Văn hóa ẩm thực khu vực Châ uÁ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác các giá trị văn hóa ẩm thực của thành phố hồ chí minh nhằm phát triển du lịch (Trang 32 - 38)

1.2.4 .Khai thác tài nguyên du lịch

1.3. Văn hóa ẩm thực của một số nƣớc trong khu vực và trên thế giới

1.3.1. Văn hóa ẩm thực khu vực Châ uÁ

Ẩm thực Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia rộng lớn với định hình tương đối phức tạp, hiểm trở cùng với sự phong phú với hơn 56 tộc người. Trong đó mỗi tộc người với địa hình cư trú khác nhau, hoạt động kinh tế từ đó hình thành những nền văn hóa ẩm thực khác nhau góp phần tạo nên một bức tranh ẩm thực Trung Hoa đầy màu sắc đa dạng về chủng loại, nguyên liệu, cách chế biến mỗi vùng mỗi miền đều có sự khác nhau. Người Trung Hoa rất xem trọng việc ăn uống, điều này dễ dàng nhận ra trong từng món ăn của họ, chúng hội đủ cả “vị” và “mỹ”. Người Việt Nam chúng ta có câu “ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật”, cũng đủ thấy cái thú vị khi thưởng thức món ăn của người Trung Hoa.

Với bề dày lịch sử và văn hóa phát triển, Trung Quốc đã trở thành cái nôi của nghệ thuật ẩm thực cả khu vực Châu Á, có ảnh hưởng sâu rộng đến ẩm thực chung của khu vực Châu Á. Ẩm thực Trung Hoa được coi là ẩm thực mang đậm nét Phương Đông. Nghệ thuật nấu ăn truyền thống của Trung Hoa đã phát triển qua

nhiều thế kỷ, qua từng triều đại và trở lên đa dạng, phong phú như ngày nay. Người Trung Quốc từ xưa đã lấy đạo Khổng là trung tâm của mọi suy nghĩ, hành động. Nghệ thuật ẩm thực Trung Hoa cũng dựa vào triết lý căn bản của đạo Khổng và thuyết cân bằng âm dương, và trong món ăn giữa các loại thực phẩm có sự tương tác với nhau tạo nên hương vị và các giá trị dinh dưỡng.

Kỹ thuật nấu nướng của người Trung Hoa không phức tạp. Hầu hết các món ăn Trung Hoa khơng địi hỏi q trình chế biến cơng phu và phức tạp. Tuy ẩm thực Trung Hoa không vượt qua ẩm thực Pháp về yêu cầu nhiệt độ hay sự phức tạp trong khâu chuẩn bị món ăn, nhưng chắc chắn ẩm thực Trung Hoa sẽ chiến thắng về sự phong phú và lạ mắt của các thành phần nguyên liệu trong món ăn. Người Trung Hoa rất thoáng trong việc lựa chọn và sử dụng những loại nguyên liệu thực phẩm mà lồi người có thể dùng để nấu ăn và làm đồ uống được. Nếu thứ gì đó

khơng gây hại cho sức khỏe thì họ sẽ có cách để chế biến chúng thật ngon như : tổ chim nhạn, bào ngư, rong biển, vi cá mập, hải sâm…

Văn hóa ẩm thực Trung Hoa đặc sắc và độc đáo bởi sự toàn vẹn trong suy nghĩ, sự kết hợp tinh tế giữa hương, sắc, vị và cả trong cách bày biện, trang trí. Trung Hoa cũng như đa phần các nước phương Đông khác, là một đất nước thiên về nơng nghiệp nên hai thành phần chính trong ẩm thực Trung Hoa là "Chủ thực" (gạo, mì hay màn thầu) và "Cải thực" (là các món cung cấp các chất dinh dưỡng khác như rau, thịt, cá, hoặc những món bổ sung). Gạo giữ một vị trí lớn trong bữa ăn. Khác với người Đức, người Trung Quốc coi bữa ăn tối là bữa chính với những món ăn giàu dinh dưỡng như thịt, cá, rau và rất nhiều các món ăn tráng miệng khác. Người Trung Quốc rất coi trọng sự toàn vẹn, nên ngay cả trong các món ăn cũng phải thể hiện sự đầy đủ, nếu thiếu sẽ là điều chẳng lành, vì sự việc khơng được “đầu xi đi lọt”. Các món ăn từ cá thường được chế biến nguyên con, gà được chặt miếng rồi xếp đầy đủ lên đĩa…

Việc chế biến món ăn của người Trung Quốc chính là một mơn nghệ thuật. Có đến mười mấy cách chế biến như hâm, nấu, ninh, xào, hấp, rang, luộc, om, nhúng...mỗi một cách chế biến đem lại những dư vị và cảm nhận khác nhau trong lòng thực khách.

Để có được các món ăn hấp dẫn đó ngồi khâu chọn thực phẩm, cách chế biến mà quan trọng hơn nữa chính là việc nắm vững điều chỉnh được độ lửa phù hợp, và thời gian nấu là dài hay ngắn. Loại gia vị thường được dùng phổ biến là loại gia vị được làm từ đậu lên men, xì dầu, rượu vang vàng, rượu gạo khơng qua chưng cất. Cách phối hợp nguyên liệu và sử dụng gia vị của người Trung Quốc rất độc đáo và tinh tế, luôn tuân thủ triết lý cân bằng âm -dương. Họ biết cách tổng hợp các loại gia vị lại thành một loại gia vị khác ở dạng bột, dạng nước và đó là bí quyết khó mà học tập và bắt chước được.

Người Trung Quốc khi nấu nướng luôn cố cân bằng giữa các mùi vị và cảm giác đối nghịch nhau. Khơng bao giờ hai món ăn có hai vị chua ngọt được đưa ra ăn cùng một bữa. Canh là một phần quan trọng trong bữa ăn, món tráng miệng

thường được dùng trước, giữa hay cuối bữa ăn. Người ta thường uống nước để kết thúc bữa ăn.

Về thức uống: Trong bữa ăn người Trung Quốc thường uống trà và đôi khi uống rượu. Trà ở Trung Quốc đa số được trồng ở Phương Nam. Có ba loại: trà xanh, trà hồng và trà Ơ Long. Họ thường uống trà nóng đựng trong cốc nhỏ có nắp hoặc trong phích nhỏ. Ngồi ra, Trà cũng được dùng trong việc nấu nướng để xơng khói thức ăn hay để khử mùi. Đặc biệt cón có món “hột gà trà” (chè trứng nước trà). Rượu Trung Quốc được làm từ gạo, lúa, cao lương, nho… lên men một cách tự nhiên. Nhưng phổ biến nhất là rượu được làm từ gạo. Có ba loại rượu chính: rượu trắng, rượu vàng, rượu cất. Người Trung Quốc thường mời khách của họ uống rượu. Họ thích uống rượu hâm nóng trong những chiếc chung nhỏ và thường người ta uống một hớp cạn chung.

Ẩm thực Trung Hoa về cơ bản có thể chia làm tám trường phái khác nhau: Giang Tơ (nổi tiếng về các món hầm, ninh, tần), Chiết Giang (món ăn tươi mềm, thanh đạm, khơng ngấy), Sơn Đơng (các món có vị nồng đậm, nặng mùi hành, tỏi, sở trường làm món canh và nội tạng động vật), An Huy, Quảng Đông (nổi tiếng về các món chiên, rán, hầm, vị thơm giịn và tươi), Phúc Kiến (nguyên liệu chủ yếu là hải sản, chú trọng vị ngọt chua mặn), Tứ Xuyên (lắm mùi vị và nồng đậm và cay), Hồ Nam (các món ăn đều có vị chua cay. Mỗi trường phái có một cách chế biến, khẩu vị và điểm đặc sắc khác nhau tùy theo sự ảnh hưởng của từng vùng nhưng tất cả đã cùng xây dựng nên một thương hiệu mà cả thế giới đều biết đến, đó là “ẩm thực Trung Hoa”. Ngày nay, ở các thành phố lớn của Trung Quốc, khi đi du lịch chúng ta đều có thể thưởng thức những món ăn trên.

Ẩm thực Hàn Quốc

Bán đảo Triều Tiên (Hàn Quốc) là một quốc gia có một địa hình cực kỳ tốt với diện tích đồi núi và đồng bằng màu mỡ chiếm phần lớn, lại có biển bao quanh ba mặt nên có một nguồn tài ngun vơ cùng dồi dào về thủy hải sản, nông nghiệp với các kĩ thuật trồng trọt lúa phát triển từ rất lâu đời. Thêm vào đó, mỗi mùa trong năm ở Hàn Quốc sẽ có các loại rau củ và hải sản khác nhau, có khí hậu mát mẻ

quanh năm, đặc trưng của một đất nước vùng ôn đới, Hàn Quốc có một nền văn hóa ẩm thực khá phong phú và hấp dẫn. Thực khách đến Hàn Quốc không chỉ để ngắm những bức tranh thiên nhiên ở đây, mà còn để thưởng thức nét tinh tế trong nghệ thuật ẩm thực của người dân đất nước này.

Đối với người Hàn Quốc, ẩm thực đóng một vai trị quan trọng trong nền văn hóa lâu đời và đặc sắc. Bữa ăn sáng thường có sáu món, mười hai món cho bữa trưa và bữa tối gần hai mươi món. Mỗi món ăn có những nguyên liệu và phương pháp nấu riêng, khơng trùng lặp. Món ăn chính của người Hàn Quốc là cơm. Ngoài việc nấu cơm với gạo, người ta thường độn thêm lúa mạch, bắp, kê, bobo hay đậu. Thức ăn chủ yếu là các loại rau xanh luộc tái, xào hoặc tẩm, trộn gia vị như dưa chuột muối, cải thảo, rau sống trộn…; canh có nhiều nước dùng và thành phần chính là thịt (thịt heo, thịt gà, thịt chó), rau, cá, rong biển, xương hay lòng bò, lòng heo; các món hầm… và kim chi.

Một số loại kimchi có vị rất cay do được trộn bột ớt, trong khi có những loại kimchi khác khơng trộn bột ớt, mà được ngâm vào một dung dịch tạo vị. Tuy nhiên, tỏi là gia vị luôn được dùng để làm tăng mùi vị cho kimchi. Món kimchi được chứa trong các thạp lớn bằng đất sét và được hạ thổ một phần để giữ nhiệt và mùi vị. Ngoài kimchi, tương đậu là món khơng thể thiếu trong bữa cơm truyền thống của người dân xứ Hàn.

Ở nhiều khía cạnh, cách nấu nướng của người Hàn Quốc là sự kết hợp giữa ẩm thực của người Nhật Bản và người Trung Quốc. Nếu so sánh với cách nấu của người Nhật, người Hàn Quốc ít sử dụng cá và hải sản; còn so với cách nấu của người Trung Quốc thì người Hàn Quốc ít sử dụng dầu mỡ hơn. Kỹ thuật chế biến,

phong cách trình bày cũng lắm cơng phu, tinh tế và mang tính thẩm mỹ cao. Dường như người Hàn ăn bằng mắt. Rất nhiều món, nhiều kiểu chén đĩa, nhiều sắc màu được bày trên bàn ăn, nhưng mỗi thứ chỉ một ít.

Trong triều đại Joseon, khi đạo Khổng thịnh hành, dựa trên những quan niệm “kính trên nhường dưới”, trách nhiệm tơn trọng và chăm lo cha mẹ và người lớn tuổi trong gia đình là quan trọng nhất. Đây cũng là một phần trong các quy tắc xây

dựng phong cách ẩm thực truyền thống của người Hàn. Văn hóa ẩm thực Hàn Quốc phát triển hài hòa cùng với cả thiên nhiên, xã hội và điều kiện môi trường, cũng như theo mùa vụ hay khác biệt từng khu vực. Bữa ăn tại nhà là thời điểm tụ tập cả gia đình có thể qy quần bên nhau hoặc là dịp gặp gỡ họ hàng hay tụ họp bạn bè. Thức ăn được đặt trong những cái tô, bá, đĩa nhỏ được xếp đặt gọn gàng và được bày trên một cái bàn thấp nhỏ. Âu cơm được đặt giữa bàn, xung quanh âu cơm là những món ăn kèm panchan khác nhau. Trong một bữa ăn, các món ăn phải được chuẩn bị xong xi hết và sẽ được dọn ra cùng một lúc. Sự cầu kỳ và kiểu cách này phần lớn là do ảnh hưởng của Đạo Khổng Tử.

Người Hàn Quốc là những người uống rượu rất nhiều. Một phần của thói quen này xuất phát từ đặc điểm thời tiết. Thức uống phổ biến thường là Soju, một loại rượu được chiết từ lá một loại cây giống như củ sắn. Ngoài ra, người Hàn cũng uống các loại rượu khác ngâm từ sâm, linh chi, từ các loại lá cây hay vỏ cây.

Rượu cổ truyền Hàn Quốc được làm bằng cách lên men các hạt khác nhau. Quá trình lên men là phần thiết yếu của tồn bộ q trình sản xuất rượu, quyết định hương thơm và mùi vị của sản phẩm cuối cùng. Hoa quả và thảo mộc có thể được thêm vào để tăng thêm mùi vị. Có Makgeolli (Rượu Gạo Cổ truyền), Soju (Rượu được chưng cất nổi tiếng nhất của Hàn Quốc) và Gwasilju (Rượu Hoa quả). Uống rượu cũng là một nét văn hoá, và việc hiểu biết về phong cách uống rượu của người Hàn sẽ giúp chúng ta hiểu thêm một chút và dễ hoà nhập hơn trong những tình huống đa văn hố.

Ẩm thực Nhật Bản

Nhật Bản là một ốc đảo, nằm ở phía Đơng Châu Á, có khí hậu ơn đới. Do vị trí địa lý bốn bề bao quanh đều là biển, hải sản và rong biển chiếm phần lớn trong khẩu phần ăn của người Nhật. Nhắc đến ẩm thực Nhật Bản người ta thường nghĩ đến những món nhẹ nhàng, thanh tao nhưng thể hiện vẻ đẹp tinh túy và sự cầu kì từ hình thức đến hương vị. Văn hóa ẩm thực Nhật Bản ngày nay là kết quả của sự hội tụ, sự giao thoa của nhiều luồng văn hóa ẩm thực thế giới. Nhìn vào món ăn người ta hiểu được đặc điểm từng địa phương, ảnh hưởng lịch sử qua sự lựa chọn món ăn,

kỹ thuật trưng bày. Do người Nhật đã biết vận dụng sáng tạo những nét đặc sắc của những nền văn hóa bên ngồi và biến đổi tài tình để phù hợp với khẩu vị, quan niệm thẩm mỹ… của người Nhật.

Bữa cơm người Nhật chủ yếu là cơm, cá, rau và có rất ít thịt trong thành phần ăn. Mỗi người bao giờ cũng có một bát cơm kèm với rau bina, củ cải hoặc dưa góp, rong biển sấy được dùng để cuộn cơm hoặc ăn khơng. Rau thường ít khi ăn sống mà thường muối dưa hoặc hầm hoặc xào kỹ, như trong món tempura (món sốt cá, cua, tơm). Rau củ của Nhật Bản có nhiều loại lạ như khoai môn, ngưu bàng, cây hoa cúc. Cũng giống như Hàn Quốc, họ cũng có món kim chi. Đậu phụ là món ăn phổ biến của người Nhật. Nó được ăn nóng hay ăn nguội, được chế biến thành món nước hay món dùng chung với cơm hoặc món tráng miệng.

Bữa ăn của người Nhật được bài trí rất đẹp mắt, nhưng cũng đơn giản và khiêm tốn. Bữa tối là bữa ăn chính. Bữa ăn được bày trên một bàn thấp, phía dưới có lố hõm để chân, và người ta ngồi trên những chiếc gối kê trên nền nhà được trải tatami. Các món ăn được dọn ra cùng một lúc và ai muốn ăn món nào thì gắp món đó. Món khai vị là sashimi kèm một ít rượu Sake và kết thúc bữa ăn là một tách trà xanh nóng hổi.

Trong ẩm thực Nhật Bản có những quan niệm đặc trưng về ẩm thực như quan niệm “tam ngũ”: ngũ vị (ngọt, chua, cay, đắng, mặn), ngũ sắc (trắng, vàng, đỏ, xanh, đen), ngũ pháp (sống, ninh, nướng, chiên và hấp). Mùi vị các món ăn Nhật đơn giản hơn so với các món ăn của phương Tây, người Nhật muốn giữ lại nhiều nhất hương vị, màu sắc của thiên nhiên trong món ăn. Nhiều loại gia vị có vị hăng, cay và đặc trưng nhất là xì dầu và nước tương.

Ẩm thực Nhật Bản nổi tiếng bởi các món ăn truyền thống rất độc đáo khó có thể tìm thấy ở các quốc gia khác. Ta không thể khơng nhắc đến hai món truyền thống đó là Sushi và Sashimi. Đây khơng chỉ đơn thuần là hai món ăn mà nó cịn chứa đựng cả một phần văn hóa Nhật Bản, vì vậy người ta coi sushi, sashimi… như là biểu tượng của ẩm thực Nhật Bản. Có tới hàng trăm món Sushi khác nhau với

hàng trăm cách thức chế biến cầu kì và phức tạp. Sushi chính là món ăn giúp bạn có thể thưởng thức đầy đủ nhất sự tinh tế của nền văn hóa xứ Phù Tang.

Thức uống truyền thống của người Nhật đó là rượu sake, là thức uống khơng thể thiếu khi thưởng thức các món ăn Nhật. Rượu giúp khơng khí bữa ăn thêm sơi nổi và cịn giúp món ăn tăng hương vị. Người Nhật bắt đầu làm rượu Sake vào khoảng thời gian sau khi người ta bắt đầu trồng lúa nước vào thế kỷ 3 trước Công nguyên.Rượu Sake được làm từ gạo và nước, dưới sự tác động của một loại vi khuẩn gọi là koji và men rượu Sake. Rượu Sake có thể uống nóng hoặc uống lạnh.

Người ta có thể uống Sake bằng tách, bằng ly, hoặc bằng những loại khác nhau, bất kể hình dáng và chất liệu. Ngày nay, người Nhật cịn uống một số loại rượu khác như bia, rượu vang, nước trái cây, nước giải khát Coca – Cola.

Trà đạo là một nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật Bản. Nghệ thuật uống trà Đạo của người Nhật nổi tiếng khắp thế giới. Từ quy trình chuẩn bị, pha trà đến môi trường uống trà đều nhất nhất phải tuân theo những yêu cầu rất khắc khe, tuân thủ bốn quy trình và bảy nguyên tắc (gọi là tứ quy thất tắc). Ngày nay, sau trà đạo thì chủ nhà thường chuẩn bị đãi khách bằng bữa ăn nhẹ.

Ẩm thực Nhật Bản không chỉ là những món ăn mà cịn mang những nét đẹp của văn hóa, tâm lý dân tộc, ước muốn gửi gắm trong đó truyền thống ẩm thực lâu đời, khát vọng giao hịa, làm chủ thiên nhiên… Chính những điều này đã để lại dư vị mạnh mẽ, ấn tượng trong lòng người thưởng thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác các giá trị văn hóa ẩm thực của thành phố hồ chí minh nhằm phát triển du lịch (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)