Nâng cao hiệu quả công tác, phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng tài chính – kế toán quảng ngãi (Trang 79 - 82)

học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh

Có thể nói, chức năng và nhiệm vụ cơ bản của các môn học lý luận nói chung là xây dựng thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng cho người học. Nó được hình thành trên cơ sở hệ thống các tri thức, các nguyên lý và quy luật. Tất cả các môn học lý luận đều thực hiện chức năng phương pháp luận, hình thành niềm tin, đây là yếu tố then chốt của nền đạo đức của sinh viên .

Vì vậy việc giáo dục đạo đức thông qua giảng dạy học tập các môn học: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam… đặt ra yêu cầu rất nặng nề cho những người làm công tác giảng dạy các môn học này, nó đòi hỏi, một mặt phải có kiến thức sâu, rộng ở nhiều lĩnh vực, mặt khác, phải có khả năng truyền tải hệ thống thông tin đến cho người học một cách thiện cảm nhất, khoa học nhất, tạo dựng niềm tin cho người học để đào tạo nên một thế hệ tiếp nối truyền thống bằng “lửa” đã và đang cháy trong tim, bằng tình yêu đối với chế độ và con người đang xây dựng chế độ - chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa. Song hiện thực của cuộc sống, của cơ chế thị trường, của toàn cầu hóa, của sự suy đồi, băng hoại về đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, sinh viên… đã đặt lên vai những người làm công tác tuyên truyền, giáo dục về chế độ, về lý tưởng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản ngày càng khó khăn hơn, khó thuyết phục hơn. Đòi hỏi những người làm công tác giảng dạy phải có nghệ thuật truyền đạt, khả năng sư phạm phù hợp cho từng đối tượng bởi, nội dung giáo dục chủ nghĩa Mác- Lênin và lý tưởng cộng sản chủ nghĩa phải tuỳ theo đối tượng, tuỳ theo cấp học, mà áp dụng cho thích hợp, nhưng cấp học nào cũng phải coi việc giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin và lý tưởng cộng sản chủ nghĩa là cơ sở của việc giáo dục tư tưởng và chính trị. Chính vì thế, yêu cầu đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giảng

dạy các môn học này không chỉ là một yêu cầu bắt buộc mà trên hết nó phải là một nghệ thuật đỉnh cao trong công tác tuyên truyền.

Kể cả việc đổi mới, nâng cấp phương pháp, phương tiện, kỹ thuật, kỹ năng giảng dạy các môn học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh thì đa số các giảng viên cũng không thể thoát khỏi cái “lối mòn” của truyền thống trong việc truyền đạt các thông tin trên đến với sinh viên, “đổi mới” bằng cách gia cố thêm vào giờ giảng những phương tiện kỹ thuật hiện đại với máy móc và các phần mềm hỗ trợ… và bất cứ ai cũng có thể dễ dàng nhận ra là “có sự thay đổi”, nhưng theo tác giả đó không phải là sự đổi mới về mặt phương pháp giảng dạy, có chăng thì đó cũng chỉ là sự thay đổi về mặt hình thức truyền đạt mà thôi bởi kết quả thu được không những không nhận được sự cởi mở, thân thiện của sinh viên đối với môn học mà còn tạo cho sinh viên nhiều áp lực hơn, khó khăn hơn và thậm chí là “ghét” học các môn học này hơn (như đã phân tích ở nhóm câu hỏi thứ 2, chương 2). Lý do là “có đổi” nhưng “không mới” lại vô hình chung làm phức tạp và khó khăn hơn quá trình nhận thức của sinh viên với môn học bởi nội dung chương trình vừa bị cắt xén vừa bị “nhảy cóc”, thiếu logic, tự học, tự nghiên cứu nhiều hơn là được hướng dẫn. Đơn cử như ở “Phần thứ ba - Lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội” Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán chỉ phân bổ 15 tiết, trong đó thực giảng chỉ có 11 tiết, 4 tiết còn lại là hướng dẫn sinh viên nghiên cứu, trao đổi, thảo luận.

Bảng 3.1. Lịch trình giảng dạy Nội dung Hình thức tổ chức dạy- học Số tiết sinh viên tự n.cứu Tổng số Giảng lý thuyết Hướng dẫn sinh viên tự nghiên cứu,

trao đổi, thảo luận Chương 7: Sứ mệnh lịch sử của gIai

cấp công nhân và cách mạng xã hội chủ nghĩa

5 1 12 18

Chương 8: Những vấn đề chính trị - xã hội có tính quy luật trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa

3 1 8 12

Chương 9: Chủ nghĩa xã hội hiện thực và triển vọng

Với thời lượng được phân bổ như vậy thì giảng viên lên lớp chủ yếu là tập trung dạy về chuyên môn để tránh tình trạng “cháy giáo án” - hết thời gian lên lớp mà chưa giảng xong phần phải giảng thì lấy đâu ra thời gian và tâm trí để mà giáo dục đạo đức xoay quanh các vấn đề về cuộc sống nhằm chứng minh, chỉ cho sinh viên thấy được sự logic, cái đúng, cái tốt của cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn. Từ lâu, Bác Hồ đã đặt vấn đề làm thế nào để tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác- Lênin một cách hiệu quả nhất, gần gũi nhất, dễ hiểu nhất và Bác đã: “Lâu nay, các chú tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin như thế nào?, Kết quả ra sao?” Sau khi nghe báo cáo Bác Hồ nhận xét “Các chú làm khá nhiều việc đấy. Nhưng có mấy điều Bác muốn biết rõ hơn. Các chú dạy cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ nghĩa Mác-Lênin, chắc có nhiều người thuộc, nhưng các chú có làm cho mọi người hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin là thế nào không? Theo Bác hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin tức là cách mạng phân công cho việc gì, làm chủ tịch nước hay nấu ăn, đều phải làm tròn nhiệm vụ. Không nên đào tạo ra những con người thuộc sách làu làu, cụ Mác nói thế này, cụ Lênin nói thế kia, nhưng nhiệm vụ của mình được giao quét nhà lại để cho nhà đầy rác. Đó là điều thứ nhất cần rõ” [44, tr.554]. Nhưng muốn làm được cái điều tưởng chừng như thật đơn giản mà Bác đã chỉ dạy phải tốn rất nhiều thời gian, công sức bằng hành động cụ thể, bằng việc làm cụ thể, bằng cách sống, bằng lối sống, bằng “mưa dầm thấm lâu”, bằng tổng hợp các phương pháp đa dạng khác nhau chứ không phải chỉ bằng vài giờ lên lớp lý thuyết mà mong muốn sinh viên có lối sống lành mạnh, có hành động văn minh, có tinh thần dũng sĩ, mình vì mọi người… như mong muốn của các nhà quản lý giáo dục.

Do vậy, đối với việc nghiên cứu, giảng dạy các môn học này theo tác giả cần: - Thời lượng bố trí thực giảng cho các môn học lý luận tăng lên, chí ít thì cũng phải bảo đảm được thời lượng chương trình như trước khi xác nhập 3 môn: Triết học, Kinh tế chính trị học và Chủ nghĩa xã hội khoa học thành môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin.

- Đổi mới một cách hệ thống phương pháp, cách thức truyền đạt các môn lý luận chung, không nên dừng lại ở việc thuyết giảng, trình chiếu, thảo luận mà phải vận dụng, cọ sát thực tiễn thông qua việc làm, hành động của thực tập, thực tế mới

thấy được giá trị của các bài học: Chủ nghĩa xã hội là gì? Dân chủ xã hội chủ nghĩa biểu hiện như thế nào trong đời sống? Vấn đề dân tộc, tôn giáo, gia đình ở bên ngoài với cơ sở lý thuyết được học có quá cách xa nhau không? Cách giải quyết các xung đột có mâu thuẫn với những gì mà sinh viên đã được học… Qua đó sinh viên mới tin, yêu, phấn khởi và ham muốn đối với môn học.

- Các giảng viên môn học phải là những người mẫu mực ngay trong những giờ lên lớp, để thông qua từng hành động, cử chỉ, việc làm, lời nói của chính các thầy các cô mà sinh viên thấy ở đó là có chủ nghĩa xã hội hay không, học hay không, tin hay không, yêu hay không… và cũng từ đó mà quan điểm và thái độ đối với môn học của sinh viên cũng được cải thiện hơn. Mong muốn giáo dục niềm tin và tình yêu của sinh viên đối với môn học và với chế độ từ phía thế hệ trẻ là hiệu quả hơn, tốt hơn. Thông qua đó chúng ta cũng thu được những thành tựu về một nền đạo đức ngày càng hoàn bị, tốt đẹp như mong muốn của Đảng và Bác:

“Thanh niên bây giờ là một thế hệ vẻ vang, vì vậy, cho nên phải tự giác tự nguyện mà tự động cải tạo tư tưởng của mình. Tức là thanh niên phải có đức, có tài. Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì nhưng cũng không lợi gì cho loài người” [41, tr.172].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng tài chính – kế toán quảng ngãi (Trang 79 - 82)