Một số kiến ngh ị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống đài phát thanh cấp huyện trong bối cảnh bùng nổ thông tin (Trang 109 - 147)

4.3.1 Đối với Bộ Thông tin – Truyền thông

- Bô ̣ TT-TT cần phối hợp với các cấp , ngành liên quan xây dựng các văn bản quy pha ̣m pháp luâ ̣t quy đi ̣nh cu ̣ thể hơn , chi tiết hơn , sát thực hơn hoạt động của các Đài Phát thanh cấp huyện, về cơ chế hoạt động, cơ chế quản lý tài chính , tiêu chuẩn ch ức danh nghề nghiê ̣p , hoạt động quảng cáo , chế đô ̣ đãi ngô ̣, nhuâ ̣n bút, phụ cấp, trợ cấp cho đô ̣i ngũ PV , BTV, PTV, KTV, tạo hành lang pháp lý rõ ràng hỗ trợ sự phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động cả về nội dung thông tin, kỹ thuật, cũng như đội ngũ nhân sự cho hệ thống phát thanh cấp huyện.

- Xem xét quy đi ̣nh các đài cấp huyê ̣n là đơn vi ̣ trực thuô ̣c, chịu sự quản lý trực tiếp của Đài PT-TH cấp tỉnh thay cho quy đi ̣nh hiê ̣n hành là đơn vi ̣ trực thuô ̣c, chịu sự quản lý trực tiếp của UBND cấp huyện . UBND cấp huyê ̣n chỉ nên là đơn vi ̣ phối quản trên đi ̣a bàn , để hoạt động của các đà i gần gũi với đi ̣a

phương hơn, thiết thực phu ̣c vu ̣ các nhiê ̣m vu ̣ phát triển kinh tế – xã hội của đi ̣a phương.

Có thể tổ chức các đài cấp huyê ̣n thành các “bô ̣ phâ ̣n thường trú ” của Đài PT-TH thành phố ở các quận /huyê ̣n, tương tự như mô hình phân xã của Thông tấn xã VN hoă ̣c văn phòng đa ̣i diê ̣n ta ̣i các tỉnh , thành phố của các báo, để tận dụng nguồn nhân lực hiện có của các đài , xây dựng ma ̣ng lưới thu thâ ̣p thông tin rộng khắp cho Đài thành phố.

- Thống nhất tên go ̣i chung cho các đài cấp huyê ̣n là Đài Phát thanh quâ ̣n/huyê ̣n, phản ánh đúng , đầy đủ chức năng , nhiê ̣m vu ̣ của các đài , tránh tình trạng mỗi nơi lại có một cách gọi như hiện nay : đài phát thanh, đài truyền thanh, đài truyền thanh – truyền hình.

- Sớm công nhâ ̣n các đài phát thanh cấp huyê ̣n là cơ quan báo chí . Viê ̣c không được công nhâ ̣n là cơ quan báo chí khiến các PV, BTV gă ̣p nhiều vướng mắc trong cấp thẻ nhà báo . Nhiều trường hợp gă ̣p những rào cản , trở ngại, bị gây khó khăn trong việc khai thác thông tin , nhất là với những vấn đề nhạy cảm , phức ta ̣p . Quyền tác nghiê ̣p của ho ̣ không được bảo vê ̣ theo quy đi ̣nh của luâ ̣t báo chí . Cũng chính điều này là một nguyên nhân khiến các đài cấp huyê ̣n chưa dám ma ̣nh da ̣n đi sâu điều tra những vấn đề gai góc , ảnh hưởng đến chất lượng, hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng.

4.3.2 Đối với UBND cấp huyê ̣n, Sở TT-TT, Đài PT-TH Hải Phòng

- Là đơn vị được giao quản lý trực tiếp các đài cấp huyê ̣n theo quy đi ̣nh tại Thông tư liên tịch 17/2010/TTLT-BTTTT-BNV ngày 27/7/2010 của B ộ TT-TT và Bộ Nội vụ, UBND cấp huyê ̣n cần căn cứ tính chất đă ̣c thù hoa ̣t đô ̣ng của đài để có những chủ trương, quyết đi ̣nh hợp lý . Viê ̣c giao biên chế , cấp ngân sách cần phù hợp với hoa ̣t đô ̣ng thực tế và nhu cầu phát triển của đơn vi ̣ cũng như yêu cầu của công tác thông tin , tuyên truyền. Công tác quy hoạch, luân chuyển, điều đô ̣ng cán bô ̣ cần quan tâm phát triển nguồn ta ̣i đơn

vị, tránh điều động cán bộ ở cơ quan khác không được đào tạo chuyên môn nghiê ̣p vu ̣ báo chí về công tác ta ̣i đài , nhất là ở vi ̣ trí lãnh đa ̣o . Do công viê ̣c của các đài phát thanh cấp huyê ̣n có tính chất đă ̣c thù, riêng biê ̣t.

- Là đơn vị quản lý nhà nước, Sở TT-TT cần sâu sát hơn trong viê ̣c nắm bắt, quản lý hoạt động của các đài cấp huyện , giữ mối liên hê ̣ thường xuyên , chă ̣t chẽ , nắm bắt ki ̣p t hời những bất câ ̣p , vấn đề phát sinh để ki ̣p thời có những chỉ đạo, hướng dẫn, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền phù hợp cho hê ̣ thống đài phát thanh cấp huyện. Đồng thời, tham mưu, đề xuất, kiến nghị, phối hợp với các cơ qu an liên quan và cấp trên giải quyết những vướng mắc, khó khăn, đảm bảo cho hoa ̣t đô ̣ng của các đài cấp huyê ̣n phát huy hiê ̣u quả. Thường xuyên r ổ chức các lớp bồi dưỡng tăng cường năng lực cho cán bộ đài phát thanh cấp huyện.

Sở TT-TT cần nghiên cứu , đánh giá cu ̣ thể hiê ̣u quả của các đài phát thanh cấp huyê ̣n cũng như tâm lý, nhu cầu, thói quen tiếp nhận thông tin từ đài cấp huyê ̣n của nhân dân trong bối cảnh bùng nổ thông tin hiê ̣n nay , để từ đó có hướng th am mưu sắp xếp , đầu tư hợp lý . Đặc biệt với các quận , xem xét viê ̣c không tổ chức đài phát thanh quận. Do ở khu vực đô thi ̣, các phương tiện truyền thông mới sẵn có , nhân dân đa phần có trình đô ̣ dân trí cao , thói quen tiếp nhâ ̣n thông tin qua truyền hình và ma ̣ng internet là chủ yếu . Thay vào đó nên chú tro ̣ng nâng cao chất lượng cổng thông tin điê ̣n tử của quâ ̣n để nhân dân tiê ̣n theo dõi thông tin về đi ̣a phương.

- Đài PT-TH Hải Phòng cần tăng cường trách nhiê ̣m, thực hiê ̣n vai trò hướng dẫn về chuyên môn , nghiê ̣p vu ̣, kỹ thuật cho các đài cấp huyện rõ nét , thực chất hơn . Đài quan tâm thường xuyên cử cán bô ̣ xuống các đài huyê ̣n kiểm tra, tư vấn, hỗ trợ viê ̣c thực hiê ̣n sản xuất chương trình, đầu tư trang thiết bị, vâ ̣n hành máy móc, sửa chữa các hư hỏng. Đồng thời, tâ ̣p huấn, bồi dưỡng,

hướng dẫn nghiê ̣p vu ̣, câ ̣p nhâ ̣t những kiến thức mới cho đô ̣i ngũ làm công tác chuyên môn của các đài cấp huyê ̣n.

- UBND cấp huyê ̣n , Sở TT-TT, Đài PT-TH Hải Phòng phối hợp chă ̣t chẽ, nhịp nhàng hơn trong việc quản lý , hướng dẫn các đài cấp huyê ̣n hoa ̣t đô ̣ng, tránh sự chồng chéo hoặc hời hợt.

4.3.3 Đối với các đài phát thanh cấp huyện

Trong điều kiê ̣n còn nhiều khó khăn, trở nga ̣i, bản thân các đài phải chủ đô ̣ng vượt khó , phát huy tối đa nội lực , huy đô ̣ng sức sáng ta ̣o và tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ , viên chức, người lao đô ̣ng, nâng cao chất lượng , hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng của đơn vi ̣.

- Mỗi đài cần tiến hành tìm hiểu , nắm bắt nhu cầu thông tin của thính giả cả về nội dung , hình thức thể hiện , những mă ̣t được và chưa được . Từ đó, làm cơ sở để điều chỉnh , cải tiến, đáp ứng yêu cầu công chúng . Viê ̣c làm này cần tiến hành đi ̣nh kỳ, thường xuyên mô ̣t cách nghiêm túc, khách quan, cầu thi ̣ với đối tượng đa da ̣ng, toàn diện.

- Quan tâm đến viê ̣c thích ứng và hòa nhâ ̣p , bắt ki ̣p với các xu thế truyền thông hiê ̣n đa ̣i như : hô ̣i tu ̣ truyền thông , tích hợp các phương tiện truyền thông , các loại hình truyền thông trong một cơ quan báo chí , truyền thông đa nền tảng… , đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa da ̣ng của công chúng trong mô ̣t xã hô ̣i năng đô ̣ng, phục vụ công chúng ở bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào họ muốn. Hiê ̣n đa ̣i hóa , chuyên nghiê ̣p hóa quy trình sản xuất tác phẩm , tâ ̣n dụng lợi thế KHCN rút ngắn thời gian nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.

- Thường xuyên bồ i dưỡng, tâ ̣p huấn, câ ̣p nhâ ̣t kiến thức mới cho đô ̣i ngũ PV, BTV, PTV, KTV để theo ki ̣p sự phát triển của phát thanh hiê ̣n đa ̣i . Mă ̣t khác, tạo điều kiện , hỗ trợ cán bô ̣, viên chức ho ̣c tâ ̣p , trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiê ̣p vu ̣, lý luận chính trị, đáp ứng yêu cầu nhiê ̣m vu ̣.

- Các đài cũng cần quan tâm đúng mức đến việc xây dựng , duy trì và mở rô ̣ng ma ̣ng lưới CTV , phát triển đội ngũ CTV thường xuyên và tích cực . Từ đó, viê ̣c thông tin được phong phú, đa da ̣ng, kịp thời,hơn, đồng thời giảm gánh nặng cho PV, giúp họ có thời gian đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Tăng cường kết nối với công chúng bằng nhiều hình thức : thư tay , điê ̣n thoa ̣i, thư điê ̣n tử , website, mạng xã hội . Đặc biệt, cần tâ ̣n du ̣ng lợi thế của mạng xã hội để tương tác , đến gần hơn với công chúng cũng như quảng bá, đăng tải sản phẩm, chủ động đưa thông tin đến với thính giả.

- Nhanh nha ̣y, chủ động hơn trong vi ệc tìm kiếm , khai thác các nguồn thu ngoài ngân sách được cấp để tăng kinh phí hoa ̣t đô ̣ng , tạo điều kiện có chế đô ̣ đãi ngô ̣ cao hơn cho người lao đô ̣ng.

- Xây dựng và giữ mối quan hê ̣ tốt với các cơ quan quản lý , hướng dẫn cũng như các đơn vị liên quan , tạo điều kiện cho hoạt động của đơn vị được trơn tru, thông suốt, thuâ ̣n lợi, đúng đi ̣nh hướng và quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t.

- Ngay chính đô ̣i ngũ PV, BTV PTV, KTV cũng cần chủ đô ̣ng nâng cao trình độ c huyên môn nghiê ̣p vu ̣ , không ngừng tìm tòi , sáng tạo , câ ̣p nhâ ̣t những xu hướng mới trong làm phát thanh hiê ̣n đa ̣i , sử du ̣ng thành tha ̣o các phương tiê ̣n kỹ thuâ ̣t, công nghê ̣ mới, tạo ra những sản phẩm hay, đáp ứng nhu cầu công chúng. Đồng thời, trau đồi bản lĩnh chính tri ̣, sự nha ̣y cảm để vừa xử lý thông tin một cách nhanh nhất nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác , khách quan và phải mang tính định hướng dư luận xã hội tốt nhất.

Tiểu kết chƣơng 4

Các đài phá t thanh cấp huyê ̣n hoa ̣t đô ̣ng kém hiê ̣u quả không phải do đây là mô hình bất hợp lý , mà ngược lại , nó vẫn còn hữu ích , nhất là với những vùng còn nhiều khó khăn như : nông thôn , miền núi , hải đảo . Công

chúng cũng như lãnh đạo các cơ quan quản lý vẫn dành nhiều sự quan tâm cho phát thanh địa phương. Đa phần đều khẳng đi ̣nh sự cần thiết của hê ̣ thống đài phát thanh cấp huyện, đă ̣c biê ̣t là ở khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo. Vấn đề là làm sa o để các đài cấp huyê ̣n khắc phu ̣c được những điểm yếu , hạn chế, khai thác triê ̣t để những tiềm năng, lợi thế, tâ ̣n du ̣ng tối đa những cơ hô ̣i để phát triển mạnh mẽ, khẳng đi ̣nh vai trò trong đời sống chính tri ̣, xã hội.

Để nâng cao chất lượng hoa ̣t đô ̣ng , tăng cường vai trò , tầm ảnh hưởng của hệ thống đài phát thanh cấp huyện , cần thực hiê ̣n tổng thể , đồng bô ̣ các giải pháp về nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực, đầu tư cơ sở vâ ̣t chất, trang thiết bi ̣ hiê ̣n đa ̣i , đổi mới nô ̣i dung thông tin , cải tiến hình thức thể hiện , đa dạng phương thức truyền tải theo hướng lấy thính giả làm trung tâm , đáp ứng nhu cầu của thính giả. Cùng với đó, cần có những cơ chế, chính sách, quy đi ̣nh phù hợp tạo điều kiện thuận lợi để hệ thống các đài cấp huyện hoạt động . Tác giả luận văn đề nghị nên tổ chức các đài cấp huyện trực thuộc , chịu sự quản lý trực tiếp của Đài PT-TH thành phố, xây dựng đài cấp huyện thành những “chi nhánh” của Đài PT-TH thành phố ta ̣i các quâ ̣n , huyê ̣n; sớm công nhâ ̣n các đài phát thanh cấp huyện là cơ quan báo chí . UBND cấp huyê ̣n , Sở TT-TT, Đài PT-TH thành phố phối hợp chă ̣t chẽ quản lý , đi ̣nh hướng, hướng dẫn các đài phát thanh cấp huyện hoạt động hiệu quả , đúng quy đi ̣nh. Riêng ở khu vực đô thị, xem xét viê ̣c không t ổ chức đài phát thanh qu ận, thay vào đó nên chú trọng nâng cao chất lượng cổng thông tin điện tử của quận.

KẾT LUẬN

Hệ thống các đài phát thanh cấp huyện ở Hải Phòng đã có lịch sử phát triển liên tu ̣c 5 thâ ̣p kỷ. Từ đó cho đến nay , các đài cấp huyện vẫn thể hiện được vai trò chủ đạo trên mặt trận tư tưởng - văn hoá ở cơ sở, thực hiện chức năng là cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ, chính quyền quâ ̣n/huyện, chuyển tải nhiều n ội dung thông tin sát thực , trực tiếp về đi ̣a phương mà các phương tiện TTĐC chưa đáp ứng được . Các đài cũng là “cánh tay nối dài” của hệ thống PT-TH trung ương và thành phố, có nhiều đóng góp trong việc củng cố, mở rộng sự nghiệp truyền thanh, truyền hình trên địa bàn.

Tuy nhiên, hoạt động của các đài cấp huyện hiện vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất câ ̣p. Các đài vẫn còn khá thụ động , châ ̣m đổi mới , thích ứng với những thay đổi về công nghê ̣ , kỹ thuật và đặc biệt là sự thay đổi của công chúng. Nô ̣i dung thông tin còn khô khan , nă ̣ng tính tuyên truyền , mô ̣t chiều. Hình thức t hể hiê ̣n cứng nhắc, chưa sinh đô ̣ng , hấp dẫn. Phương thức truyền tải qua loa công cộng bộc lộ sự không phù hợp với xã hội hiện đại , nhất là ở khu vực đô thi ̣. Trong khi đó, mô hình quản lý còn những bất câ ̣p , ảnh hưởng trực tiếp đến hoa ̣t đô ̣ng của đài. Chính vì vậy, mă ̣c dù có những lợi thế về khả năng thông tin nhanh , phục vụ sát thực , trực tiếp nhu cầu thông tin , tuyên truyền ở đi ̣a phương nhưng nhìn chung , khả năng cạnh tranh , sức thu hút của các đài cấp huyện còn thấp. Nếu không được ngân sách nhà nước bao cấp , các đài này sẽ rất khó duy trì hoa ̣t đô ̣ng bình thường.

Tuy nhiên, không phải vì thế mà có thể phủ nhâ ̣n vai trò, ý nghĩa, lợi ích của hệ thống các đài phát thanh cấp huyê ̣n . Đa phần ý kiến công chúng được hỏi và lãnh đạo các cơ quan quản lý tại các địa phương đều khẳng định những đóng góp quan tro ̣ng và sự cần thiết cần duy trì ma ̣ng lưới này , nhất là với vùng còn nhiều khó khăn như: nông thôn, miền núi, hải đảo.

Vấn đề là phải làm sao để các đài phát thanh cấp huyê ̣n nâng cao chất lượng, hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng, để công chúng cần và muốn nghe chương trình của đài. Muốn vâ ̣y , các đài c ần phát tri ển theo hướng hiện đại hóa về kỹ thuật công nghệ, chuyên nghiệp hóa về sản xuất, đa dạng hóa về thể loại chương trình, khai thác triê ̣t để s ức mạnh của phát thanh kỹ thuật số, câ ̣p nhâ ̣t những xu hướng mới trong sản xuất và phát sóng c hương trình. Trong đó, phải đổi mới ma ̣nh mẽ nô ̣i dung thông tin và hình thức thể hiê ̣n với yêu cầu sản xuất những sản phẩm công chúng cần , muốn chứ không phải những thứ đài có ; đa dạng các phương thức truyền tải , chú trọng các phương thức mới tận dụng lợi thế của ma ̣ng internet (website, mạng xã hội).

Bên ca ̣nh sự nỗ lực của các đài thì cũng cần sự phối hợp chă ̣t chẽ hơn giữa các cơ quan được giao quản lý , hướng dẫn hoa ̣t đô ̣ng của đài , thực hiê ̣n nhiê ̣m vu ̣ quản lý , hướng dẫn mô ̣t cách rõ nét , thực chất hơn . Đồng thời, có những cơ chế, chính sách phù hợp với thực tế hoạt động của các đài , tạo điều kiê ̣n để đô ̣i ngũ PV , BTV, PTV, KTV yên tâm công tác . Mă ̣t khác, cần điều chỉnh, đổi mới cơ chế quản lý các đài phát thanh cấp huyện cho phù hợp với đă ̣c thù hoa ̣t đô ̣ng chuyên môn nghiê ̣p vu ̣ , mạnh dạn xem xét vi ệc không tổ chức mô hình đài phát thanh cấp huyê ̣n ở các quâ ̣n.

Bối cảnh bùng nổ thông tin với sự phát triển vượt bậc của KHKT ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống đài phát thanh cấp huyện trong bối cảnh bùng nổ thông tin (Trang 109 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)