Đặc điểm của phát thanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống đài phát thanh cấp huyện trong bối cảnh bùng nổ thông tin (Trang 27)

1.2.1 Đặc trƣng của phát thanh

Là một cấp trong hệ thống phát thanh – truyền thanh, hoạt động của đài phát thanh cấp huyện hoàn toàn chịu sự chi phối , quy đi ̣nh và thể hiê ̣n những đă ̣c trưng cơ bản của báo nói . Theo PGS.TS Đức Dũng, tác giả cuốn Lý luận báo phát thanh, trong tương quan so sánh với các loa ̣i hình báo chí khác , phát thanh có những đă ̣c trưng cơ bản sau:

Nếu xét ở phương diện phủ sóng rộng thì phát thanh luôn vững vàng ở vị trí số một so với tất cả các loại hình báo chí khác. Sóng phát thanh là sóng điện từ có diện phủ sóng trên phạm vi rộng lớn với tốc độ tương đương tốc độ ánh sáng (xấp xỉ 300.000 km/s), nên phát thanh không có giới hạn về khoảng cách và mang tính xã hội hóa rất cao... Cho đến nay, chưa có nước nào trên thế giới từ bỏ phát thanh, kể cả các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp….

- Thông tin nhanh, tiếp nhận đồng thời

Trong tương quan so sánh với các loại hình báo chí truyền thống khác như báo in, truyền hình, thì phát thanh thông tin nhanh hơn. Phát thanh có thể tổng hợp và đưa tin ngay sau khi xảy ra sự kiện hoặc đưa tin trực tiếp khi mà chương trình, sự kiện đó vẫn đang diễn ra, kể cả ở những nơi có điều kiện kinh tế, xã hội còn khó khăn như vùng sâu, vùng xa, vùng núi, hải đảo. Thông tin được truyền qua sóng điê ̣n từ và hê ̣ thống truyền thanh có thể rút ngắn mo ̣i khoảng cách ở phạm vi toàn cầu . Vì thế mà hàng triệu thính giả phát thanh đồng thời được lắng nghe thông tin ở cùng mô ̣t thời điểm.

- Thông tin phụ thuộc vào quy luật thời gian

Thính giả phát thanh bị phụ thuộc hoàn toàn vào quy luật của quá trình thông tin qua radio. Họ phải nghe chương trình tuần tự từ đầu đến cuối một cách hoàn toàn bị động. Đây là đặc trưng của phát thanh truyền thống. Đặc điểm này trước đây từng được các nhà nghiên cứu go ̣i là “chỉ nghe mô ̣t lần” (với ý nghĩa trong mô ̣t CTPT , thính giả chỉ được nghe mỗi thông t in phát ra mô ̣t lần theo trình tự thời gian).

- Sống động, riêng tư, thân mật

Đối với phát thanh, công chúng được nghe thông tin qua giọng đọc, gắn liền với những yếu tố của kỹ năng nói như: cao độ, cường độ, tiết tấu, ngữ điệu. Giọng nói tự nó đã có sức thuyết phục bởi tính chất sôi độngvà có thể tạo ra sự hấp dẫn , lôi kéo thính giả đến với CTPT . Mặc dù mỗi CTPT đều hướng

tới số đông công chúng, nhưng mỗi thính giả lại chỉ lắng nghe radio với tư cách cá nhân, nên đòi hỏi những người thực hiện CTPT phải lựa chọn cách nói sao cho thật riêng tư, thân mật như đang nói trực tiếp với từng người.

- Sử dụng âm thanh tổng hợp

Phát thanh sử dụng â m thanh tổng hợp (bao gồm: lời nói, tiếng động, âm nhạc) để tác động vào thính giác của đối tượng tiếp nhận. So sánh với truyền hình cũng sử du ̣ng âm thanh tổng hợp nhưng âm thanh tổng hợp chỉ có vai trò bổ trợ , hình ảnh luôn giữ vị trí số một . Còn với phát thanh , âm thanh tổng hợp là số mô ̣t, là phương thức tác động duy nhất lên thính giả . Vì vâ ̣y, sử du ̣ng âm thanh tổng hợp chính là đă ̣c trưng cơ bản của phát thanh.

1.2.2 Ƣu điểm của phát thanh

Là một loại hình báo chí ra đời sớm , nhiều ý kiến cho rằng đến nay , phát thanh đã lỗi thờ i, yếu thế . Nhưng thực tế , phát thanh có những ưu thế riêng mà không phải loa ̣i hình báo chí nào cũng có được:

- Thông tin quảng bá, rộng khắp, hiê ̣u quả tác động cao:

Phát thanh được coi là loa ̣i hình truyền thông có khả năng tiếp cận rộng rãi nhất và trong thời gian nhanh chóng nhất đến v ới đông đảo thính gi ả. Thông tin trên phát thanh không bi ̣ giới ha ̣n, ngăn cách bởi hàng rào đi ̣a lý, hải quan mà ngay lâ ̣p tức tác đô ̣ng đến hàng triê ̣u người trên khắp hành tinh. Đối tượng của phát thanh là quảng đa ̣i quần chúng nhân dân , không phân biê ̣t đô ̣ tuổi, giới tính, nghề nghiê ̣p, kể cả những người có số phận kém may mắn như người khiếm thi ̣, mù chữ, người nghèo... Trong những hoàn cảnh đă ̣c biê ̣t như chiến tranh, bão lụt, ở những vùng xa xôi như miền núi , hải đảo... phát thanh là loại hình báo chí chiếm ưu thế tuyê ̣t đối so với bất cứ loa ̣i hình nào khác.

Về ưu thế này, hiện chỉ có báo mạng điện tử mới có thể cạnh tranh được với báo phát thanh. Tuy nhiên, báo mạng là phụ thuộc vào đường truyền internet, phương tiện hiê ̣n đa ̣i nên s ự tiện lợi của chiếc radio vẫn có những ưu thế của riêng mình . Khi sự kiện diễn ra, với phương tiện thu gọn nhẹ, quy trình sản xuất và phát sóng tương đối đơn giản, năng động, phát thanh có khả năng chuyển thông tin về sự kiện tức thời tới người nghe. Người ta đã đưa ra mô ̣t so sánh đầy hình ảnh : khi mô ̣t sự kiê ̣n xảy ra , phát thanh đưa tin , truyền hình diễn tả và báo in phân tích, giảng giải... [11, tr. 77].

- Kỹ thuật đơn giản, tiện lợi, rẻ tiền:

Nếu đọc báo in, bạn cần phải có ánh sáng. Xem truyền hình, đọc báo mạng điện tử thì phải có tivi, có máy tính hoặc phương tiện nối mạng internet… Hơn nữa tất cả các phương tiện này đòi hỏi bạn phải tập trung cao độ trong một điều kiện không gian tương đối ổn định thì mới có thể hưởng thụ trọn vẹn thông tin. Nhưng phát thanh đơn giản hơn thế rất nhiều. Chỉ cần một thiết bị thu tín hiệu nhỏ gọn (radio, điê ̣n thoa ̣i di đô ̣ng có chức năng nghe đài), chúng ta có thể nghe được nhiều CTPT khác nhau của các đài khác nhau thuộc từng địa phương, quốc gia hay đài nước ngoài. Xét từ góc độ kinh tế, giá thành một chiếc máy thu thanh thấp hơn nhiều so với tivi, máy tính.

Xét về góc độ công nghệ , kỹ thuật sản xuất và phát sóng thì phát thanh cũng đơn giản và nhanh chóng hơn nhiều so với các loại hình báo chí khác . Chính vì vậy, phát thanh là loại hình đặc biệt có ưu thế trong tình huống khẩn cấp như thảm ho ̣a, thiên tai, sự cố.

- Phát thanh là phương tiện truyền thông đồng hành

Không có mô ̣t loa ̣i hình báo chí truyền thông nào có được lợi thế này như phát thanh . Người ta có thể kết hợp nghe đài trong khi đang làm viê ̣c , đang di chuyển trên đường , đang lái xe , đang làm bếp , đang tắm, hoă ̣c mới ngủ dậy... Chiếc radio nhỏ có thể theo ngư dân ra khơi, theo người nông dân ra

đồng, lên nương rẫy, theo cu ̣ già đi bách bô ̣, hay theo những chuyến xe trong các cuộc hành trình . Ở Mỹ, radio có mă ̣t trên hầu hết các phương tiê ̣n giao thông cơ giới như ô tô , xe bus, tàu điện ngầm , tàu hỏa, tàu thủy, máy bay... Mô ̣t vâ ̣t gần như bất ly thân với con người trong xã hô ̣i hiê ̣n đa ̣i là điê ̣n thoa ̣i di đô ̣ng cũng có tích hợp chức năng nghe đài . Phát thanh chính là người bạn đồng hành chung thủy và gần gũi với mỗi người.

- Thông tin thân mật, tình cảm:

Một trong những thế mạnh của báo phát thanh được thính giả đánh giá cao là những người làm báo phát thanh biết cách tôn trọng người nghe và tác động nhanh, hiệu quả đến công chúng. Nếu như truyền hình hấp dẫn bằng hình ảnh sống động nhiều màu sắc, báo in là sự đọc và nghiền ngẫm thì ở phát thanh người ta cảm nhận được tính gần gũi giao lưu thân mật giữa người truyền tin và người tiếp nhận. Phong cách ngôn ngữ trong phát thanh là loa ̣i ngôn ngữ “như nói với mô ̣t người ba ̣n”.

- Sự lôi cuốn của âm nhạc:

Trong phát thanh , âm nha ̣c có vai trò đặc biệt quan trọng , được coi là thế ma ̣nh thứ hai sau tin tức (phát thanh = tin tức + âm nha ̣c). Âm nha ̣c không chỉ có chức năng giải trí đơn thuần mà nó còn có thể tạo ra không khí thông tin và được coi là mô ̣t yếu tố qu an tro ̣ng làm tăng hiê ̣u quả thông tin . Nó làm dịu bớt căng thẳng , tạo ra hưng phấn và thư giãn để việc tiếp nhận thông tin hiê ̣u quả hơn . Chính vì vậy , ở nhiều nước , trong các CTPT , âm nha ̣c chiếm dung lượng lớn nhất, sau đó mới đến lời nói [11, tr. 87].

- Kích thích mạnh mẽ trí tưởng tượng của người nghe:

Nếu biết sử dụng khéo léo và linh hoạt, các yếu tố âm thanh tổng hợp có thể kết hợp với nhau ta ̣o thành mô ̣t “bức tranh âm thanh ”, chắp cánh cho sự tưởng tượng của người nghe , khiến cho ho ̣ có cảm giác như đang được chứng kiến sự viê ̣c xảy ra trước mắt mình . Từ đó , kích thích tư duy sáng tạo của

người nghe, làm cho họ luôn đóng vai trò tích cực trong việc tiếp nhâ ̣n thông tin. Trong khi đó thì ở truyền hình , do được cung cấp quá đầy đủ thông tin ở cả hai bình diện hình ảnh lẫn ngôn từ , khán giả ít phải tư duy hơn nên dần dần trở nên thu ̣ đô ̣ng mỗi khi tham gia vào kênh giao tiếp này [11, tr. 144].

1.2.3 Hạn chế của phát thanh

Với đă ̣c trưng loa ̣i hình của mình, phát thanh có 3 nhược điểm cơ bản:

- Thiếu hấp dẫn do không thể hiện bằng hình ảnh

Phương thức tác đô ̣ng duy nhất của phát thanh là âm thanh t ổng hợp. Vì vâ ̣y, rõ ràng so với loại hình báo chí có hình ảnh thì thông tin thể hiện trên sóng phát thanh khó có thể sinh động , hấp dẫn bằng . Âm thanh có thể sống động, thân mật, riêng tư nhưng chỉ thoảng qua, khó đọng lại, khó ghi nhớ. Điều đó đã chỉ ra nhược điểm lớn nhất của loại hình báo nói là “tính thoảng qua”. Khả năng ghi nhớ nhanh một chuỗi thông tin bằng thính giác của con người cũng có giới hạn nhất định. Nghe nhiều nhưng ấn tượng không thể so sánh được với một lần được chứng kiến bằng mắt.

- Khó khăn khi cần lưu giữ chương trình hoặc tra cứu tư liệu

Đây là điểm yếu cơ bản của phát thanh. Nếu công chúng của báo in và báo điện tử dễ dàng tra cứu và sử dụng những thông tin bổ ích, cần thiết trên hai loại hình báo chí này thì công chúng phát thanh khó lòng làm được như vậy. Tuy nhiên, với sự phát triển của KHCN , nhược điểm này ngày nay đã được khắc phu ̣c khi các CTPT được nhiều đài đăng tải lên trang web , để thính giả có thể nghe lại, tìm lại bất cứ lúc nào.

- Thông tin theo trật tự thời gian

Thông tin phát thanh xuất hiện theo chuỗi tín hiệu âm thanh tuyến tính. Người nghe hoàn toàn bị động về tốc độ, trình tự vận hành của dòng âm thanh. Điều này gây khó khăn cho sự tiếp nhận của công chúng. Chỉ cần một thời

điểm không tập trung chú ý đã có thể dẫn đến tình trạng hiểu không đúng hoặc không đầy đủ nội dung thông điệp truyền tải. Những thông tin có tính logic phức tạp, có nhiều mối quan hệ đan xen mà chưa qua xử lý thông tin quy chuẩn của phát thanh, có khi sẽ mang lại hiệu quả thấp khi phát sóng. Tuy nhiên, với phát thanh trên mạng interrnet, nhược điểm này được giảm thiểu do công chúng có thể nghe theo ý thích của họ sau khi đã download chương trình.

1.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển công tác thông t in cơ sở

Trước bối cảnh bùng nổ thông tin trong xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa, Đảng và Nhà nước luôn khẳng định vai trò, vị trí của công tác thông tin , truyền thông, coi đây vừa là thành phần quan trọng của kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, vừa là ngành dịch vụ kinh tế mũi nhọn, phải ưu tiên đầu tư phát triển trước một bước. Điều đó thể hiện qua các văn kiện, các nghị quyết, văn bản quy phạm pháp luật quan trọng như: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013); Luật Báo chí (2016); Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ V (Khóa IX) về công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới; Chỉ thị số 07-CT/TW ngày 05/9/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới; Quyết định số 22/2009/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020; Quyết định số 119/2011/QĐ-TTg ngày 18/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Phát triển thông tin và truyền thông nông thôn giai đoạn 2011 - 2020”; Quyết định số 1939/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống thông tin và truyền thông các vùng biên giới biển, vùng biển, đảo Việt Nam đến năm 2020.

Chỉ thị số 07-CT/TW ngày 05/9/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng thể hiê ̣n rõ quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới:

- Công tác thông tin là nhiê ̣m vu ̣ thường xuyên , quan tro ̣ng của cả hê ̣ thống chính tri ̣ từ trung ương đến cơ sở.

Phát huy sức ma ̣nh tổng hợp của cả hê ̣ thống chính tri ̣ , kết hợp chă ̣t chẽ các phương tiện truyền thông hiện đại với cơ sở vật chất kỹ thuâ ̣t, thiết chế văn hóa – thông tin cơ sở hiê ̣n có và chương trình nông thôn mới để làm tốt công tác thông tin ở cơ sở ; bảo đảm cung cấp đầy đủ , kịp thời những thông tin , kiến thức cầ n thiết cho cuô ̣c sống lao đô ̣ng , sản xuất kinh doanh của người dân trên địa bàn dân cư xã, phường, thị trấn; đồng thời chủ đô ̣ng đấu tranh , phản bác các thông tin sai trái , xấu đô ̣c, xuyên ta ̣c, góp phần củng cố sự đoàn kết và đồng thuận xã hội ở cơ sở và từ cơ sở.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại về viễn thông , truyền thông đa phương tiê ̣n để tổ chức c ông tác thông tin cơ sở ; đồng thời chú trọng tăng cường công tác tuyên truyền miê ̣ng và thực hiê ̣n quy chế dân chủ ở cơ sở.

Quy hoạch truyền dẫn , phát sóng phát thanh , truyền hình đến năm 2020 đă ̣t ra mu ̣c tiêu:

- Mở rộng vùng phủ sóng phát thanh, truyền hình trong nước và quốc tế, đặc biệt là các chương trình của Đài TNVN, Đài THVN nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, đối ngoại, quốc phòng, an ninh của Đảng và Nhà nước và đảm bảo cung cấp cho đại đa số người dân trong nước và cộng đồng người VN ở nước ngoài các dịch vụ phát thanh, truyền hình đa dạng, phong phú, chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu và thu nhập của mọi đối tượng.

Quy hoa ̣ch phát triển hệ thống thông tin và truyền thông các vùng nông thôn, biên giới biển, vùng biển, đảo VN đến năm 2020 tiếp tu ̣c khẳng đi ̣nh:

- Phát triển cơ sở hạ tầng, mạng lưới công nghệ thông tin – truyền thông hiện đại, đồng bộ đến cấp cơ sở góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, dịch vụ, xoá đói giảm nghèo, nâng cao dân trí khu vực nông thôn; đưa phát thanh, truyền hình, sách, báo tới người dân nông thôn để xoá dần khoảng cách thông tin giữa nông thôn và thành thị; thực hiện việc số hoá và lưu trữ tập trung thông tin mọi mặt đời sống xã hội trên môi trường mạng để tạo điều kiện cho người dân khu vực nông thôn truy nhập và lấy thông tin nhanh chóng, thuận lợi; đảm bảo thông tin hai chiều từ trung ương đến cơ sở để người dân khu vực nông thôn vừa tiếp nhận được thông tin vừa có thể đóng góp ý kiến, phản ánh tâm tư nguyện vọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hệ thống đài phát thanh cấp huyện trong bối cảnh bùng nổ thông tin (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)