Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống đài phát thanh cấp huyện trong bối cảnh bùng nổ thông tin (Trang 87)

3.3.1 Thành công

- Góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương

Là cơ quan tuyên truyền chính thống duy nhất ở địa phương , các đài phát thanh c ấp huyện đã tuyên truyền toàn diện và hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương. Qua đó, góp phần đưa các nghị quyết , chính sách vào cuộc sống , cổ vũ, đô ̣ng viên các giai tầng xã hô ̣i thực hiê ̣n các chủ trương , đường lối , CSPL của Đảng , nhà nước và đi ̣a phương , phản ánh tâm tư , nguyê ̣n vo ̣ng của nhân dân , xây dựng và bảo vệ hệ thống chính trị , nâng cao dân trí , tăng cường dân chủ hóa trong đời sống cơ sở.

Bà Nguy ễn Thị Thu- Phó Chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên ghi nhâ ̣n:

Đài Phát thanh huy ện Thủy Nguyên là mô ̣t kênh thông tin không thể thiếu ở địa phương . Các CTPT, truyền hình của đài ngày càng phong phú , đa da ̣ng đã chuyển tải tích cực và hiệu quả thông tin hữu ích tới cán bộ , Đảng viên và nhân dân, góp phần quan trọng để huyện thực hiện thắng lợi các nhiê ̣m vụ chính trị, kinh tế – xã hội hàng năm.

Khi đánh giá về mức đô ̣ ảnh hưởng đến nhâ ̣n thức, hành động của thông tin tiếp nhâ ̣n từ 3 đài: Kiến An, Cát Hải, Thủy Nguyên, chỉ 12% ý kiến cho rằng không ảnh hưởng : Phần lớn công chúng vẫn chịu ảnh hưởng từ vừa phải cho đến nhiều. Tỷ lệ chịu ảnh hưởng nhiều không hề thấp (22%).

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Trong đó, mức đô ̣ tác đô ̣ng đến công chúng ở huyê ̣n Thủy Nguyên - khu vực nông thôn, miền núi là nhiều nhất (31% ảnh hưởng nhiều, 46% ảnh hưởng vừa phải ), ở huyện Cát Hải – khu vực hải đảo cũng ở mức cao (14% ảnh hưởng nhiều, 59% ảnh hưởng vừa phải ). Ở quận Kiến An – khu vực đô thi ̣, mă ̣c dù tỷ lê ̣ tỷ lê ̣ thấp hơn nhưng cũng có hơn mô ̣t nửa số ý kiến khẳng đi ̣nh chịu ảnh hưởng từ thông tin của Đài quận (19% ảnh hưởng nhiều , 40% ảnh hưởng vừa phải).

Cụ thể, ở 2 huyê ̣n Cát Hải và Thủy Nguyên , đối tượng chi ̣u ảnh hưởng nhiều và vừa phải phần lớn là nông dân , hưu trí. Những người là công chức , công nhân trình đô ̣ Đa ̣i ho ̣c đô ̣ tuổi từ 25 – 45 chiếm phần lớn trong số những người không bi ̣ ảnh hưởng . Ở quận Kiến An , những người nghỉ hưu , công chức, trình độ Đại học chịu tác động mạnh nhất từ thông tin của đài quận.

- Đáp ứng nhu cầu thông tin về đi ̣a phương, nhất là ở những khu vực điều kiê ̣n khó khăn

Trong thực tế, có những loại nội dung mà chỉ có đài cấp huyê ̣n m ới có thể đề cập đến được, hoă ̣c phản ánh mô ̣t cách sâu sắc , chi tiết. Đó là những chuyện gần gũi với đời sống thường nhật của người dân đi ̣a phương như chuyện cấy cày, thời vụ, các hoạt động như bầu cử, đại hội cơ sở, tuyển quân...

Những vấn đề này được các đài thông tin sát thực, trực tiếp, cụ thể hơn hẳn so với các cơ quan báo , đài Trung ương và thành phố . Ngoài ra , các đài cấp huyê ̣n còn có lợi thế bám sát cơ sở , dễ tiếp câ ̣n với nguồn tin nên th ông tin đảm bảo chính xác , sâu sắc . Theo dõi CTPT ,của các đài cấp huyện , công chúng có thể có được cái nhìn vừa bao quát vừa chi tiết về các lĩnh vực của riêng đi ̣a phương đó. Khảo sát ý kiến thính giả tại 3 quâ ̣n, huyê ̣n: Kiến An, Cát Hải, Thủy Nguyên cho thấy : thông tin về đi ̣a phương cũng chính là nguyên nhân hàng đầu khiến thính giả lựa cho ̣n nghe chương trình đài cấp huyê ̣n ((77%). Thông tin của đài huyê ̣n cũng giúp ích cho nhiều thính giả tr ong viê ̣c thu nhâ ̣n, bổ sung kiến thức mới (42%).

Ở khu vực nông thôn , miền núi, hải đảo, các đài cấp huyện nhận được nhiều sự quan tâm với hơn mô ̣t nửa số thính giả lựa cho ̣n khi nghe đài:

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Nhâ ̣n đi ̣nh về mức đô ̣ đáp ứng nhu cầu thông tin của các đài phát thanh cấp huyê ̣n, hơn 2/3 thính giả đánh giá ở mức khá và tốt, chỉ 4% cho rằng kém:

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Đáng chú ý , trong số này , 73% thính giả ở các vùng nông thôn , miền núi, hải đảo (Thủy Nguyên, Cát Hải) đánh giá mức đô ̣ đáp ứng nhu cầu thông tin của đài cấp huyê ̣n ở mức tốt và khá . Có thể thấy, các đài huyê ̣n vẫn có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin , đáp ứng nhu cầu thông tin cho công chúng, nhất là ở những khu vực có điều kiê ̣n khó khăn , góp phần giúp tạo sự công bằng, dân chủ hóa trong quyền tiếp câ ̣n thông tin của nhân dân.

- Là cánh tay nối dài của hệ thống PT-TH trung ương, thành phố

Mô ̣t trong những đóng góp quan tro ̣ng của các đài phát thanh cấp huyê ̣n những năm qua là đã giúp đưa thông tin đến với từng nhà , từng ngõ phố, khu dân cư. Nếu không có hê ̣ thống các đài cấp huyê ̣n tiếp, phát sóng của đài trung ương và thành phố thì các CTPT, truyền hình của Đài TNVN, Đài THVN, Đài PT-TH thành phố khó có thể đến được với người dân , đă ̣c biê ̣t là ở những vùng có địa hình phức tạp, khó khăn như miền núi, hải đảo.

Không những vâ ̣y, các đài cấp huyện còn đóng vai trò như một vệ tinh tích cực, mô ̣t nguồn tin, nguồn dữ liê ̣u cho các báo , đài cấp trên. Các báo, đài trung ương và thành phố dù có lực lượng đông đảo đến đâu nhưng sẽ khó có thể bám sát đi ̣a bàn mo ̣i lúc mo ̣i nơi . Nhưng các đài phát thanh cấp huyê ̣n với

lực lượng PV , KTV, phương tiê ̣n kỹ thuâ ̣t sẵn có luôn sẵn sàng tác nghiê ̣p và có khả năng cung cấp thông tin, sản xuất sản phẩm nhanh nhạy, kịp thời.

3.3.2 Hạn chế

- Nội dung thông tin, hình thức thể hiện chưa phong phú , hấp dẫn

Mỗi ngày , các đài cấp huyện chỉ sản xuất và phát sóng một CTPT. Nhiều đài không làm chương trình ngày thứ 7, chủ nhật. Tần suất phát sóng như vâ ̣y là quá thưa , không đáp ứng được nhu cầu câ ̣p nhâ ̣t thông tin mới liên tục của công chúng . Chính vì vậy nên thực tế đã xảy ra không ít tr ường hợp, các Đài cấp huyện chỉ người đưa tin sau so với các phương tiện thông tin , truyền thông khác, ngay cả với những sự kiê ̣n xảy ra ở đi ̣a phương.

Các chương trình vẫn thực hiện theo phong cách cũ , thiếu hấp dẫn về nô ̣i d ung, khô khan về cách thể hiê ̣n . Nhiều chương trình nô ̣i dung sơ sài . Thông tin trong CTPT của các đài cũng chủ yếu mới mang tính chất tuyên truyền chủ trương, chỉ đạo từ các cấp ủy , chính quyền tới nhân dân một cách khô cứng, đơn điê ̣u, nă ̣ng nề. Tuy có phản ánh thực tế tình hình nhưng chủ yếu để minh họa cho các chính sách , tìm những hoạt động phù hợp với chính sách để phản ánh. Góc tiếp cận vấn đề phần nhiều là từ phía lãnh đạo, cấp ủy, chính quyền nhiều hơn là từ phía người dân. Các sự kiện, vấn đề phản ánh thường mang tính thời vụ, tuyên dương, khen ngợi mô ̣t chiều hơn là tính phát hi ện, phản biện, đấu tranh chống tiêu cực. Mức độ phản ánh cũng thường dừng lại ở bề mặt sự kiê ̣n , vấn đề mà ít đi vào chiều sâu, thiếu sự phân tích , lý giải sâu sắc nguyên nhân , dự báo chiều hướng phát triển , phản ánh ý kiến đa chiều từ các bên liên quan . Cách sản xuất chương trình theo lối thu trước tuy có ưu điểm đảm bảo an to àn nhưng lại có nhiều nhược điểm : tính thời sự, tương tác thấp, không ki ̣p thời phản ánh được những sự kiê ̣n, tình huống mới xuất hiện.

Nhâ ̣n xét các yếu tố sự phong phú , tính thời sự , phản ánh các vấn đề bức xúc ở địa phương và tính phản biện xã hội trong CTPT các đài cấp huyện,

phần đông cho rằng chưa tốt. Đặc biệt, hai yếu tố phản ánh các vấn đề bức xúc và tính phản biê ̣n xã hô ̣i, hơn mô ̣t nửa ý kiến đánh giá không tốt.

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Bên ca ̣nh đó, hình thức thể hiện cũng chưa phong phú, hấp dẫn. Kết cấu chương trình cứng nhắc , không linh hoa ̣t. Tính tương tác thấp. Ngôn ngữ khô khan, râ ̣p khuôn, nă ̣ng về văn viết , thiếu sự tự nhiên cũng như tính giao tiếp với thính giả . Cách thể hiện đơn điệu , không khai thác và phát huy được lợi thế âm thanh tổng hợp của phát thanh. Trong các bản tin, tin lễ tân còn nhiều , dài dòng nhưn g ít thông tin do phải nêu đầy đủ chức danh , tên ho ̣ các quan chức tham dự. Các tin, bài có phỏng vấn còn ít , hầu như không sử du ̣ng tiếng đô ̣ng hiê ̣n trường và âm nha ̣c . Cách đặt câu hỏi phỏng vấn theo lối mòn (Xin ông/bà cho b iết kết quả… ? Những khó khăn trong quá trình thực hiê ̣n ? Nguyên nhân đạt được kết quả ? Phương hướng , nhiê ̣m vụ trong thời gian tới?). Thể loa ̣i cũng không thực sự đa da ̣ng khi tin , phản ánh, phóng sự vẫn chiếm tỷ lê ̣ lớn. Yếu tố giải trí – thư giãn ít được quan tâm. Thính giả rất thích nghe nhạc trên đài phát thanh nhưng các đài cấp huyê ̣n ở Hải Phòng đều chưa xây dựng chương trình ca nh ạc riêng. Với tính chất để lấp thời gian , phần ca nhạc trong CTPT hà ng ngày không được chú tro ̣ng , thời lượng ngắn , ít đổi

mới, chưa đáp ứng đúng, đủ nhu cầu người nghe. Viê ̣c chỉ có mô ̣t chương trình thời sự tổng hợp phục vụ tất cả mọi đối tượng cũng khiến cho công chúng không có nhiều sự lựa chọn, không đáp ứng được nhu cầu khác nhau của từng nhóm thính giả riêng biệt. Chính những điều này làm giảm đi sự sống đô ̣ng của chương trình, thiếu sức thu hút với công chúng.

Nhâ ̣n xét cu ̣ thể về các yếu tố : bố cu ̣c ch ương trình, phương pháp thể hiê ̣n, thể loa ̣i tin bài , giọng đọc PTV , đa phần thính giả chỉ đánh giá ở mức khá. Có tới 3 trong 4 tiêu chí chỉ được 20% số người đánh giá tốt.

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

- Phương thức truyền tải chậm đổi mới, giờ phát sóng bất cập

Tất cả các đài cấp huyê ̣n ở Hải Phòng hiê ̣n vẫn coi tro ̣ng phương thức truyền tải qua loa công cô ̣ng . Nhiều đài vẫn sử du ̣ng hê ̣ thống loa có dâ y. Những đài có trang web riêng cũng chưa thực sự quan tâm , đánh giá đúng vai trò việc đăng , phát CTPT trên mạng internet . Điều này thể hiê ̣n các đài cấp huyê ̣n thiếu sự nhanh nha ̣y trong viê ̣c đổi mới phương thức truyền tải cho p hù hợp với xu thế phát triển của công nghê ̣ , xu hướng tiếp câ ̣n thông tin của

người dân, tốc đô ̣ đô thi ̣ hóa. Cũng chính vì lựa chọn hình thức phát sóng qua loa công cô ̣ng là chủ yếu mà chất lượng phát sóng của các Đài cấp huyê ̣n gă ̣p nhiều ha ̣n chế . Tần số phát sóng thì ít người nắm được (51% số người không nghe đài cấp huyê ̣n là do không biết tần số phát sóng).

Không những thế , thời gian phát sóng vào sáng sớm và chiều muô ̣n cũng còn nhiều bất câ ̣p , ảnh hưởng đến sinh hoạt , sự nghỉ ngơi của nhiều đối tượng. Giờ phát sóng không phù hợp là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến viê ̣c nhiều công chúng không nghe đài cấp huyê ̣n (62%). Những yếu tố này càng tạo nên ấn tượ ng về đài cấp huyê ̣n trở nên xa cách hơn , phản cảm. Thông tin của các đài cấp huyện, vì vậy, cũng khó đến với công chúng hơn.

- Chưa tự chủ được về kinh phí hoạt động

Tất cả các đài cấp huyê ̣n ở Hải Phòng hiê ̣n đều chưa thể tự chủ về tài chính, thu không đủ bù chi . Mă ̣c dù các đài đều đã chú tro ̣ng tăng cường thu hút quảng cáo , làm các dịch vụ tuyên truyền , cho thuê tru ̣ sở… Tuy nhiên, nguồn thu này còn ít, không đáng kể . Các đài gần như p hụ thuộc hoàn toàn vào ngân sách nhà nước . Đài nào được quan tâm , cấp nhiều ngân sách thì có điều kiê ̣n đầu tư phát triển , bồi dưỡng nhân lực , đãi ngô ̣ cán bô ̣ viên chức tốt hơn. Đài nào ngân sách đi ̣a phương khó khăn thì hầ u như chỉ đủ đáp ứng các khoản chi lương và hành chính . Điều này xuất phát chủ yếu từ viê ̣c CTPT của các đài cấp huyện chưa phải “miếng bánh ngon” với các doanh nghiệp có nhu cầu quảng cáo , chưa thu hút được nhiều thính giả, phạm vi và mức độ ảnh hưởng còn ha ̣n chế.

Cũng chính vì hạn hẹp về kinh phí nên các đài càng khó khăn hơn trong viê ̣c thu hút, bồi dưỡng cũng như giữ chân nhân lực có trình đô ̣, năng lực. Chế đô ̣ đãi ngô ̣ thấp khiến nh iều PV, BTV, PTV, KTV không mă ̣n mà đầu tư trí tuê ̣, công sức, tâm huyết để ta ̣o ra những sản phẩm phát thanh hay , chất lượng cao. Sức hút của chương trình các đài cấp huyê ̣n vì thế cũng thấp . Đây chính là vòng luẩn quẩn mà các đài chưa có giải pháp nào hữu hiê ̣u để tháo gỡ.

- Khả năng cạnh tranh thấp

Trong thời đại ngày nay, trước sự tiếp nhận thông tin quá dễ dàng, thuận lợi, đặc biệt là bằng mạng internet, mạng xã hội, trong khi chất lượng chương trình còn thiếu hấp dẫn, nhiều ý kiến cho rằng các đài phát thanh cấp huyê ̣n đã trở nên lạc hậu.

Khảo sát về phương tiện tiếp nhận thông tin chủ yếu của công chúng, số lượng lựa cho ̣n phát thanh là 30%, chỉ nhỉnh hơn báo in (27%) – vốn là loại hình truyền thông có nhiều điểm bất lợi. Con số này chưa bằng mô ̣t nửa so với số người cho ̣n ti vi (73%), và cũng thấp hơn nhiều so với báo điện tử (40%) và mạng xã hội (38%). Theo biểu đồ 3.5, các đài cấp huyện chỉ c hiếm ưu thế khi thính giả phải lựa chọn giữa nghe đài TNVN, Đài thành phố và đài phường.

Theo ý kiến công chúng được khảo sát , khi so sánh với những phương tiê ̣n thông tin , truyền thông khác , các đài cấp huyện không có nhiề u lợi thế . Ưu thế lớn nhất của các đài huyê ̣n là thông tin thiết thực , gần gũi, phù hợp với nhân dân đi ̣a phương (74% ý kiến ). Ngoài ra , viê ̣c phù hợp với những tình huống đă ̣c biê ̣t (thiên tai, tai na ̣n...) cũng được nhiều ý kiến cho rằng là mô ̣t lợi thế của đài cấp huyê ̣n, tuy không chiếm đa số (47%).

Thực tế, các đài cấp huyê ̣n không có nhiều thính giả trung thành:

Có thể thấy, kể cả gô ̣p chung số người nghe chương trình của đài cấp huyê ̣n thường xuyên và hàng ngày cũng chưa bằng mô ̣t nửa số người được khảo sát, và còn thấp hơn số thính giả thỉnh thoảng nghe . Những người nghe hàng ngày chỉ nhỉnh hơn mô ̣t chút so với số thính giả không bao giờ nghe.

Xét cụ thể hơn về nhóm đối tượng thường nghe đài cấp huyê ̣n thì có thể thấy, phần lớn là những người hưu trí , tuổi trên 60. Ngoài ra, những người là công chức tuổi t ừ 40 – 60 cũng khá quan tâm đến chương trình của đài cấp huyê ̣n. Còn phần lớn những đối tượng khác trong xã hội như: công nhân, nông dân, doanh nhân, tiểu thương, học sinh sinh viên, nô ̣i trợ, lao đô ̣ng tự do ... thì hầu hết không quan tâm đến viê ̣c theo dõi thông tin từ đài cấp huyê ̣n.

Mức đô ̣ chăm chú của thính giả khi nghe chương trình đài phát thanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống đài phát thanh cấp huyện trong bối cảnh bùng nổ thông tin (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)