện theo các nội dung đã chuẩn bị sẵn.

2.2.3. Phương pháp thống kê toán học

- Mục đích: Nhằm xác định những kết luận định lƣợng cho đề tài nghiên cứu.

Chúng tôi kiểm tra lại các phần trả lời của sinh viên để loại bỏ những phiếu không hợp lệ. Sau đó sử dụng công thức toán thống kê để xử lý số liệu của từng nội dung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dư luận xã hội về chất lượng đào tạo của các trường đại học ngoài công lập hiện nay (Trang 51 - 53)