Định vị đạo diễn Việt kiều trong nền điện ảnh Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật đạo diễn phim truyện của 3 đạo diễn việt kiều trần anh hùng, nguyễn võ nghiêm minh, victor vũ (Trang 94 - 96)

1 .Thể loại phim truyện

3.1 Định vị đạo diễn Việt kiều trong nền điện ảnh Việt Nam

Bên cạnh những đạo diễn Việt kiều về nước làm phim, cộng đồng người Việt tại nước ngoài cũng đã có nhiều gương mặt đạo diễn đáng chú ý. Họ làm phim ngay tại nước định cư và số ít đã gây được tiếng tăm. Đặc biệt trong số họ đã làm những bộ phim về đề tài Việt Nam với cái nhìn khá nhân ái và khách quan. Hơn nữa, việc một số đạo diễn Việt kiều trở về nước làm phim thành công và gây được sự chú ý của công chúng có tác động lớn tới giới văn nghệ sĩ người Việt tại nước ngoài. Trong rất nhiều bài phỏng vấn của báo chí trong và ngoài nước, các đạo diễn Việt kiều hiện đều múôn trở về làm phim tại quê hương. Trả lời phỏng vấn, đạo diễn Charlie Trực Nguyễn đã phát biểu: “ Việc sống ở nước ngoài càng làm tôi có khao khát được về làm phim ở Việt Nam hơn. Ngoài ý nghĩa được sáng tạo nghệ thuật, theo đuổi những ước mơ của mình, làm phim ở Việt Nam còn mang lại cho tôi những cảm giác khác về tinh thần. Có lẽ đó là tình dân tộc, lòng yêu nước vẫn chảy trong huyết quản mà các đồng nghiệp của tôi ở xa quê hương cũng chia sẻ và thấu hiểu.” . Trong khi đó, những diễn viên tên tuổi gốc Việt như Phạm Linh Đan cũng bày tỏ nguyện vọng muốn tham gia một tác phẩm điện ảnh của Việt Nam. Điều này chứng tỏ, Việt Nam – quê hương của các nghệ sĩ Việt kiều – đã, đang là một chốn trở về an lành. Sự kêu gọi Việt kiều về xây dựng của nhà nước ta và các tổ chức nghệ thuật trong nước cũng là một điều kiện để các nghệ sĩ Việt kiều hào hứng trở về. Bởi mong muốn được đóng góp cho quê hương là mong ước không chỉ của các nhà hoạt động điện ảnh gốc Việt mà còn của cả cộng đồng người Việt đang sinh sống xa tổ quốc. [14]

Nhiều hoạt động điện ảnh của người Việt cũng được tổ chức thường niên tại nước ngoài. Đặc biệt tại Mỹ, Đại Hội Điện Ảnh Việt Nam Quốc Tế, do Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ tổ chức, gọi tắt là VIFF được tổ chức lần đầu tiên năm 2003 đã qui tụ một số những nhà làm phim trẻ Việt Nam đam mê và theo đuổi sự nghiệp nghệ thuật phim ảnh. Kỳ đại hội lần thứ V năm 2007 không chỉ có những tác phẩm điện ảnh do các nghệ sĩ gốc Việt thực hiện tại nước ngoài, phim Việt kiều mà còn thu hút được các tác phẩm điện ảnh trong nước như phim Sống trong sợ hãi của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên. Số lượng phim chiếu đã lên tới con số 51 phim. Trong đó có 13 phim truyện dài. Đại hội này đã chứng tỏ sự vươn lên của các nghệ sĩ điện ảnh gốc Việt nhằm tạo nên một uy tín riêng cho điện ảnh Việt Nam trong và ngoài nước.

"Đối với những đạo diễn Việt kiều đã về nước làm phim, có thể nhận thấy ngay từ những tác phẩm đầu tiên họ đã thể hiện được sự chuyên nghiệp và nghiêm túc trong cách làm phim. Sự chuyên nghiệp ấy đã tác động mạnh mẽ tới các các hãng phim trong nước. Nhiều nhà làm phim trong nước đã công nhận sự quyết đoán và chuyên nghiệp của các nhà làm phim Việt Kiều, “đã định làm gì là làm cho bằng được. Trong khi các nhà làm phim Việt Nam thì lâu nay vẫn làm phim theo kiểu liệu cơm gắp mắm”. Nhà quay phim Trinh Hoan cũng cho rằng: “ những đạo diễn trẻ được đào tạo ở nước ngoài sẽ mang những lối làm phim chuẩn hoá về nước”. Điều này đã được chứng minh bằng những tác phẩm điện ảnh xuất sắc và rất thuyết phục như Mùi đu đủ xanh, Xích lô, Ba mùa, Dòng máu anh hùng … Trong đó, những tác phẩm mang nhiều tính nghệ thuật của Trần Anh Hùng, Hồ Quang Minh, Tony Bùi,… đã giành được những thành công nhất định qua con đường liên hoan phim. Đáng chú ý là hai bộ phim Mùi đu đủ xanhXích lô với những giải thưởng tại hai liên hoan phim uy tín Venice và Cannes. Đây có thể xem là một sự công nhận của giới làm phim quốc tế đối với một tác giả người Việt Nam.

Cũng từ những giải thưởng này, Trần Anh Hùng đã khiến nhiều nhà làm phim thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật đạo diễn phim truyện của 3 đạo diễn việt kiều trần anh hùng, nguyễn võ nghiêm minh, victor vũ (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)