Tổ chức nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Định hướng giá trị nghề của học viên trường Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân I (Trang 56)

8. Cấu trúc của đề tài

2.2. Tổ chức nghiên cứu

2.2.1. Tổ chức nghiên cứu về mặt lý luận

Nhằm hệ thống hóa một số lý thuyết, luận điểm, công trình nghiên cứu liên quan đến định hướng giá trị, định hướng giá trị nghề, định hướng giá trị nghề của học viên Trường Cao đẳng CSND I, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị nghề của học viên Trường Cao đẳng CSND I.

Cách tiến hành: Tìm đọc và nghiên cứu các tài liệu, sách báo, tạp chí, luận văn, luận án; các văn bản, điều luật, quy định của nhà nước và của Bộ công an có liên quan đến đề tài. Hệ thống hóa tài liệu đã đọc để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.

2.2.2. Tổ chức nghiên cứu về mặt thực tiễn

Nhằm tìm hiểu và đánh giá thực trạng ĐHGTN của học viên Trường Cao đẳng CSND 1, tiến trình nghiên cứu thực tiễn được thực hiện cụ thể như sau:

a, Bước 1: Thiết kế công cụ điều tra:

- Mục đích: Hình thành sơ bộ các nội dung của phiếu hỏi

- Phương pháp: Lấy ý kiến chuyên gia, phương pháp phỏng vấn, nghiên cứu tài liệu

- Cách tiến hành:

+ Đọc và tham khảo các tài liệu, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Dựa trên cơ sở lý luận về giá trị, định hướng giá trị, định hướng giá trị nghề để xác định giá trị cốt lõi của nghề.

+ Tiến hành trò chuyện, phỏng vấn, lấy ý kiến các thầy cô giáo, các học viên đang theo học Trường Cao đẳng CSND I về các vấn đề có liên quan (câu hỏi phỏng vấn sâu học viên và giáo viên)

+ Xin ý kiến các chuyên gia tâm lý về vấn đề ĐHGTN của học viên Trường Cao đẳng CSND I.

+ Nội dung sơ bộ của phiếu hỏi được cấu trúc 3 phần như sau:

(1) Biểu hiện định hướng giá trị nghề của học viên Trường Cao đẳng CSND I thể hiện trong mối quan hệ với người vi phạm pháp luật, với nhân dân, với đồng nghiệp và với bản thân; (2) Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị nghề của học viên Trường Cao đẳng CSND I; (3) Thu thập một số ý kiến làm thế nào để tăng cường ĐHGTN tích cực cho học viên Trường Cao đẳng CSNS I.

b, Bước 2: Điều tra thử

- Mục đích: Đánh giá độ tin cậy của phiếu hỏi và hoàn thiện phiếu hỏi để điều tra chính thức.

- Phương pháp: Phương pháp điều tra, phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.

- Cách thức tiến hành: Tiến hành điều tra thử 50 học viên đang theo học tại Trường Cao đẳng CSND I. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0. Chúng tôi sử dụng kỹ thuật phân tích độ tin cậy theo hệ số Alpha của Cronbach. Kết quả cho thấy, các câu hỏi (item) cho độ tin cậy Alpha = 0,65. Như vậy, các câu hỏi hoàn toàn có thể sử dụng để triển khai nghiên cứu thực tế.

c, Bước 3: Điều tra chính thức:

-Mục đích: Tìm hiểu thực trạng ĐHGTN của học viên Trường Cao đẳng CSND I.

-Phương pháp: Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi kết hợp với phương pháp phỏng vấn sâu nhằm thu thập thông tin cả về mặt định lượng và định tính đối với vấn đề nghiên cứu.

Cách thức tiến hành: Dựa vào kết quả khảo sát thử ở bước 2, chúng tôi cấu trúc lại bảng hỏi để điều tra chính thức. Phát bảng câu hỏi đã chuẩn bị cho các khách thể và hướng dẫn cụ thể khi khách thể trả lời bảng hỏi. Các khách thể được trả lời một cách độc lập theo nhận định của cá nhân.

d, Bước 4: Phân tích, xử lý kết quả thu được từ nghiên cứu thực tiễn

2.3. ác phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Mục đích: Đọc, phân tích tài liệu, thu thập dữ liệu có liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài và tổ chức nghiên cứu.

- Nội dung nghiên cứu: Chúng tôi tập trung nghiên cứu các tài liệu có nội dung liên quan đến ĐHGT, ĐHGTN, biểu hiện ĐHGTN của học viên Trường Cao đẳng CSND I.

- Cách tiến hành: Thu thập tài liệu, tìm hiểu, đọc cũng như phân tích các tài liệu có những vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu. Cụ thể: Thu thập và nghiên cứu các chuyên đề, sách, báo, tạp chí, đề tài nghiên cứu, mạng internet,...các văn bản, tài liệu từ phòng tổ chức cán bộ, phòng quản lý học viên, phòng đào tạo, thư viện Trường Cao đẳng CSND I.

- Xử lý kết quả nghiên cứu: Các tài liệu thu thập được, chúng tôi tổng hợp, khái quát để tham khảo xây dựng cơ sở lý luận và công cụ cho đề tài như: các quan điểm về giá trị, ĐHGT, ĐHGTN và xây dựng khái niệm công cụ “Định hướng giá trị nghề của học viên Trường Cao đẳng CSND I”.

2.3.2. Phương pháp quan sát

Mục đích: Nhằm bổ trợ cho các phương pháp khác đồng thời chính xác hóa các thông tin thu được.

Nội dung quan sát: Quan sát các biểu hiện về hành vi, ngôn ngữ, ứng xử trong học tập, rèn luyện, trong giao tiếp, trong hoạt động thực tập bằng các giác quan và các phương tiện ghi âm, chụp ảnh (Xem phụ lục 4 )

Cách thức tiến hành: Quan sát học viên trong giờ học lý thuyết và thực hành trên lớp, quan sát học viên thông qua giao tiếp trực tiếp với học viên, quan sát hoạt động ngoài giờ lên lớp của học viên, quan sát trong thời gian thực tập, thực tế ở cơ sở.

Xử lý kết quả quan sát: Kết quả quan sát được ghi chép cẩn thận phục vụ cho việc quá trình điều tra và để đưa vào làm minh chứng đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu.

2.3.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Mục đích sử dụng: nhằm thu thập thông tin chủ quan mang tính định lượng nhằm tìm hiểu về ĐHGTN của học viên Trường Cao đẳng CSND I và các yếu tố ảnh hưởng đến ĐHGTN của học viên Trường Cao đẳng CSND I.

- Cách thức tiến hành: Dùng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để nghiên cứu trên 300 học viên. Phương pháp này thực hiện qua 4 giai đoạn: Giai đoạn xây dựng bảng hỏi, điều tra thử, điều tra chính thức và xử lý kết quả điều tra. Cụ thể:

+ Xây dựng bảng hỏi: Trên cơ sở khái niệm công cụ đã xây dựng, chúng tôi thiết kế bảng câu hỏi nhằm làm rõ các vấn đề nghiên cứu. Bảng hỏi được thiết kế bao gồm 3 phần gồm 8 câu hỏi với 76 item: Phần khảo sát thực trạng ĐHGTN của học viên Trường Cao đẳng CSND I (Câu 1, câu 2, câu 3, câu 4, câu 5, câu 6, câu 7); phần khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị nghề của học viên Trường Cao đẳng CSND I (câu 8): phần thu thập ý kiến của học viên về việc làm thế nào để tăng cường định hướng giá trị nghề cảnh sát cho học viên Trường Cao đẳng CSND I. Cụ thể:

* Câu 1: Gồm 9 item nhằm khảo sát mức độ định hướng giá trị nghề của học viên Trường Cao đẳng CSND I biểu hiện trong mối quan hệ với người vi phạm pháp luật (Xem phụ lục 1).

* Câu 2: Gồm 8 item nhằm khảo sát mức độ định hướng giá trị nghề của học viên Trường Cao đẳng CSND I biểu hiện trong mối quan hệ với nhân dân (Xem phụ lục 1).

* Câu 3: Gồm 8 item nhằm khảo sát mức độ định hướng giá trị nghề của học viên Trường Cao đẳng CSND I biểu hiện trong mối quan hệ với đồng nghiệp. (Xem phụ lục 1)

* Câu 4 + 5 + 6 + 7: Gồm 44 item khảo sát mức độ định hướng giá trị nghề của học viên Trường Cao đẳng CSND I biểu hiện trong mối quan hệ với bản thân. Cụ thể:

Câu hỏi 4 gồm 10 item nhằm khảo sát mức độ định hướng giá trị nghề của học viên Trường Cao đẳng CSND I đối với bản thân (Xem phụ lục 1).

Câu hỏi 5 gồm 10 item nhằm khảo sát mức độ nhận thức của học viên Trường Cao đẳng CSND I về giá trị nghề cảnh sát (Xem phụ lục 1)

Câu hỏi 6 gồm 14 item khảo sát về biểu tượng người cảnh sát tương lai mà học viên Trường Cao đẳng CSND I hướng tới (Xem phụ lục 1).

Câu hỏi 7 gồm 10 item nhằm khảo sát mức độ ĐHGTN của học viên Trường Cao đẳng CSND I trong mối quan hệ với bản thân thể hiện qua hoạt động học tập và rèn luyện (Xem phụ lục 1).

* Câu 8: Gồm 7 item khảo sát mức độ của các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị nghề của học viên Trường Cao đẳng CSND I (Xem phụ lục 1).

* Câu 9: Dùng để thu thập ý kiến của học viên về việc làm thế nào để tăng cường định hướng giá trị nghề cảnh sát cho học viên Trường Cao đẳng CSND I (câu 9) và phần tìm hiểu thêm một số thông tin của khách thể có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài như: Năm học, hệ đào tạo,... (Xem phụ lục 1).

Mục đích: Đánh giá độ tin cậy của phiếu hỏi và hoàn thiện phiếu hỏi để điều tra chính thức.

Phương pháp: Phương pháp điều tra, phương pháp xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS.

Cách thức tiến hành: Tiến hành điều tra thử 50 học viên đang theo học tại Trường Cao đẳng CSND I. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0. Chúng tôi sử dụng kỹ thuật phân tích độ tin cậy theo hệ số Alpha của Cronbach. Kết quả cho thấy, các câu hỏi (item) cho độ tin cậy Alpha ≥ 0,65. Như vậy, các câu hỏi hoàn toàn có thể sử dụng để triển khai nghiên cứu thực tế.

+ Tiến hành điều tra chính thức: Hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ khi khách thể trả lời câu hỏi. Sau đó thu thập và thống kê.

+ Xử lý kết quả điều tra: Được thu thập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0.

2.3.4. Phương pháp phỏng vấn sâu

- Mục đích sử dụng: Thu thập thông tin mang tính định tính nhằm phát hiện vấn đề mà bản thân tác giả nghiên cứu chưa dự đoán được và giúp điều chỉnh lại cấu trúc bảng hỏi cho phù hợp với nghiên cứu đồng thời làm sáng tỏ hơn các kết quả nghiên cứu định lượng thu được qua điều tra thực tiễn. Bên cạnh đó, có thể khai thác sâu hơn một số vấn đề và khẳng định lại các kết quả thu được từ các phương pháp khác. Đối tượng lựa chọn tiến hành phỏng vấn sâu là các em học viên, giảng viên trực tiếp giảng dạy và quản lý trong nhà trường.

- Cách thức tiến hành:

+ Thiết kế câu hỏi phỏng vấn sâu:

* Các câu hỏi dành cho giáo viên (khoa, bộ môn), cán bộ quản lý giáo dục: Gồm 6 câu hỏi (xem phụ lục 3)

+ Tiến hành phỏng vấn sâu:

* Tạo không khí thoải mái, thân mật, gần gũi và cởi mở giữa nhà nghiên cứu với người được phỏng vấn.

* Nêu ra các nội dung cần phỏng vấn và đặt ra các câu hỏi phỏng vấn bám sát vấn đề, nội dung cần tìm hiểu, sử dụng các câu hỏi một cách linh hoạt đảm bảo logic giữa các câu hỏi phỏng vấn và diễn biến của cuộc trao đổi.

+ Xử lý kết quả: Ghi lại chi tiết các thông tin thu được trong quá trình phỏng vấn (xem câu hỏi phỏng vấn sâu trong phụ lục)

2.3.5. Phương pháp xử lý kết quả bằng SPSS

- Mục đích: Các câu trả lời của khách thể thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 cho ra các kết quả mang tính định lượng, đảm bảo tính khách quan cho đề tài nghiên cứu.

- Cách tiến hành: Sau khi thu được kết quả điều tra, chúng tôi tiến hành phân tích kết quả, chủ yếu chúng tôi sử dụng những phép thống kê sau:

+ Tính tần xuất: Để xem sự phân bố của các giá trị

+ Thống kê tính tỉ lệ (%): nhằm tìm hiểu tỉ lệ lựa chọn các phương án trả lời của khách thể.

+ Tính điểm trung bình cộng (Mean): dùng để tính điểm đạt được của từng item và của từng biểu hiện định hướng giá trị nghề, các yếu tố tác động đến định hướng giá trị nghề của học viên.

+ Tính độ lệch chuẩn (Std. Deviation): dùng để xem xét độ tin cậy trong kết quả lựa chọn của sinh viên có ý nghĩa hay không. Với điểm SD trong khoảng 0,5 -1,14: kết quả có thể tin cậy được.

Để đánh giá mức độ và biểu hiện ĐHGTN của học viên Trường Cao đẳng CSND I, chúng tôi thiết kế câu hỏi có 5 mức độ để khách thể lựa chọn tương ứng với các thang điểm từ 1 đến 5. Có cách tính điểm và ý nghĩa điểm như sau:

Sai, không cần thiết, không ảnh hưởng, không bao giờ (1điểm); sai nhiều hơn đúng, ít cần thiết, ít ảnh hưởng, hiếm khi (2 điểm); đúng nhiều hơn sai, nửa cần thiết nửa không cần thiết, bình thường, thỉnh thoảng (3 điểm); đúng, cần thiết, nhiều, thường xuyên (4 điểm); Rất đúng, rất cần thiết, rất nhiều, rất thường xuyên (5 điểm).

Như vậy, điểm tối đa là 5 điểm, tối thiểu là 1 điểm. Điểm trung bình càng cao thể hiện mức độ định hướng giá trị càng tích cực. Theo đó, chúng tôi lấy điểm cao nhất (5 điểm) trừ đi điểm thấp nhất (1điểm) chia cho 5 mức độ của thang đo. Điểm chênh lệch của mỗi mức độ là 0,80. Từ đó đề tài xác định các mức độ thang đo và ý nghĩa các mức độ thang đo như sau:

Bảng 2.2: Quy ước mức độ ý nghĩa của thang đo

Mức iểm trung bình Ý nghĩa mức độ

Mức 5 4,20 < ĐTB ≤ 5,0 Rất tích cực

Mức 4 3,40 < ĐTB ≤ 4,20 Tích cực

Mức 3 2,60 < ĐTB ≤ 3,40 Tích cực nhiều hơn tiêu cực

Mức 2 1,80 < ĐTB ≤ 2,60 Tiêu cực nhiều hơn tích cực

Mức 1 1,0 ≤ ĐTB ≤ 1,80 Tiêu cực

Các tiêu chí về định lượng trên cũng là cơ sở để chúng tôi xây dựng kết quả định tính (phỏng vấn sâu) như sau:

Mức độ rất tích cực: Nắm được rất đầy đủ và giải thích rõ ràng về yêu cầu và đòi hỏi của nghề đối với người cảnh sát; có thái độ ứng xử và

biểu hiện hành vi rất chuẩn mực trong các mối quan hệ với người vi phạm pháp luật, với nhân dân, với đồng nghiệp và với bản thân.

Mức độ tích cực: Nắm được tương đối đầy đủ và giải thích tương đối rõ ràng về yêu cầu và đòi hỏi của nghề đối với người cảnh sát, có thái độ ứng xử và biểu hiện hành vi tương đối chuẩn mực trong các mối quan hệ với người vi phạm pháp luật, với nhân dân, với đồng nghiệp và với bản thân.

Mức độ tích cực nhiều hơn tiêu cực: Nắm được tương đối đầy đủ nhưng chỉ giải thích được một số yêu cầu và đòi hỏi của nghề đối với người cảnh sát. Sự thể hiện thái độ và hành vi chuẩn mực còn thất thường trong các mối quan hệ với người vi phạm pháp luật, với nhân dân, với đồng nghiệp và với bản thân.

Mức độ tiêu cực nhiều hơn tích cực: nắm được và giải thích được một vài yêu cầu và đòi hỏi của nghề đối với người cảnh sát. Hiếm khi có thái độ và hành vi chuẩn mực trong các mối quan hệ với người vi phạm pháp luật, với nhân dân, với đồng nghiệp và với bản thân.

Mức độ tiêu cực: Không nắm được và giải thích được bất cứ yêu cầu và đòi hỏi nào của nghề đối với người cảnh sát. Không có thái độ và hành vi chuẩn mực nào đối với người vi phạm pháp luật, với nhân dân, với đồng nghiệp và với bản thân.

Tiểu kết chƣơng 2

Việc tổ chức nghiên cứu được chia làm nhiều giai đoạn với những nhiệm vụ cụ thể và có các phương pháp nghiên cứu rõ ràng, nhằm đảm bảo tiến độ và hiệu quả nghiên cứu.

Đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau. Sử dụng kết hợp giữa phương pháp định lượng và định tính. Ngoài phương pháp chính còn có các phương pháp nghiên cứu bổ trợ để đảm bảo thông tin thu được có độ tin cậy cao. Các phương pháp được sử dụng để nghiên cứu bao gồm: phương pháp quan sát, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Định hướng giá trị nghề của học viên trường Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân I (Trang 56)