Một số vấn đề đặt ra đối với hoạt động giáo dục của Giáo hội Phật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giáo dục của phật giáo (bắc tông) ở kiên giang hiện nay thực trạng và những vấn đề đặt ra (Trang 74 - 100)

Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang hiện nay

Quan điểm, chủ trƣơng của Đảng: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng nêu rõ: các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hóa. Nhà nƣớc giữ vai trò nòng cốt, đồng thời động viên mỗi ngƣời dân, các doanh nghiệp, các tổ chức trong xã hội, các cá nhân và tổ chức nƣớc ngoài cùng tham gia giải quyết các vấn đề xã hội. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định: các chính sách xã hội đƣợc tiến hành theo tinh thần xã hội hóa, đề cao tinh thần trách nhiệm của các cấp, huy động các

nguồn lực trong nhân dân và sự tham gia của các đoàn thể trong nhân dân, các tổ chức xã hội. Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bổ sung và phát triển năm 1991 ghi rõ: Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội. Thực hiện tốt chính sách đối với ngƣời và gia đình có công với nƣớc. Chú trọng cải thiện điều kiện sống, lao động và học tập của thanh niên, thiếu niên, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Chăm lo đời sống những ngƣời cao tuổi, neo đơn khuyết tật, mất sức lao động và trẻ em mồ côi...

Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01 tháng 6 năm 2012 cả Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI, một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020 nhấn mạnh: Nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp xã hội, tiếp tục mở rộng đối tƣợng thụ hƣởng với hình thức hỗ trợ thích hợp; nâng dần mức trợ cấp xã hội thƣờng xuyên phù hợp với khả năng ngân sách Nhà nƣớc. Xây dựng mức sống tối thiểu phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, làm căn cứ xác định ngƣời thuộc diện đƣợc hƣởng trợ giúp xã hội. Tiếp tục hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội. Củng cố, nâng cấp hệ thống cơ sở trợ giúp xã hội, phát triển mô hình chăm sóc ngƣời có hoàn cảnh đặc biệt tại cộng đồng, khuyến khích sự tham gia của khu vực tƣ nhân vào triển khai các mô hình chăm sóc ngƣời cao tuổi, trẻ em mồ côi, ngƣời khuyết tật, nhất là mô hình nhà dƣỡng lão.

Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng chỉ rõ: Tiếp tục hoàn thiện chính sách, khuyến khích tham gia của cộng đồng, nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp xã hội... Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, xã hội, để bảo đảm thực hiện an sinh xã hội... Phát triển đa dạng các hình thức từ thiện, đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia giúp đỡ những ngƣời yếu thế.

* Về phía cơ chế, chính sách pháp luật của Nhà nước

Việc xin chủ trƣơng để mở thêm trƣờng lớp chậm thực hiện; thủ tục còn phải qua nhiều khâu, nhiều tầng nấc, phải xin ý kiến nhiều cơ quan có liên quan nhƣ: giáo dục, xây dựng, lao động thƣơng binh xã hội, tài nguyên

môi trƣờng… khi cơ sở tôn giáo cần sự hỗ trợ, giúp đỡ, còn kéo dài thời gian, chờ xin ý kiến cấp trên nhƣ: xem lại quy hoạch tổng thể mặt bằng, có lên thổ cƣ chƣa, có tranh chấp gì không. Việc xây dựng trƣờng lớp dựa vào văn bản chỉ đạo, chủ trƣơng nào, rất mất thời gian đi lại.

* Về phía tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang

Tại các cuộc hội nghị giao ban, sơ kết, tổng kết công tác phật sự; có ý kiến kiến nghị từ cơ sở thờ tự, chức sắc, ngƣời tu hành từ cơ sở về xin chủ trƣơng là cơ sở Phật giáo đã có quỹ đất sạch, không phải đền bù giải tỏa, đƣợc mở các trƣờng học cho ni sinh nữ hay việc mở rộng trƣờng trung cấp Phật học ở Kiên Giang; các ý kiến đƣợc ghi chép cẩn thận và chuyển ý kiến này về cấp có thẩm quyền giải quyết nhƣng việc trả lời chậm, các ý chung chung, khó thực hiện.

Tiếp tục thực hiện đúng và đẩy mạnh việc triển khai các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về phát huy vai trò các tôn giáo tham gia công tác xã hội.

Cụ thể hóa quy định việc cá nhân, tổ chức tôn giáo thực hiện công tác xã hội theo các điều khoản ghi trong Luật Tôn giáo, tín ngƣỡng.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc trong rà soát, kiểm tra, chấn chỉnh, hỗ trợ các hoạt động của các cơ sở trợ giúp xã hội nói chung và cơ sở trợ giúp xã hội do các cá nhân, tổ chức tôn giáo nói riêng nhằm củng cố, phát triển, nâng cao chất lƣợng công tác xã hội của các tôn giáo, góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về xã hội hóa công tác xã hội trên phạm vi toàn quốc.

Tăng cƣờng các hoạt động phối hợp liên ngành để thống nhất hƣớng dẫn, thực hiện các biện pháp tháo gỡ các vƣớng mắc cho các cơ sở thực hiện thủ tục thành lập cơ sở trợ giúp xã hội theo đúng quy định; tăng cƣờng công tác phối hợp giữa ngành Lao động – Thƣơng binh và xã hội, Ban Tôn giáo

và Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức tôn giáo với chính quyền các cấp trong việc quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở trợ giúp xã hội nói chung và các cơ sở của các cá nhân, tổ chức tôn giáo.

Tổ chức các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm, xây dựng và phát triển các cơ sở trợ giúp xã hội điển hình do các tổ chức tôn giáo thành lập nhằm nhân rộng các mô hình tốt ra các địa phƣơng và các tôn giáo khác học tập; kịp thời phát hiện, biểu dƣơng cá nhân, tập thể tôn giáo đã làm tốt công tác xã hội hóa, góp phần phát triển hệ thống trợ giúp xã hội.

Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ công tác xã hội cho các cá nhân, tổ chức hoạt động trong các cơ sở trợ giúp xã hội thuộc cá nhân, tổ chức tôn giáo.

Thực hiện quy hoạch mạng lƣới cơ sở trợ giúp xã hội, trong đó có cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập của các tổ chức tôn giáo, tạo điều kiện để các cơ sở phát triển, vừa giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nƣớc, vừa tăng cƣờng đoàn kết đạo đời.

Các tổ chức tôn giáo rà soát công tác xã hội của tôn giáo mình, tìm ra những khó khăn, vƣớng mắc trong việc thực hiện các thủ tục pháp lý; nhu cầu cần hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ để đề xuất với ngành Lao động – Thƣơng binh và xã hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giải quyết.

Tổ chức các hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình với mục tiêu nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác xã hội của các tôn giáo, cụ thể:

Việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tiền, hàng do các cá nhân, tổ chức tài trợ cho công tác xã hội công khai, minh bạch, đúng quy định pháp luật và phục vụ công việc hiệu quả.

Cùng với những đợt cứu trợ giúp giải quyết những khó khăn đột xuất của chủ thể nhƣ: thiên tai, sinh hoạt hằng ngày,… cần tập trung nguồn lực xây dựng các dự án trợ giúp có tập trung, mang tính lâu dài, bền vững nhƣ dự án

giúp dân xây dựng cầu đƣờng, giếng nƣớc, trƣờng trạm, nhà cửa cho ngƣời nghèo,… sẽ thiết thực và ý nghĩa hơn.

Các tổ chức tôn giáo thƣờng xuyên hƣớng dẫn, chỉ đạo cá nhân và tổ chức làm công tác xã hội phối hợp chặt chẽ với các ngành Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Lao động Thƣơng binh và xã hội,… để đƣợc hƣớng dẫn và giúp đỡ về mặt thủ tục pháp lý, chuyên môn nghiệp vụ.

Bên cạnh đó, tiếp tục xã hội hóa công tác xã hội từ thiện trong lĩnh vực mầm non của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng là một trong những giải pháp chiến lƣợc an sinh xã hội mang tính lâu dài, bền vững, góp phần nâng cao thể chất và phẩm chất cho thế hệ tƣơng lai. Trƣớc những lợi thế mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang đang sở hữu về mặt tổ chức, về tính nhất quán, về nhân sự và tiềm năng huy động nguồn lực, thì mọi hoạt động xã hội hóa công tác xã hội từ thiện mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh tham gia, sẽ là cơ hội để Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, đóng góp nhiều hơn nữa vì mục đích an sinh xã hôi để cộng đồng Giáo hội Phật giáo Việt Nam gieo duyên sâu rộng trong đời sống xã hội.

Với hành trang bằng con tim yêu thƣơng, cảm động, đầy trách nhiệm của những ngƣời con Phật, đến những mảnh đời đầy bất hạnh nghèo khó, với những gì trong khả năng cộng đồng Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh chia sẻ cƣu mang, đây vốn là truyền thống và cũng là hành trang thƣờng nhật của những ngƣời con Phật, do vậy Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang sẵn sàng hƣởng ứng chủ trƣơng xã hội hóa công tác xã hội từ thiện do Thƣờng trực ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phát động.

Tham gia xã hội hóa công tác từ thiện xã hội, nghĩa là Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang, cần phải phát triển, triển khai một cách rộng nhất và đồng bộ, về góc nhìn từ thiện nhân đạo thì Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh đang tiếp tục đóng góp vào đời sống an sinh xã hội, riêng công tác

an sinh xã hội, thì hoạt động giáo dục là một phạm trù đời sống mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang luôn hƣớng tới, nhất là trong bối cảnh thời đại, khi nền móng đạo đức đang có chiều hƣớng đi xuống, tham gia xã hội hóa giáo dục hay công tác từ thiện xã hội do Ban Thƣờng trực Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phát động, cũng là một bƣớc dấn thân mới, mang tính đột phá của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trên bƣớc đƣờng đồng hành cùng dân tộc, với truyền thống yêu nƣớc và phƣơng châm sống tốt đời đẹp đạo và với những lợi thế sẵn có của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, phấn khởi, lạc quan tin tƣởng và sẵn sàng dấn thân vì lợi ích an sinh xã hội, vì lợi ích trăm năm trồng ngƣời, mang đến niềm vui hạnh phúc cho mọi ngƣời, mọi nhà, trên tinh thần: phụng sự chúng sanh là cúng dƣờng chƣ phật.

Muốn vậy, Giáo hội Phật giáo tỉnh Kiên Giang cần thực hiện một số nhiệm vụ sau:

Ban hƣớng dẫn phật tử cần chú trọng đến việc hƣớng dẫn, đƣa vào nề nếp sinh hoạt gia đình phật tử theo Hiến chƣơng và nội quy đã đƣợc tu chỉnh, thống kê số lƣợng cụ thể đơn vị, đoàn sinh, tổ chức các lễ thọ cấp. Triển khai chƣơng trình tu học và huấn luyện đã đƣợc tu chỉnh, nhằm thực hiện tốt việc sinh hoạt, tu học, trau giồi đạo đức, phẩm hạnh cho Huynh trƣởng và đoàn sinh thành phật tử chân chính góp phần phụng sự chánh pháp, xây dựng đất nƣớc giàu mạnh, xã hội phát triển, đạo đức nhân bản. Chú trọng đến công tác phụ trách thanh, thiếu niên phật tử, câu lạc bộ thanh niên, thiếu niên phật tử và ban liên lạc phật tử hải ngoại. Tổ chức những lớp giáo lý và sinh hoạt cho tuổi trẻ tại các chùa, tự viện,… chƣa tổ chức đƣợc gia đình phật tử. Quan tâm những nội dung thuyết giảng: Phật Pháp, khóa tu thiền, đạo tràng niệm Phật, bát quan trai, một ngày an lạc, Phật thất, thiền thất…

Ban hƣớng dẫn phật tử cần khuyến khích phật tử làm việc đạo, tham gia từ thiện, công ích, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật để góp

phần xây dựng đời sống văn hóa, văn minh tại khu dân cƣ, triển khai tốt chƣơng trình gia đình phật tử tại gia.

Tăng cƣờng hoạt động từ thiện xã hội, thăm viếng, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam/dioxin, ngƣời già neo đơn; mở rộng hệ thống tuệ tĩnh đƣờng, trung tâm phát thuốc đông tây y miễn phí, trƣờng nuôi dạy trẻ em mồ côi, lang thang, cơ nhỡ, khuyết tật, nhà dƣỡng lão; vận động xây dựng nhà tình thƣơng, tình nghĩa, nhà đại đoàn kết và chƣơng trình phúc lợi xã hội của địa phƣơng; nhân rộng mô hình bếp ăn từ thiện, điểm phát tặng phẩm cho đồng bào nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt, chú trọng đến việc thành lập phòng khám đa khoa, y viện, bệnh viện Phật giáo; quan tâm đến công tác tổ chức cơ sở từ thiện tƣ vấn, tiếp nhận, chăm sóc ngƣời bị nhiễm HIV/AIDS; thành lập trung tâm cai nghiện ma túy hoặc tham gia giáo dục và cải hƣớng đối với những nạn nhân đã nêu. Thực hiện có hiệu quả chƣơng trình “sáng kiến lãnh đạo Phật giáo” tham gia phòng chống HIV/AIDS do Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, chủ trƣơng và cam kết thực hiện.

Tự viện phải là môi trƣờng sinh hoạt tôn giáo lành mạnh, hƣớng dẫn phật tử tin tam bảo, là nơi an tịnh tâm hồn cho quần chúng phật tử, có định hƣớng phù hợp thời đại để thu hút phật tử đủ mọi lứa tuổi và mang tính chất của một trung tâm văn hóa, hƣớng về cội nguồn văn hóa dân tộc, văn hóa Phật giáo mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, là nơi tu dƣỡng và rèn luyện đạo đức. Các nghi lễ phải đúng chánh pháp, tránh lãng phí, không mang hình thức mê tín dị đoan.

Cần Việt hóa các nghi lễ Phật giáo, biên soạn nghi lễ thống nhất cho những ngày lễ lớn của Phật giáo, ấn hành quyển Kinh nhật tụng bằng Việt ngữ. Soạn giáo án giảng dạy nghi lễ cho tăng ni sinh các trƣờng, lớp phật

học, tăng ni an cƣ kiết hạ. Tổ chức hội thảo về nghi lễ tại Trung ƣơng và địa phƣơng.

Ban Văn hóa phối hợp viện, phân viện nghiên cứu phật học, học viện Phật giáo, chƣ tôn đức giảng sƣ, nhà nghiên cứu Phật học, nhà báo Phật giáo, nhà văn, nghệ sĩ Phật giáo để có những tác phẩm phật học có giá trị, mang tính thiết thực, phù hợp với nhiều đối tƣợng độc giả, nhất là giới trẻ. Những hình thức truyền bá nhƣ băng, đĩa về âm nhạc, kịch, văn nghệ, thuyết giảng phật pháp cần đƣợc phổ biến rộng rãi và hợp pháp để đƣa phật pháp, văn hóa, đạo đức Phật giáo vào đời sống xã hội. Xây dựng trung tâm văn hóa Phật giáo, nhà truyền thống Phật giáo, thƣ viện Phật giáo tại Trung ƣơng và địa phƣơng.

Phát triển văn hóa Phật giáo đến vùng sâu, vùng xa; thành lập các lớp xóa mù chữ và nâng cao chất lƣợng phòng đọc sách báo, ấn hành tài liệu giáo lý, kinh tụng bằng tiếng dân tộc. Nỗ lực xây dựng tự viện, niệm phật đƣờng tại những vùng kinh tế mới, vùng giãn dân; xây dựng mô hình tự viện văn minh tiên tiến phù hợp với truyền thống văn hóa Phật giáo và xu hƣớng phát triển của thời đại.

Các Tờ báo viết, báo nói, báo điện tử, kênh truyền hình An Viên thuộc Ban thông tin truyền thông giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục phát huy thế mạnh tuyên truyền về hoằng pháp, văn hóa, đạo đức Phật giáo cho tăng ni, đồng bào phật tử trong nƣớc và nƣớc ngoài; vận động tăng ni, phật tử sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật Nhà nƣớc; theo luật phật chế định, góp phần xây dựng thế giới hòa bình, nhân dân an lạc, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Giáo dục đào tào đội ngũ tăng ni trẻ có đạo hành, năng lực, trình độ; vững vàng trong quan điểm, thâm hiểu giáo pháp, có kiến thức chuyên sâu và chuyên môn cao, đáp ứng sự phát triển của Giáo hội trong mọi thời đại.

Ban tăng sự Giáo hội tỉnh quan tâm và hƣớng dẫn giám sát việc tu tập, sinh hoạt của tăng ni tại các tự viện, chú ý đến những sinh hoạt truyền

thống nhƣ: Công phu bái sám, Nỗ lực tu tập giới định huệ, Thiền định, Bố tát, An cƣ…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giáo dục của phật giáo (bắc tông) ở kiên giang hiện nay thực trạng và những vấn đề đặt ra (Trang 74 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)