Khái lƣợc về Phật giáo tỉnh Kiên Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giáo dục của phật giáo (bắc tông) ở kiên giang hiện nay thực trạng và những vấn đề đặt ra (Trang 26 - 32)

Trong bối cảnh toàn cầu hóa Việt Nam, xu hƣớng hội nhập, thế tục hóa tôn giáo trên thế giới phát triển nhanh và ảnh hƣởng không nhỏ đến đời sống tôn giáo nƣớc ta.

Nhu cầu tôn giáo, tín ngƣỡng của một bộ phận nhân dân ngày càng lớn, nhiều hoạt động tôn giáo đƣợc khôi phục nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân, điều này đƣợc minh chứng qua các con số thống kê số lƣợng cơ sở nơi thờ tự và số lƣợng tín đồ ngày một tăng nhanh.

Do đó, tình hình chung là các tôn giáo có xu hƣớng hiện đại hóa để theo kịp đà phát triển của xã hội và cũng là ảnh hƣởng trở lại các tôn giáo trên thế giới [2, tr.323].

Trong công tác giáo dục, đào tạo, Tăng tài không phải đến khi thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam mới hình thành, trên cơ sở những mô hình đào tạo trƣớc đó.

Văn hóa, xã hội, giáo dục, đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực. Đến nay, có 57 xã và 01 huyện đạt tiêu chí nông thôn mới. Tính đến cuối tháng 9 năm 2018, toàn tỉnh có một huyện đạt chuẩn nông thôn mới (huyện Tân Hiệp), 57 xã đạt 19 tiêu chí; trong đó, giai đoạn 2011 - 2015 công nhận 18 xã; giai đoạn 2016 - 2018 công nhân 31 xã, trên 80% đƣờng giao thông nông thôn liên ấp, liên xã trong đất liền đƣợc nhựa hóa, bê tông hóa; 99% hộ dân sử

1 Trung tâm Dịch thuật Hán Nôm Huệ Quang (2016), Tuyển tập Điều lệ - Quy chế - Hiến chương Phật giáo

dụng điện lƣới an toàn; giải quyết việc làm từ 35.000 - 40.000 lao động/năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 67%, giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 0,19% so với năm 2016; Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 85%, tỷ lệ hộ sử dụng nƣớc hợp vệ sinh đạt trên 95%; 118/118 xã có trạm y tế, 91/118 xã đƣợc công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế; Về giáo dục có 145/145 xã - phƣờng - thị trấn đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục đúng độ tuổi; trƣờng đạt chuẩn quốc gia, có 145/145 xã, phƣờng, thị trấn có trƣờng mẫu giáo; Đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân đƣợc nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo còn 2,73%; công tác chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn, ngƣời có công, các đối tƣợng chính sách ngày càng tốt hơn 2

.

Tỉnh Kiên Giang có các tôn giáo, 21 tổ chức tôn giáo đƣợc Nhà nƣớc công nhận gồm: Phật giáo, Công giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Baha’I, Tịnh độ cƣ sĩ Phật hội Việt Nam, Giáo hội Phật đƣờng Nam Tông Minh Sƣ đạo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Tin Lành (có 6 hệ phái), Cao Đài (có 6 chi phái, 01 pháp môn), Một tổ chức Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn, đƣợc cấp đăng ký hoạt động tôn giáo. Có 01 hội thánh (cấp toàn đạo), 02 tổ chức tôn giáo cấp tỉnh, 14 tổ chức tôn giáo cấp huyện, 8 tổ chức tôn giáo trên cơ sơ sở không phải là cấp hội, 385 tổ chức tôn giáo cơ sở, 41 tổ chức tôn giáo dƣới cơ sở 3

.

Theo ông Trƣơng Minh Đạt, Nghiên cứu Hà Tiên, họ Mạc với Hà Tiên, nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. thì những lƣu dân ngƣời Việt thế kỷ thứ XVII đến khai phá miền đất Kiên Giang hẳn đã mang theo tôn giáo – Phật giáo, một tôn giáo phổ biến của ngƣời Việt. Kiên Giang ghi nhận việc xây dựng ngôi chùa cổ thuộc về Mạc Cửu, ngƣời Trung Hoa, một vị quan

2 Báo cáo sơ kết 03 năm tình hình thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai

đoạn 2016 - 2018 và phƣơng hƣớng nhiệm vụ giai đoạn 2019 - 2020 (hội nghị, ngày 29 tháng 10 năm 2018)

3 Báo cáp tổng hợp thực trạng tôn giáo trên địa bàn Kiên Giang, Sở Nội vụ tỉnh Kiên Giang, Ban Tôn giáo,

trung thành với nhà Minh, sau khi nhà Minh bị nhà Thanh tiêu diệt rời bỏ quê hƣơng đến làm ăn tại Mang Khảm.

Năm 1714, Mạc Cửu xin sáp nhập vào xứ Đàng Trong. Chúa Nguyễn Phúc Chu đồng ý và phong Mạc Cửu chức Tổng binh, về sau phong chức Cửu Lộc Hầu. Vùng Mang Khảm đổi thành trấn Hà Tiên. Để có nơi chốn cho mẹ đẻ tu hành, Mạc Cửu cho xây chùa Tam Bảo, sau khi ngƣời mẹ quy y với Hòa thƣợng Ấn Hạ thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 35. Hòa thƣợng Ấn Hạ cũng là vị khai nguyên cho Phật giáo Hà Tiên.

Cũng tại Hà Tiên, sau chùa Sắc Tứ Tam Bảo là chùa Phù Dung, tên chùa trƣớc đây là Phù Cừ an tự, khai sơn 1750. Chùa do Tổng trấn Hà Tiên là Mạc Thiên Tích xây dựng cho ngƣời vợ thứ là Thứ Cơ (thế danh Nguyễn Thị Xuân) hiệu là Từ Thanh Thục Nhơn ở tu. Chùa trải qua các kỳ hƣng, phế và các Hòa thƣợng, chƣ tăng kế thế trụ trì.

Năm 1910, Hòa thƣợng Hoằng Đạo (thế danh Ngô Văn Thiên) thuộc dòng Lâm Tế Gia Phổ đời thứ 39 là đệ tử của Hòa thƣợng Nhất Thừa đƣợc cử đến trụ trì Phù Cừ an cự. Trong thời gian trụ trì tại đây (1910 - 1939), Hòa thƣợng Hoằng Đạo đã cho xây dựng lại Phù Cừ theo dáng vẻ ngày nay và đổi tên là chùa Phù Dung [41, tr.127 - tr.149].

Cũng trong thời gian, từ năm 1932 - 1962, có nhiều tổ chức, hội đoàn thành lập nhƣ: Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học thành lập năm 1932; Liên đoàn Phật học xã thành lập năm 1933; Hội Lƣỡng Xuyên Phật học thành lập năm 1934; Hội An Nam Phật học thành lập năm 1932; Hội Phật giáo Bắc kỳ thành lập 1934; Hội Phật học kim tế thành lập năm 1936; Hội Phật giáo cứu quốc thành lập năm 1946; Hội Tăng Ni chỉnh lý Bắc Việt thành lập năm 1949; Hội Phật học Việt Nam thành lập năm 1951; Giáo hội Tăng già Việt Nam thành lập năm 1951; Tổng hội Phật giáo Việt Nam thành lập năm 1951;

Giáo hội Tăng già toàn quốc Việt Nam thành lập năm 1952; Giáo hội Lục hòa tăng Việt Nam thành lập năm 1962.

Phật giáo có 03 hệ phái, gồm: Nam tông (Nam tông Khmer, Nam tông Kinh), Bắc tông và Khất sỹ, với 202 tổ chức tôn giáo cơ sở (theo Hiến chƣơng Giáo hội Phật giáo Việt Nam gọi là đơn vị cơ sở), tƣơng ứng với 202 cơ sở thờ tự, trong đó có 76 cơ sở của Phật giáo hệ phái Nam tông (75 cơ sở Phật giáo Nam tông Khmer, 01 cơ sở Phật Kinh), 23 cơ sở của Phật giáo hệ phái Khất sỹ (có 02 cơ sở Khất giáo Nam tông sỹ Mẫu Chầu) và 103 cơ sở của Phật giáo hệ phái Bắc tông; 1.305 chức sắc (10 Hòa thƣợng, 21 Thƣợng tọa, 03 Ni trƣởng, 09 Ni sƣ), nhà tu hành, 1.989 chức việc, 338.611 tín đồ Phật tử (chiếm 21,13% so với dân số, có những tự viện đƣợc hình thành hơn năm trăm năm. Phật giáo Nam tông: 04 chùa, 01 Hòa thƣợng, 28 Đại đức, có 02 chùa đƣợc công nhận di tích lịch sử và văn hóa nghệ thuật: chùa Láng Cát là biểu trƣng của “hào quang của viên ngọc” và chùa Phật Lớn.

Chức sắc, nhà tu hành và đồng bào Phật tử Phật giáo luôn đoàn kết với các tôn giáo. Số tín đồ là 590.756 ngƣời, chiếm 34,75% dân số tỉnh; chức sắc, nhà tu hành 1.586 ngƣời; chức việc 3.581 ngƣời, 385 tổ chức tôn giáo cơ sở, 377 cơ sở thờ tự, 57 cơ sở từ thiện nhân đạo, 41 tổ chức tôn giáo dƣới cơ sở 4

. Mục tiêu xây dựng hệ thống giáo dục cơ bản Phật học thành một nền tảng vững chắc. Theo yêu cầu của hệ giáo dục cơ bản Phật học, ngƣời đƣợc tuyển vào phải có trình độ tối thiểu tốt nghiệp lớp chín của giáo dục thế tục. Tăng ni phải qua một kỳ thi tuyển về kiến thức Phật học. Đối tƣợng giáo dục là hoạt động Phật giáo Kiên Giang 5

.

4 Sở Nội vụ tỉnh Kiên Giang, năm 2017.

5 Sở Nội vụ tỉnh Kiên Giang, Ban Tôn giáo, Báo cáo tổng hợp thực trạng tôn giáo trên đìa bàn Kiên Giang,

Với mục tiêu, quyết tâm nhƣ thế, nên Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang, có ý kiến hình thành manh nha buổi đầu về lớp học. Với giáo dục trong nhà trƣờng: nhà trƣờng là môi trƣờng giáo dục tốt nhất cho con ngƣời về kiến thức nền tảng, cơ bản để hình thành nhân cách con ngƣời. Ban Giám đốc, ban quản lý bàn bạc, trao đổi thống nhất nội dung chặt chẽ về: nội dung, mục tiêu, phƣơng pháp giáo dục… sao cho thích hợp với lứa tuổi, giới tính, với các em còn hơi chậm một chút về nhận thức. Bên cạnh đó, phải đạt mục tiêu giáo dục phải chất lƣợng, hiệu quả về đức, trí, thể, mỹ.

Còn với các cháu lứa tuổi mầm non, ăn chƣa no, lo chƣa tới… thì nhà trƣờng chú tâm đến việc phát triển kỹ năng, thể trạng và tâm hồn; lồng ghép ngoại khóa nhƣ xem tranh rồi đọc tên con vật, nhận dạng màu sắc, tập đếm số… đây là mục tiêu, buột phải đạt đƣợc.

Giáo dục thông qua hoạt động nhóm, lao động tập thể: mô hình hoạt động này vui nhộn, phần đông các em thích cùng thầy cô, sƣ thầy làm một việc gì đó mang tính chất cộng đồng, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau, trong chơi có học, trong học có chơi nhƣ: nhặt rác trong khuôn viên, xung quanh trung tâm từ thiện xã hội… bỏ vào sọt rác đúng quy định, hay sắp xếp lại bàn ghế nơi mình ngồi học, ngăn nắp gọn gàng, lau bàn ghế, tự mặc quần áo, tự lấy tập sách để chuẩn bị đi học, xếp ngăn nắp mũ nón, giày dép, nhặt rau tiếp cô thầy; tiếp cô thầy bằng việc làm phù hợp lứa tuổi tƣới cây, quét nhà, tự mình dọn chén đũa muỗng, tự đánh răng, vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn…

Ngoài ra, còn tham gia hoạt động thể dục thể thao, tham quan, thi tìm hiểu luật an toàn giao thông, an toàn phòng chống đuối nƣớc… khi gặp tình huống này thì phải xử trí nhƣ thế nào, báo cho ai biết…

Tiểu kết chƣơng 1

Ngay từ Đại hội Đại biểu toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam lần thứ I đã nêu rõ, dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử quét sạch tàn tích của thực dân và phong kiến, nƣớc Việt Nam đã hoàn toàn độc lập thống nhất. Nhà nhà đƣợc đoàn viên, sum họp, chính phủ có một thái độ cởi mở và ủng hộ sự nghiệp thống nhất Phật giáo Việt Nam. Sự giúp đỡ này bắt nguồn từ quá khứ yêu nƣớc của Phật giáo Việt Nam và từ nhận định sáng suốt của chính quyền luôn luôn xem đạo Phật là một tôn giáo dân tộc có gắn bó chặt chẽ với sự tồn vong của đất nƣớc....

Phát huy sự du nhập từ rất sớm của Phật giáo và hòa cùng truyền thống lâu đời của nền văn hóa Việt Nam; nên Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang nói riêng, đã ăn sâu bám rễ bền chắc vào đời sống nhân dân.

Các nội dung cơ bản của giáo dục Phật giáo có nhiều giá trị thiết thực, có ảnh hƣởng và tác động tích cực nhất định trong việc xây dựng, phát triển những giá trị đạo đức của con ngƣời, đặc biệt cho việc giáo dục Tăng ni sinh trên địa bàn Kiên Giang hiện nay.

Chính vì thế, giáo dục Phật giáo mang ý nghĩa nhân văn, nhân đạo, góp phần làm phong phú hơn công tác giáo dục đạo đức cho Tăng ni sinh và phật tử; trong đó vai trò giáo dục đạo đức của Phật giáo từ Giáo hội Phật giáo Trung ƣơng đến địa phƣơng và các chức sắc Phật giáo, sƣ trụ trì các chùa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; có ảnh hƣởng rất lớn trong công tác giáo dục, tu tập.

Chƣơng 2.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CỦA PHẬT GIÁO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giáo dục của phật giáo (bắc tông) ở kiên giang hiện nay thực trạng và những vấn đề đặt ra (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)