Nghệ thuật đạo diễn phim truyện của Trần Anh Hùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật đạo diễn phim truyện của 3 đạo diễn việt kiều trần anh hùng, nguyễn võ nghiêm minh, victor vũ (Trang 37)

1 .Thể loại phim truyện

2.1 Nghệ thuật đạo diễn phim truyện của Trần Anh Hùng

Trần Anh Hùng sáng tác không nhiều nhưng mỗi tác phẩm của anh đều để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng khán giả. Dự án đầu tay về điện ảnh của Trần Anh Hùng từ khi còn theo học tại Học Viện Ecole Louis Lumiere ( Pháp ) là phim ngắn

Thiếu phụ Nam Xương được thực hiện năm 1987, phỏng theo tác phẩm “Người con gái Nam Xương” của nhà văn Nguyễn Dữ. Tiếp theo đó, là một phim ngắn khác mang tên Hòn Vọng Phu ra đời năm 1991. Tất cả những dự án đó cuả Trần Anh Hùng đều dược hỗ trợ bời Christophe Rossignon, giám đốc sản xuất phim ảnh của Les Productions Lazennec và kể từ đó, họ trở thành cộng tác viên thân thiết.

Bắt đầu từ phim ngắn đầu tiên, Trần Anh Hùng dần dà từng bước tìm được con đường sáng tác riêng của mình. Cho đến năm 1993, khi bộ phim Mùi đu đủ xanh ra đời thì cái tên Trần Anh Hùng đã thực sự tạo được ấn tượng với khán giả

yêu điện ảnh Việt Nam và quốc tế. Bộ phim đã đạt giải Camera vàng tại liên hoan phim Cannes 1993 cho đạo diễn phim đầu tay xuất sắc nhất, giải Cesar ( pháp) cho phim đầu tay xuất sắc nhất năm 1994 và được để cử là phim nói tiếng nước ngoài hay nhất tại giải thưởng Oscar 1994. Những giải thưởng ấy đã minh chứng cho một tài năng điện ảnh của Việt Nam, tạo một bước đà tốt cho những sáng tác của anh sau này.

Mùi đu đủ xanh ( The scent of Papaya) dựa theo bối cảnh của Sài Gòn những năm 1950-1960, là câu chuyện về cuộc đời cô bé nhà quê lên thành phố làm việc cho một gia đình trung lưu với những thành viên có vấn đề về tâm lý : một người cha chẳng mấy khi biết cười, con mắt lờ đờ như vô hồn, một người mẹ câm nín chịu đựng, một cậu bé có tính ác thích giết chóc những sinh vật nhỏ bé, hành hạ người giúp việc, một cậu anh trai đến tuổi vị thành niên luôn hững hờ với mọi vật… nhưng Mùi luôn tỏ ra vui vẻ, tìm thấy vẻ đẹp long lanh trong những cây cỏ tưởng chừng vô hồn… cho đến một ngày, Mùi lớn lên thành một thiếu nữ đẹp và người anh trai ngày nào , giờ đã trở thành một nghệ sĩ dương cầm phát hiện ra vẻ đẹp tiềm ẩn của Mùi… Bộ phim là câu chuyện tình yêu về gia đình , tình yêu của cô bé Mùi với thiên nhiên và đặc biệt là tình yêu đôi lứa, khi họ phát hiện ra vẻ đẹp và gần gũi nơi nhau, cho dù tình yêu đấy có đi ngược lại luật lệ và tập tục cổ xưa.

Đến năm 1995, Trần Anh Hùng cho ra đời bộ phim thứ 2 là Xích lô- với sự góp mặt của nam diễn viên Trung Quốc Lương Triều Vỹ. Bộ phim đã ngay lập tức thu hút được rất nhiều chú ý của giới phê bình và giành giải Sư tử vàng tại Liên hoan phim quốc tế Venise (Ý) năm 1995. Bộ phim còn đạt giải nhạc phim xuất sắc nhất tại giải thường Georges Delurue.

Xích Lô (Cyclo) ( 1995) được bấm máy tại TP HCM, hợp tác làm phim này còn ó hãng phim Giải Phóng và Salon Film Studio (Hong Kong). Chuyện phim kể về một chàng thanh niên trẻ đạp xích lô kiếm sống tại Sài Gòn, gia đình anh thuộc

tầng lớp nghèo tận cùng của xã hội, gồm có một người chị gái mà về sau bị cám dỗ, trở thành gái giang hồ, một người em gái nhỏ và một ông già chuyên hành nghề vá xe đạp trên đường phố. Vì một sơ suất nhỏ, chiếc xích lô anh mướn để kiếm sống đã bị đánh cắp. Khi mất đi cần câu cơm duy nhất đã đưa đẩy anh vào con đường tội lỗi mà chính anh cũng ghê tởm và phải ra sức chống chọi để tìm lại bản tính lương thiện mà anh vốn có.

Năm 2000, sau 5 năm vắng bóng, Trần Anh Hùng lại xuất hiện, mang đến cho điện ảnh Việt Nam một sắc diện rất mới mẻ, đó là bộ phim Mùa hè chiều thẳng đứng, Trần Anh Hùng từng chia sẻ, trong thời gian làm phim Xích lô, hình ảnh thủ đô Hà Nội và Việt Nam đã gắn bó với anh, gây cho anh những cảm giác hết sức êm đềm và thơ mộng, khiến anh phải làm một bộ phim về đất nước, con người Hà Nội. Bộ phim Mùa hè chiều thẳng đứng ra đời, đã được chọn tham dự LHP quốc tế Cannes năm 2000. Đây là vinh dự mà không phải tác phẩm điện ảnh nào cũng có được.

Mùa hè chiếu thẳng đứng là câu chuyện của 3 chị em Sương, Khanh, Liên sống trong bối cảnh xã hội hiện đại. Họ đã họp mặt nhau trong ngày giỗ mẹ, câu chuyện bắt đầu bằng những khám phá bí ẩn quá khứ của cha mẹ họ và cả cá tính của nhau. Mỗi nhân vật là một câu chuyện riêng về đời sống mỗi người, là cuộc đấu tranh tình cảm từ cả 3 chị em khiến khán giả đặt nhiều câu hỏi. Liên là cô em út, độc thân, sống chung nhà với một người anh và tự bao giờ, cô đã xem anh là người tình của mình. Người chị lớn là Sương đã lập gia đình nhưng cuộc sống không hề hạnh phúc khi chồng Sương là Quốc lại đang vương vấn một người đàn bà khác. Người còn lại là Khanh, vợ một nhà văn đang cố gắng hoàn thành cuốn tiểu thuyết của mình về sự thật gia đình ba chị em Sương- Khanh- Liên. Mỗi con người trong phim đều có một câu chuyện rất riêng và họ đều cố vùng vẫy để thoát khỏi cuộc sống của bản thân và gia đình chật hẹp

Sau đó, Trần Anh Hùng tiếp tục dự án phim Rừng Na Uy của nhà văn người Nhật Bản Murakami gây xôn xao dư luận trên toàn thế giới.

Bằng những tác phẩm của mình và được chứng minh bằng rất nhiều những giải thưởng danh giá, đạo diễn Trần Anh Hùng đã khẳng định chỗ đứng của mình cũng như dòng phim Việt Kiều trong hệ thống điện ảnh Việt nam. Anh đã tạo ra được cho mình một phong cách riêng trong cách phát hiện đề tài vả cách thể hiện đề tài

2.1.1 Những đặc sắc trong tác phẩm phim truyện của Trần Anh Hùng

1. Vẻ đẹp thiên nhiên Việt Nam

Có thể nói Trần Anh Hùng là một nghệ sĩ thực thụ. Anh rất yêu mến thiên nhiên và luôn chú trọng tới vẻ đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam. Thiên nhiên trong phim anh hiện lên nhẹ nhàng, trong sáng, như những bức tranh với những gam màu tươi sáng, lãng mạn. Khán giả dễ dàng nhận thấy điều này trong cảnh sắc những vùng đất mà Trần Anh Hùng chọn để đặt bối cảnh trong phim.

Trong Mùa hè chiều thẳng đứng, cảnh sắc thiên nhiên của một Hà Nội cổ kính hiện lên bình dị và đầy chất thơ, với một nét gì đó ngọt ngào, thong thả, đầy quyến rũ. Trần Anh Hùng từng tâm sự, trong thời gian làm bộ phim Xích lô, anh đã đến Hà Nội, và từ đó, hình ảnh thủ đô với những con đường rợp bóng cây, những bức tường rong rêu xanh màu đã gắn bó với anh, gây cho anh những cảm giác hết sức êm đềm và thơ mộng, điều đó thôi thúc anh làm một bộ phim dựa trên bối cảnh của Hà Nội.

Bối cảnh của phim Mùa hè chiều thẳng đứng là Vịnh Hạ Long. Dưới bàn tay của Trần Anh Hùng, cảnh sắc như tươi mới hơn, xanh tươi hơn . Trong đoạn phim với bối cảnh là vùng biển Hạ Long, người xem cảm nhận được đặc trưng nới ấy với hình ảnh những người ngư dân và ngôi nhà lênh đênh trên sóng nước. Không

cần giới thiệu, Trần Anh Hùng chỉ khéo léo chọn bối cảnh một góc đáo đá trên nền xanh da trời là người xem đã có thể hình dung ra một Hạ Long duyên dáng, yêu kiều.

Cảnh sắc thiên nhiên không chỉ được thể hiện trong bối cảnh rộng như Hà Nội hay Vịnh Hạ Long. Thiên nhiên còn hiện lên rất gần gũi trong bối cảnh chính ở cả hai bộ phim Mùi đu đủ xanhMùa hè chiều thẳng đứng. Trong cả 2 tác phẩm, câu chuyện phim đều diễn ra trong những ngôi nhà có vườn cây rộng, trồng những loại cây đặc trưng của mảnh đất nhiệt đới. Ta có cảm giác ngôi nhà ấy, cũng như cuộc sống của những con người trong phim gắn chặt và hòa hợp với thiên nhiên, thiên nhiên trở thành một phần không thể tách rời trong ý nghĩa của câu chuyện phim. Ngoài ra, đạo diễn Trần Anh Hùng còn cho người xem thấy rõ vẻ đẹp thiên nhiên Việt Nam qua từng chi tiết nhỏ. Những cơn mưa ẩm ướt mang hơi thở nhiệt đới, những chậu hoa lung linh trong sương mai và rực rỡ màu sắc hay là những con vật nhỏ bé như chim muông, ve sầu... đã mang lại sự thân quen cho những khán giả Việt.

Cứ như vậy, xem phim Trần Anh Hùng, ta có cảm giác như đang sống giữa thiên nhiên, chạm tay vào được những vẻ đẹp của tạo hóa, những vẻ đẹp ấy mang lại cho khán giả một cảm giác thanh bình và nhẹ nhàng.

2. Hình ảnh con người Việt Nam trong phim Trần Anh Hùng

Trần Anh Hùng là một đạo diễn coi trọng tính dân tộc trong điện ảnh. Xem phim của anh, ta cảm nhận được niềm hoài cổ, nhớ nhung những giá trị truyền thống của người Việt thời quá khứ mà còn bằng cả thế giới nội tâm với những tâm tư tình cảm của hệ thống nhân vật trong phim. Việc xem xét một bộ phim có tình dân tộc hay không phải chú ý tới hiệu quả chung toát lên từ tổng thể tác phẩm. Nó không chỉ nằm ở vấn đề tác giả đề cập trong phim mà chủ yếu thể hiện ở quá trình,

hiệu quả xây dựng hình tượng nhân vật trong phim và cả việc mô tả tính cách của từng nhân vật

Bản sắc dân tộc trong nghệ thuật là diện mạo tinh thẩn của dân tộc được thể hiện qua cuộc sống nội tâm của các nhân vật trong tác phẩm. Vì vậy,đối tượng chủ yếu qua vấn đề bản sắc dân tộc trong nghệ thuật vẫn là con người. Trần Anh Hùng đã nắm bắt và giải quyết được bằng cách xây dựng nhân vật của phim. Không cần những giải thích dài dòng, chỉ qua những thước phim mà khán giả thấm được hồn Việt trong tác phẩm. Chất truyền thống được thể hiện một phần trong hình tượng của những người phụ nữ Việt trong chùm tác phẩm Mùi đu đủ xanh, Mùa hè chiếu thẳng đứngXích lô. Hình ảnh người phụ nữ Việt sẽ được phân tích kỹ hơn trong phần sau của luận văn.

Tính dân tộc được khán giả dễ dàng nhận thấy ở cách xây dựng nhân vật thông qua ngoại hình- một điều dễ nhận thấy ở người xem. Trong vấn đề trang phục của diễn viên, Trần Anh Hùng chủ yếu lựa chọn cho nhân vật của mình những bộ trang phục truyền thống với áo dài, tấm áo the và chiếc quần đùi… Chính vì vậy,hình dung nhân vật trong phim của anh mang đậm nét dân tộc Việt. Mọi nhân vật nữ chính hoặc phụ đều có mái tóc suôn dài, đặc trưng của người phụ nữ Việt nam. Thêm vào đó, một chi tiết khá thú vị là hình ảnh người phụ nữ gội đầu được lặp lại trong cả 3 tác phẩm Mùi đủ đủ xanh, Xích lô, Mùa hè chiếu thẳng đứng. Người phụ nữ Việt từ bao đời nay vẫn tự hào về mái tóc dài truyền thống, nâng niu, gìn giữ và chăm sóc mái tóc mình.Trong phim, cảnh người phụ nữ gội đầu với một tâm thế thư thái, vừa như giải tỏa căng thẳng lại vừa như đang nuôi nấng, chăm sóc mái tóc của mình gợi cho người xem một sự trân trọng với quê hương, hồn Việt. Trần Anh Hùng đã khai thác hình ảnh này rất đắt giá, như một hình ảnh ẩn dụ để nói về tính dân tộc trong phim, một nét đặc trưng của phụ nữ Á Đông.

Đạo diễn Trần Anh Hùng cũng tập trung vào khai thác nội tâm của người phụ nữ Việt. Hình tượng người phụ nữ từ xưa đến nay là hình tượng truyền thống tiêu biểu, mang hồn sắc dân tộc. Đạo diễn Trần Anh Hùng đã gửi gắm những nét văn hóa Việt, tâm hôn người Việt vào hình ảnh người phụ nữ. Người phụ nữ trong phim thể hện đúng vai trò và tính chất vốn có của người phụ nữ Việt- tần tảo, chịu thương chịu khó, thầm lặng, nhưng tràn ngập tình yêu thương. Hình ảnh người phụ nữ Việt đã đóng một vai trò quan trọng trong bản sắc văn hóa Việt từ những câu ca dao tục ngữ xưa kia thì ngày nay lại đi vào trong phim của đạo diễn Trần Anh Hùng như một vai trò chủ đạo.

Tính dân tộc thể hiện trong tâm tư tình cảm của nhân vật như những gì phân tích trên đây chính là điểm chính và nổi bật của bất kỳ bộ phim nào muốn nhắc tới và đề cao nét đẹp truyền thống văn hóa

Nét truyền thống và tính dân tộc trong phim của Trần Anh Hùng còn được thể hiện ở những thói quen sinh hoạt hàng ngày của nhân vật. Nếu là người dân Việt thì nơi thể hiện nhiều nhất vẫn là thói quen sinh hoạt hàng ngày. Hình ảnh cô gái Mùi đổ gạo vào đầy chum là hình ảnh ẩn dụ mà đạo diễn cho người xem thấy một niềm vui giản đơn của người nông dân khi cơm no gạo ấm. Người Việt lớn lên bằng lúa nước và họ gắn bó với hạt gạo quê hương. Khán giả sẽ nhớ mãi hình ảnh người quản gia trong phim Mùi đu đủ xanh nâng niu, ngắm nhìn những hạt gạo. Hoặc như hình ảnh người nội trợ trong gia đình xào nấu, bày biện mâm cơm cúng trong niềm vui, hạnh phúc mang một vẻ đẹp truyền thống Việt Nam trong những ngày Tết cổ truyền.

Trong Mùi đu đủ xanh, Trần Anh Hùng cho người xem cảm nhận vẻ đẹp quê hương qua tâm hồn dung dị, nhạy cảm , hòa điệu với thiên nhiên của cô bé Mùi. Cô biết lắng nghe tiếng côn trùng đêm đêm, tiếng chim líu lo hàng sáng, biết mùi

hương của cỏ cây, khói bếp, biết thương cảm với những số phận của những con dế mèn nhỏ bé bị nhốt trong lồng…

Một hình tượng được chăm chút thường xuyên suốt bộ phim là hình ảnh cây đu đủ - loài cây được trồng không phải ở giữa những luống hoa, vườn quả mà khiêm tốn ở trong một góc gian nhà bếp. Cây đu đủ vốn là thứ cây bình dân, đặc trưng của miền nhiệt đới, đã từng xuất hiện trong ca dao tục ngữ Việt Nam. Hình ảnh cây đu đủ lặng lẽ qua mưa gió, qua thời gian mà vẫn đơm hoa kết trái, góp hương sắc cho đời đã thể hiện một bản năng sinh tồn mạnh mẽ.Phảng phất trong hình ảnh cây đu đủ chính là bóng dáng con người Việt Nam, qua đớn đau, nhọc nhằn mà vẫn lạc quan, yêu cuộc sống.

Trần Anh Hùng khai thác chi tiết ngày Tết, ngày lễ vào phim như một đặc trưng không thể thiếu trong văn hóa Việt. Bộ phim Xích lô, thời điểm xảy ra nhiều sự kiện quan trọng là đêm 30 Tết , hương khói mờ ảo, pháo hoa rợp trời và lòng người háo hức đón năm mới. Ở Mùa hè chiều thẳng đứng thì những con người trong gia đình tụ họp, sum vầy là ngày giỗ cha giỗ mẹ. Trong ngày giỗ ấy, từng người con lại đứng trước bàn thờ cha mẹ thắp những nén hương nghi ngút khói cùng lời cảm tạ và nhớ ơn sinh thành, dưỡng dục. Trần Anh Hùng còn quay trọn vẹn cảnh từng người con lên thắp hương mà không hề cắt bớt động tác của ai như để làm chậm lại giây phút này và nhấn mạnh lòng biết ơn của họ đối với cha mẹ mình.

Trần Anh Hùng quan niệm một bộ phim Việt Nam thì phải mang đậm bản sắc văn hóa Việt. Chính từ việc khai thác những chi tiết nhỏ mà khi xem bộ phim của anh, người xem nhận ngay ra hình ảnh đất nước Việt, con người Việt và cốt cách Việt qua toàn bộ phim. Việc giữ gìn nét đẹp truyền thống văn hóa Việt là một trong những thành công của anh và đã được bạn bè quốc tế đón nhận nhiệt tình.

3. Một cách nhìn đa chiều về hiện thực xã hội và đời sống con ngƣời Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật đạo diễn phim truyện của 3 đạo diễn việt kiều trần anh hùng, nguyễn võ nghiêm minh, victor vũ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)