Hoạt động giáo dục của Ban giáo dục Tăng ni

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giáo dục của phật giáo (bắc tông) ở kiên giang hiện nay thực trạng và những vấn đề đặt ra (Trang 35 - 45)

2.1. Thực trạng hoạt động giáo dục Tăng ni của Phật giáo ở Kiên Giang

2.1.2. Hoạt động giáo dục của Ban giáo dục Tăng ni

Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang đã thành lập Ban Giáo dục Tăng ni và kiện toàn thành một hệ thống giáo dục, đào tạo Phật học.

Để phát triển tƣ tƣởng văn hóa Phật giáo, đào tạo Tăng tài để kế thừa truyền mạng mạch hoằng hóa chúng sanh, Ban giáo dục Tăng ni Tỉnh hội Phật giáo Kiên Giang từ năm 1992 đã mở trƣờng cơ bản Phật học. Sau bốn năm tu học, Tăng ni sinh đã tốt nghiệp khóa I chuyển lên cao cấp Phật học.

Tiếp theo khóa học thứ II, có năm mƣơi phần trăm Tăng ni sinh tốt nghiệp theo học lớp bồi dƣỡng chuyên khoa Phật học, tin học và ngoại ngữ, còn lại thi vào Phật học Viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh. Hàng năm, Ban giáo dục Tăng ni còn mở những khóa an cƣ kiết hạ cho chƣ tôn đức Tăng ni trong tỉnh và các khóa bồi dƣỡng Trụ trì về cách quản lý Tự viện, quản lý phật tử theo xu hƣớng phát triển Phật giáo, hƣớng dẫn Phật tử tu hành theo đúng chánh pháp, khích lệ Phật tử tham gia công tác từ thiện xã hội. Trong giáo lý của Phật giáo, an cƣ kiết hạ là dịp để cho Chƣ tôn Đức Tăng ni không giẫm đạp các loài trùng kiến phạm tội sát sanh, nói lên lòng từ bi, vô lƣợng của đức Phật. Khóa an cƣ kiết hạ là dịp Tăng ni hội tụ lại một nơi, thỉnh mời những vị đạo cao đức trọng, nhắc nhỡ, dạy bảo tu hành. Nhờ những bậc có kinh nghiệm trên bƣớc tu hành đi trƣớc, chỉ dạy lại cho ngƣời sau. Do đó, trong đại chúng, ai có đủ duyên tu tiến, không trở ngại, không lùi bƣớc. Là thời gian để cho tăng ni, ở yên một nơi thúc liễm tâm thân trau dồi giới đức, siêng tu tam vô hậu lọc, đó là cơ duyên đƣa đến thành quả, đó chính là duy trì mạng mạch Phật pháp. Vì chính pháp đƣợc nuôi dƣỡng và phát triển vững mạnh, bắt nguồn từ đời sống thanh tịnh và hòa hợp của cộng đồng Tăng ni. Trên tinh thần đó, chúng ta có thể nói: ngày nào chúng tỳ kheo hoan hỷ thúc liễm thân tâm, tinh tấn tu hành giới - định - tuệ, nhiệt tình trong ba tháng an cƣ, thì ngày đó Phật pháp sẽ hƣng thịnh và ngƣời ngƣời sẽ tìm đến để quy ngƣỡng tìm cầu giác ngộ giải thoát...

Trong tƣơng lai, Ban giáo dục Tăng ni sẽ thành lập đoàn giảng sƣ trong tỉnh, tạo điều kiện tốt nhất cho đoàn giảng sƣ nghiên cứu và giảng dạy giáo lý. Công tác hỗ trợ hệ phái Phật giáo Nam tông: đƣợc sự quan tâm của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ban Tôn giáo, Ban Dân tộc tỉnh, Chƣ Tôn đức các chùa, các Ban Quản trị và Phật tử hỗ trợ kinh phí một phần cho việc tổ chức mở các khóa thi tốt nghiệp.

Trƣớc đây tình hình việc Tăng ni sinh đi du học ở nƣớc ngoài rất ít. Từ khi đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang cho đến nay; sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc đã có nhiều vị đƣợc Giáo hội Phật giáo tỉnh xem xét kỹ lƣỡng trƣớc khi cử đi học; tất cả các Tăng ni sinh đều có đạo hạnh tốt, sau khi tốt nghiệp trở về đều cống hiến hết mình cho Giáo hội, xem đây là trách nhiệm của mình, để chung vai giúp sức Giáo hội Phật giáo; cơ sở vật chất đƣợc quan tâm đầu tƣ.

Theo báo Giác ngộ, số 113, ngày 27 tháng 3 năm 2002 trƣờng Trung cấp Phật học Kiên Giang là một điển hình, đƣa vào phƣơng pháp giảng dạy, thiết bị công tác đào tạo khá hiện đại: phòng ngoại ngữ và tin học đƣợc trang bị audio video lab đồng bộ. Tăng Ni sinh theo học dƣới hai hình thức trực tiếp và gián tiếp, với hệ thống giáo trình đƣợc cập nhật thƣờng xuyên, tra cứu tài liệu bằng hệ thống điện tử, với đội ngũ giảng viên trong và ngoài nƣớc tham gia giảng dạy.

Thƣờng xuyên chú trọng công tác giáo dục, đào tạo đối với Tăng ni, phật tử ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống. Khi học tập xong chƣơng trình, nguồn Tăng tài này cũng chính là nguồn am hiểu sâu sắc nhất con ngƣời và văn hóa nơi mà họ sinh ra và lớn lên.

Nên việc đảm nhiệm công việc Hoằng pháp, ấn tống kinh sách, văn hóa phẩm Phật giáo sẽ trở nên dễ dàng hơn, mức độ cao hơn, cần thiết có sự điều phối của Ban Giáo dục Tăng ni, tổ chức các lớp tập huấn, nhằm học tập trao đổi kinh nghiệm, cũng nhƣ những thuận lợi và khó khăn trong công tác này.

Cũng khuyến khích Tăng ni theo học các trƣờng quốc dân, nhất là các khóa thuộc ngành xã hội và nhân văn, để cung cấp thêm cho những Tăng ni sinh thêm những kiến thức về văn hóa chính trị, nhất là các chính sách về Tôn

giáo của Đảng và Nhà nƣớc, có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển Phật giáo tỉnh Kiên Giang.

Nét mới trong công tác này đã vƣợt tầm ở từng ngôi chùa riêng lẻ và có sự mở rộng thành đạo tràng. Việc giáo dục đào tạo Tăng tài phải là công tác đi đầu, bởi nếu không qua công tác giáo dục đào tạo thì cũng thật khó có nền tảng kiến thức, tốc độ giải quyết các mối quan hệ.

* Công tác mở các khóa đào tạo

Ngoài công tác bồi dƣỡng Trụ trì hàng năm cho Chƣ Tôn đức Tăng ni các chùa trong tỉnh, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh còn mở các khóa nhƣ: tin học văn phòng và nghiệp vụ báo chí – thƣ ký cho các vị thƣ ký các Ban Trị Sự Phật giáo huyện, thành phố có trên 155 vị tham dự

Nhằm triển khai nghị quyết Đại hội Phật giáo toàn quốc, nhiệm kỳ VIII (2017 - 2022) và đẩy mạnh công tác truyền thông Phật giáo nhƣ một kênh Hoằng pháp theo tinh thần nghị quyết của Đại hội Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VIII; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao kiến thức cho Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang, các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và Chƣ tôn Đức Tăng ni có nguyện vọng làm công tác truyền thông Phật giáo, kịp thời đƣợc cập nhật các chƣơng trình hoạt động phật sự quan trọng của Trung ƣơng Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc và nâng cao kiến thức truyền thông Phật giáo, các kỹ năng sử dụng mạng xã hội và nghiệp vụ thƣ ký.

Thời gian học: từ ngày 02 đến ngày 08 tháng 01 năm 2018 (Ban Tổ chức, hỗ trợ nơi ăn nghỉ và phí học tập). Địa điểm: chùa Phật Quang, số 83 Quang Trung, phƣờng Vĩnh Quang, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Thành phần tham dự: Chƣ tôn Đức Tăng ni và phật tử Ban thƣ ký văn phòng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và Chƣ tôn Đức Tăng ni có nguyện vọng làm công tác

truyền thông Phật giáo. Thành phần Ban giảng huấn: Chƣ tôn Đức lãnh đạo Hội đồng Trị sự, Ban thông tin truyền thông Trung ƣơng Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chƣ tôn đức Tăng ni và quý vị giảng viên, cƣ sĩ phật tử đang công tác tại các Đài phát thanh truyền hình, trƣờng đại học chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông…;

Phối hợp với Sở Y tế tỉnh mở khóa sơ cấp cứu chăm sóc sức khỏe ban đầu, có 185 học viên tham dự, phối hợp Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ, mở khóa bồi dƣỡng kiến thức quốc phòng, có gần 300 vị tham dự, mỗi năm khóa tu mùa hè cho gần một nghìn học sinh, sinh viên tham dự và tổ chức chƣơng trình tiếp sức mùa thi cho các thí sinh thi đại học tại thành phố Cần Thơ, An Giang và Kiên Giang.

Công tác cấp giấy chứng nhận Tăng ni, sổ an cƣ kiết hạ: căn cứ nội quy của Ban Tăng sự Trung ƣơng, nhằm tạo điều kiện cho Chƣ Tăng ni thuận lợi cho việc tu học và hành đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang, đã đề nghị Trung ƣơng và Ban Tăng sự Giáo hội cấp giấy chứng nhận Tăng ni sinh và sổ an cƣ kiết hạ cho trên hai trăm Tăng ni.

* Tình hình tu học, sinh hoạt của Tăng ni tại các tự viện

Thực hiện quy chế và tiêu chí hoạt động đối với Chƣ Tăng ni trong toàn tỉnh, chế độ hội họp định kỳ hàng tháng, nhìn chung tình hình tu học, sinh hoạt của Chƣ Tăng ni luôn thể hiện tinh thần đoàn kết, hòa hợp, dấn thân phụng sự, phát huy vai trò tích cực của Phật giáo trong mọi lĩnh vực.

Hiện có 65 đạo tràng sinh tu học, trên tám nghìn phật tử tu học theo nhiều pháp môn:đạo tràng bát quan trai; đạo tràng niệm phật; đạo tràng hoa nghiêm; đạo tràng dƣợc sƣ; đạo tràng quan âm; khóa tu một ngày an lạc; khóa tu quán niệm; khóa tu xuất gia gieo duyên; khóa tu một ngày dành cho những ngƣời bận rộn; khóa tu dành cho thanh thiếu niên; khóa tu mùa hè; khóa tu

tuổi trẻ hƣớng thiện; thiền dƣỡng sinh; khóa tu chuyên đề dành cho sinh viên, giáo viên quản trị đời mình qua tƣ tƣởng đạo đức Phật giáo, các lớp giáo lý…

Khóa tu mùa hè nhằm hạn chế các vấn nạn của thanh thiếu niên hiện nay nhƣ: lối sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân và bạo lực. Đồng thời kết nối lại giá trị tinh thần cao đẹp và nâng cao đời sống hƣớng thiện, phát huy tinh thần, trách nhiệm đối với tự thân, cộng đồng và nâng cao nghệ thuật sống của thanh thiếu niên, đặc biệt là hƣớng dẫn về đạo hiếu của nhà Phật để các em phát huy tốt tinh thần Tri ân và Báo hiếu, uống nƣớc nhớ nguồn, con cháu thảo hiền...

Hàng năm vào mùa hè, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang đều tổ chức khóa tu mùa hè cho học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên tham gia tu học từ bốn đến bảy ngày tại chùa Phật Quang, thành phố Rạch Giá và từ năm 2017 thì tổ chức phát động rộng rãi đến các huyện, mỗi huyện đều có một điểm khóa tu mùa hè.

Phƣơng pháp thực tập phát triển tiềm năng của tƣ duy, thực tập phƣơng pháp quản trị đời mình qua tƣ tƣởng đạo đức của Phật giáo, nâng cao đời sống hƣớng thiện, hạnh hiếu thảo, học tập những thói quen tốt để phát triển thành nhân cách tốt...

Tất cả đều hƣớng tới mục đích vận dụng tƣ tƣởng giáo dục và đạo đức của Phật giáo, ứng dụng vào đời sống thƣờng ngày, qua đó nhằm phát huy tinh thần trách nhiệm đối với tự thân và cộng đồng, nâng cao nghệ thuật sống: sống khỏe, sống hạnh phúc và sống an lạc; đặc biệt hƣớng dẫn tƣ tƣởng đạo hiếu của nhà Phật để các em phát huy tốt tinh thần tri ân và báo ân, uống nƣớc nhớ nguồn, con cháu hiếu thảo, phụng dƣỡng ông bà, cha mẹ...

Khóa tu mùa hè dành cho bạn trẻ là cơ hội quý báu để xây dựng lại nét đẹp trong tâm hồn con ngƣời, là nền tảng vững chắc cho các bạn trẻ trong tƣơng lai khi phải đối diện với đời sống quá nhiều phức tạp, bất an. Tạo dựng

niềm tin và sức mạnh, bảo tồn những giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc, hƣớng tới đời sống “chân, thiện, mỹ”, xa rời các tệ nạn tiêu cực của xã hội, hƣớng đến phát triển cuộc sống tốt đẹp hơn.

Qua khóa tu mùa hè, nhằm hạn chế tình trạng hiện nay: lối sống thực dụng, cá nhân, bạo lực, có biểu hiện thờ ơ, lạnh nhạt trƣớc diễn biến xã hội, thiếu tinh thần trách nhiệm là một công dân nƣớc Việt Nam. Đồng thời kết nối lại giá trị tinh thần cao đẹp và nâng cao đời sống hƣớng thiện, phát huy tinh thần trách nhiệm đối với tự thân, cộng đồng và nâng cao nghệ thuật sống của thanh thiếu niên, đặc biệt là hƣớng dẫn về tƣ tƣởng đạo hiếu của nhà Phật để con ngƣời phát huy tốt tinh thần tri ân và báo ân, uống nƣớc nhớ nguồn, ăn quả nhớ ngƣời trồng cây, con cháu thảo hiền. Cơ hội quý để xây dựng lại nét đẹp trong tâm hồn con ngƣời, là nền tảng vững chắc trong tƣơng lai.

Nội dung tu học gồm: các hoạt động vui chơi cộng đồng, học tập các oai nghi tế hạnh, thực tập Thiền quán. Tham dự các buổi thuyết giảng của chƣ Tôn đức giảng sƣ trong cả nƣớc [14].

Các tự viện lồng ghép mời các cơ quan chuyên môn trao đổi thêm các chuyên đề nhƣ: Phật giáo và tín ngƣỡng bản địa Việt Nam, tâm lý học tôn giáo, lịch sử các tổ chức tôn giáo, tôn giáo trong đời sống xã hội, tình hình tín ngƣỡng, tôn giáo ở Việt Nam, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc…

* Công tác đào tạo Tăng ni, nâng cao năng lực quản lý và phục vụ

Tiếp nối công tác đào tạo Tăng ni của những năm trƣớc, trƣờng Trung cấp Phật học tiếp tục chuẩn bị khai giảng khóa 11. Đào tạo đƣợc lớp nghiệp vụ Trụ trì dài hạn dành cho các vị Trụ trì chƣa qua các lớp đào tạo Phật học. Đào tạo đƣợc một lớp cử nhân Quản trị Giáo dục tại Malaysia hệ vừa làm vừa học dành cho 15 vị đƣợc quy hoạch là nhân sự kế thừa lãnh đạo Giáo hội cấp huyện.

Liên kết với Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, mở lớp Cử nhân Tôn Giáo học tại chùa Phật Quang cho 121

vị theo học. Đang đào tạo cho 13 vị chƣơng trình Thạc sĩ Quản trị Giáo dục tại Malaysia dành cho những Tăng ni đƣợc quy hoạch là nhân sự kế thừa cho Giáo hội tỉnh trong tƣơng lai.

Mở đƣợc nhiều lớp tập huấn dành cho Tăng ni Trụ trì về các chuyên đề: đào tạo nhân sự, quản trị nhân sự, lập kế hoạch, hoạt động nhóm, an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trƣờng, chính sách và pháp luật có liên quan đến hoạt động tín ngƣỡng tôn giáo, kỹ năng vận động và công tác dân vận. Hàng năm đều tổ chức khóa bồi dƣỡng Trụ trì và hành chính, nghiệp vụ thƣ ký và viết tin…

Đến nay, số Tăng ni đang theo học và đã tốt nghiệp các trƣờng Phật học, thế học trong và ngoài nƣớc nhƣ sau: tiến sĩ 02 vị, thạc sĩ 12 vị, cao cấp giảng sƣ 08 vị, cử nhân Phật học và thế học 67 vị, đang học nghiên cứu sinh 04 vị, đang học cao học tại các trƣờng Phật học và thế học trong và ngoài nƣớc 18 vị, đang theo học cử nhân Phật học, các lớp cao đẳng chuyên khoa Phật học, lớp cao trung cấp giảng sƣ 21 vị.

Các chùa, Tự viện: mở nhiều lớp Thiền cho các vị Sƣ và các cụ ông cụ bà nhƣ chùa Rạch Sỏi, chùa Phật Lớn, chùa Thiên Trúc… có 1.133 Thiền sinh theo học, cử nhân Phật học 11 vị, đã tốt nghiệp kiến trúc sƣ, xây dựng, cử nhân Luật và Đại học các ngành khác trên 20 vị, tốt nghiệp thạc sĩ văn hóa 03 vị và 01 vị đang là nghiên cứu sinh tại Trà Vinh và 01 vị tại Thái Lan.

* Lớp bồi dưỡng chuyên khoa Phật học, tin học và ngoại ngữ

Do Ban Trị sự Tỉnh hội Phật Giáo Kiên Giang tổ chức, nhằm mục đích tạo điều kiện cho Tăng ni sinh rút ngắn đoạn đƣờng thâm nhập kinh điển cho bản thân và sau khi đƣợc trang bị thêm kiến thức ngoại ngữ và tin học sẽ là chìa khóa mở cửa kho tàng kinh điển của Phật giáo trên thế giới.

Từ đó, Phật học, tin học và ngoại ngữ là ba môn học không thể tách rời nhau khi nghiên cứu chuyên sâu giáo lý Phật Đà. Lớp bồi dƣỡng chuyên khoa

Phật học, tin học và ngoại ngữ đƣợc Thƣờng trực Ban Trị sự Tỉnh hội Phật Giáo Kiên Giang ủy nhiệm cho Thƣợng tọa tiến sĩ Thích Minh Nhẫn, giảng sƣ Ban Hoằng pháp, Trƣởng Tiểu ban điện tử hóa Kinh sách Phật giáo Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giáo dục của phật giáo (bắc tông) ở kiên giang hiện nay thực trạng và những vấn đề đặt ra (Trang 35 - 45)