Gắn chặt hơn nữa việc giáo dục đạo đức với thực hành đạo đức trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng tài chính – kế toán quảng ngãi (Trang 86 - 88)

3.2. Thiết kế, xây dựng nội dung chương trình đảm bảo các yếu tố của giáo dục

3.2.2. Gắn chặt hơn nữa việc giáo dục đạo đức với thực hành đạo đức trong

trong công tác hướng dẫn sinh viên thực tập, thực tế

Người ta nói thì rất dễ, nhưng để làm được những điều đã nói thì không phải ai cũng làm được đặc biệt là những vấn đề liên quan đến hành vi đạo đức. xã hội Việt Nam, để đạt được trình độ phát triển như hiện nay là cả một quá trình nổ lực, phấn đấu, rèn luyện và tranh đấu quyết liệt với những thái độ, lối sống, cách ứng xử thô bạo, thiếu văn hóa, văn minh, không xem trọng giá trị con người… trên hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống và cuộc đấu tranh đó đã đạt được một số thành tựu khiến cả thế giới phải nghiên mình ngưỡng mộ, mà trước hết đó chính là thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam trước một tên đế quốc đầu sỏ giàu về kinh tế, mạnh về quân sự là Mỹ. Trong thời đại ngày nay khi mà mọi thứ dường như đã được “bình thường hóa” thì “giặc” lại ngày đêm chống phá, “giặc” đó chính là “xu hướng thực dụng, lối sống hưởng thụ có chiều hướng gia tăng”. Do đó, chúng ta không được phép lơ là nhiệm vụ “tiếp lửa truyền thống” dù là ở bất kỳ tình huống nào, lĩnh vực nào, công việc gì và Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời trong giáo dục đạo đức và thực hành đạo đức. Người nói: “Học để hành: Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy” [40, tr.50]. Do vậy, công tác hướng dẫn sinh viên thực tập, thực tế là một trong những

môi trường thuận lợi để thực hiện hành vi giáo dục đạo đức cho sinh viên một cách hiệu quả nhất bởi:

+ Thông qua thực tập, thực tế, sinh viên sẽ bắt đầu làm quen với môi trường xã hội, tập cọ xát với thực tiễn, gặp những “con số thực”, xử lý các tình huống kinh doanh, biểu hiện năng lực của khả năng kết giao và ứng xử và trên hết là sinh viên được thực hành lý thuyết đã học, được kiểm nghiệm “mớ” lý thuyết trên giảng đường, và đồng thời đó cũng chính là cơ hội để sinh viên rút ra cho mình bài học bắt đầu một cuộc sống mới khi kết thúc chương trình đào tạo.

Thông qua thực tập, thực tế đối tượng giáo dục và người được giáo dục biểu hiện sự giao thoa mạnh mẽ về tư cách đạo đức, hành vi ứng xử trong cách giải quyết các vấn đề tình huống, các trường hợp cụ thể. Đến đây thì vai trò của người Thầy dường như là không còn quan trọng bởi khi sinh viên thực tập, thực tế là lúc sinh viên phải nhập cuộc, vào vai, tự biên, tự diễn với khối công việc được giao của cơ sở mà sinh viên đó thực tập. Tuy nhiên, trách nhiệm của người thầy là vô cùng lớn lao, người Thầy ở giai đoạn này vừa phải quan sát, vừa phải định hướng, vừa phải tham mưu, vừa phải nắm rõ tình hình hoạt động của sinh viên tại cơ sở để chắc chắn một điều rằng sinh viên của mình hiểu được bài, làm được việc. Qua đó cũng biểu hiện được thái độ, hành vi đạo đức của Thầy đối với trò và cũng qua đó xây dựng lòng tin, niềm tin của sinh viên đối với người Thầy. Vì thế, trong cuộc sống sau này, sinh viên chắc chắn sẽ mang theo hành trang nhân cách của người Thầy vào cuộc sống.

Với Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán sau những kết quả thu lại được từ phía sinh viên sau khi đi thực tập, thực tế Nhà trường đã quyết định cho sinh viên thực tập tại trường. Lý do là, khi sinh viên đi cơ sở thực tập công việc chủ yếu của họ là “quét nhà, pha trà, rót nước và chơi game” chứ họ không được tiếp cận với công việc thật, với những con số thật, với những tình huống thật… hầu hết những công việc mà sinh viên làm điều đã bị phơi bày ngay chính trong báo cáo thực tập mà các em mang về nộp lại cho Trường. Bởi các báo cáo đó có nội dung lặp lại, con số cũ kỹ, sai lệch, hình thức và nội dung, tậm chí là cách diễn đạt, cách hành văn cũng na ná giống nhau. Vì cơ sở mà sinh viên đến thực tập thường “đem cho” báo cáo của các sinh viên khóa trước đến cơ sở họ thực tập để lại, và do vậy, dẫn đến

một hệ lụy là sinh viên “phải chơi” mất vài tháng nhưng “chơi không ra chơi” rất vô nghĩa, uổng phí và thậm chí là làm nản lòng, giảm sút niềm tin của sinh viên vào công việc tương lai… Trước thực trạng đó, Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán quyết định cho sinh viên thực tập tại trường kể từ Khóa 09 (2006 - 2009).

Thực tập tại Trường, sinh viên được các Thầy cô giáo không chỉ hướng dẫn tận tình về chuyên môn mà còn, hoặc nêu ra các tình huống giả định hoặc dựa trên một số tình huống cụ thể yêu cầu sinh viên phải giải quyết vấn đề nhằm vừa bảo đảm được lợi ích của chủ thể kinh tế vừa bảo đảm được chuẩn mực đạo đức chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp... và trên hết là không vi phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng tài chính – kế toán quảng ngãi (Trang 86 - 88)