Vài nét về Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng tài chính – kế toán quảng ngãi (Trang 34)

2.1. Vài nét về Quảng Ngãi và Trường Cao đẳng Tài chính Kế toán Quảng Ngã

2.1.1. Vài nét về Quảng Ngãi

2.1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Quảng Ngãi nằm ở miền Trung Trung bộ, có nhiều núi đồi cao, gò, thung lũng và biển cả chia làm các vùng miền riêng biệt. Vùng miền núi chiếm gần bằng 2/3 diện tích. Vùng miền đồng bằng: đất đai phần lớn là phù sa nhiều cát, đất xấu. Quảng Ngãi trải dài từ 14°32' đến 15°25' Bắc, từ 108°06′ 109°04′ Đông, tựa vào dãy núi Trường Sơn hướng ra biển Đông, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Bình Định, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum, đến phía Đông giáp biển Đông. Nằm ở vị trí trung độ của cả nước, Quảng Ngãi cách Thủ đô Hà Nội 883 km về phía Bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh 838 km về phía Nam.

Quảng Ngãi là một tỉnh Duyên Hải nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, nằm giữa hai Thành phố lớn là Đà Nẵng ở phía Bắc (130 km) và Quy Nhơn ở phía Nam (180 km), có đường quốc lộ 1A và đường sắt thống nhất đi qua, gần sân bay Chu Lai (30 km). Đặc biệt quốc lộ 24 nối Quảng Ngãi với Kom Tum, Gia Lai, Buôn Ma Thuột và các tỉnh phía nam Lào.

Cũng như các địa phương nằm trong khu vực miền Trung, thời tiết ở Quảng Ngãi vô cùng khắc nghiệt, là mảnh đất nắng lắm, mưa nhiều. Vào mùa hè thì nắng, nóng, khô, hanh, oi bức từ 5 giờ sáng đến 7 giờ tối, còn vào mùa đông thì nhân dân lại đối mặt với bão lũ, thiên tai, sạt lở... Lũ, lụt ngày càng bất thường với cường độ ngày càng khốc liệt. Dù nắng nóng và mưa lũ đã thành quy luật, nhưng mỗi năm Quảng Ngãi vẫn bị thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Nhiều người chết, bị thương. Cuộc sống của hàng ngàn người dân gặp khó khăn khi mưa lũ đổ về. “Theo thống kê của Ban Chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh, từ năm 1999-2010, Quảng Ngãi đã hứng chịu 90 cơn bão, 62 cơn áp thấp nhiệt đới, 55 trận lũ. Hơn chục năm qua, bão, lũ đã cướp

đi sinh mạng của 397 người, làm 1.112 người bị thương; 7.644 ngôi nhà bị cuốn trôi, đổ sập, 82.272 ngôi nhà bị tốc mái, hư hỏng, hàng trăm tàu thuyền bị đánh chìm, hư hỏng. Tổng thiệt hại về kinh tế ước khoảng 6.665 tỷ đồng.”

2.1.1.2. Truyền thống tinh thần cách mạng của nhân dân Quảng Ngãi

Quảng Ngãi là một trong những địa phương có tinh thần tiên phong cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ

Quảng Ngãi sớm hưởng ứng mạnh mẽ chủ trương Cần vương cứu nước. Phong trào Cần vương ở Quảng Ngãi kết thúc với sự thất bại của cuộc vận động cứu nước do Trần Du lãnh đạo (1895 - 1896), gần như cùng lúc với sự chấm dứt của phong trào Cần Vương.

Cuộc vận động Duy tân ở Quảng Ngãi đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong lịch sử đấu tranh yêu nước chống Pháp của nhân dân trong tỉnh, góp phần cùng với phong trào Duy tân cả nước khơi dậy, nuôi dưỡng lòng yêu nước, vận động tân văn hóa, tân sinh hoạt, đề xướng dân quyền, đề cao nghề nghiệp, cải thiện sản xuất, phát triển công nông thương nghiệp, xây dựng một nền giáo dục chống từ chương, khoa cử, đề cao khoa học, chữ Quốc ngữ. Cuộc đấu tranh này nhằm đòi lại giá trị thực của người Việt Nam, chống vọng ngoại, chống chủ nghĩa cá nhân, đề cao đoàn thể, phát huy nội lực, tiếp tục kế thừa và phát triển truyền thống chuộng cách tân của dân tộc, trực tiếp châm ngòi cho phong trào chống sưu thuế 1908. Phong trào đã thể hiện sự gan dạ và kiên quyết, tinh thần anh dũng quật khởi của nhân dân Quảng Ngãi (chủ yếu là nông dân) trong cuộc tranh đấu giành độc lập, tự do.

Tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc của nhân dân Quảng Ngãi thể hiện rõ rệt trong việc tham gia phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu và để tang Phan Chu Trinh trong những năm 1925 - 1926. Từ trong phong trào dân tộc, dân chủ, tầng lớp thanh niên yêu nước Quảng Ngãi đã tập hợp thành các nhóm yêu nước ở địa phương như Hội Thiếu niên Ái quốc, Công Ái xã… Các nhóm yêu nước này đều chưa có đường lối chính trị rõ ràng, chỉ nhằm mục đích tập hợp lực lượng và chờ cơ hội đấu tranh giành độc lập. Song, việc thành lập các nhóm yêu nước trên đây đã thể hiện yêu cầu về một con đường cứu nước mới, tiến bộ của nhân dân

Quảng Ngãi, đồng thời thể hiện sự cần thiết phải có một tổ chức yêu nước tiên tiến để tập hợp, lãnh đạo họ... Tuy phong trào cách mạng trong Tỉnh có những bước thăng trầm, nhưng nhân dân Quảng Ngãi vẫn kiên quyết đứng lên đấu tranh chống xâm lược.

Tóm lại, trong điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên và truyền thống anh hùng cách mạng của cha anh, nhân dân Quảng Ngãi đã vượt lên những gian nan và thách thức để xây dựng một quê hương Quảng Ngãi mạnh và đẹp. Đây là kết quả của một quá trình tích lũy gian nan, chuẩn bị kiên trì các điều kiện về tự nhiên và xã hội, bao trùm lên tất cả đó là sự kế thừa và phát triển truyền thống yêu nước Việt Nam một cách khoa học và sáng tạo, phục vụ cho yêu cầu cách mạng ngày càng được nâng cao và đổi mới, tạo nên một truyền thống nổi bật của nhân dân Quảng Ngãi là tinh thần yêu nước nồng nàn, kiên trì, gan dạ, nhạy bén tiếp thu những cái tiến bộ của thời đại, biết chớp lấy thời cơ, cải biến hoàn cảnh và thay đổi cục diện của Tỉnh nhà.

2.1.2. Vài nét về Trường và sinh viên Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán

Với những đặc điểm thuận lợi như trên, Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán phát huy được tối ưu lợi thế của một tỉnh trung tâm. Ngoài Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán, Quảng Ngãi còn có các trường Đại học, Cao đẳng khác như: Trường Đại học Phạm Văn Đồng; trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh - phân hiệu Miền Trung; trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Quảng Ngãi; trường Cao đẳng Nghề Kinh tế Công nghệ Dung Quất; trường Cao đẳng Nghề cơ giới.

Tiền thân của Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán là Trường Trung học Tài chính - Kế toán 3 được thành lập ngày 28/6/1976 trực thuộc Bộ Tài chính. Qua hơn 35 năm xây dựng và trưởng thành, Trường đã gặt hái được nhiều thành tựu trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Ngày 29/12/1997 Trường được Thủ tướng Chính phủ nâng cấp thành Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán. Đến nay, Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán lại được Thủ tướng Chính phủ một lần nữa nâng cấp lên thành Trường Đại học Tài chính - Kế toán vào ngày 13/07/2011 đáp ứng nhu cầu mở rộng đào tạo nguồn nhân lực không chỉ chủ yếu cho khu vực Miền

Trung và Tây Nguyên mà là đào tạo nguồn lực Tài chính - Kế toán trong phạm vi toàn quốc. Đây là cơ sở đào tạo Công lập thuộc Bộ Tài chính nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng cán bộ có trình độ Đại học, Cao đẳng và các trình độ thấp hơn trong lĩnh vực kinh tế, tài chính - tiền tệ, kế toán, quản trị kinh doanh, hệ thống thông tin quản lý, tiếng Anh; thực hiện nghiên cứu khoa học trên lĩnh vực kinh tế - tài chính - kế toán, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội...

Trường đóng tại Thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi - một tỉnh có vị trí thuận lợi trong toàn địa bàn nói chung, vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung nói riêng, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn về đào tạo nguồn nhân lực cán bộ tài chính - kế toán phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, du lịch, dịch vụ của các tỉnh trên địa bàn Miền Trung, Tây Nguyên và phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế trong vùng, đặc biệt là khu kinh tế Dung Quất, khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế - thương mại Chân Mây, khu kinh tế Nhơn Hội, Vân Phong, Vũng Áng, Nghi Sơn… trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

1. Về cơ sở vật chất bao gồm: Tổng diện tích đất có 20,59 ha; 35 phòng học, 4 dãy nhà ký túc xá và 02 nhà ăn; 1 thư viện, các phòng ban chức năng của cán bộ, giảng viên; các trang thiết bị phục vụ cho công tác giáo dục và đào tạo.

2. Về nguồn lực con người bao gồm: Đội ngũ giảng viên hiện có 199 người; cán bộ quản lý có 68 người.

3. Về các phòng, ban chức năng và các đơn vị trực thuộc: Các phòng ban chức năng; các tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và đơn vị sự nghiệp trực thuộc; các Khoa và Bộ môn

4. Về các tổ chức Đảng, Đoàn thể: tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam; Công đoàn; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội sinh viên; Chi hội cựu chiến binh.

Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán hiện có 4.542 sinh viên. Sinh viên của Trường đến từ khắp mọi miền của Tổ quốc nhưng chủ yếu tập trung ở khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Sinh viên Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán được tuyển từ số học sinh đăng ký dự thi đại học có nguyện vọng học tại Trường từ các

khối thi A và D, đa số có độ tuổi từ 18 đến 22, trẻ trung, năng động, nhiệt tình, chăm ngoan, biểu hiện tập trung ở một số đặc điểm như sau:

Về học tập: Nhìn vào bảng số liệu dưới đây qua các năm với hai hình thức đào tạo theo học chế niên chế đối với các khoá học liên thông khoá 4 và khoá 5 (bảng 2.3), cao đẳng chính quy khoá 09 và khoá 10 (bảng 2.4) và học chế tín chỉ

đối với các khoá học Cao đẳng chính quy khoá 11, khoá 12, khoá 13 ở (bảng 2.5)

Bảng 2.3. Kết quả học tập của sinh viên cao đẳng Liên thông K4 và K5

Năm K4LT K5LT

XS G K TBK TB Y K XS G K TBK TB Y K

2009-2010 0 1 19 126 72 3

2010-2011 1 7 61 112 35 4 1 0 2 19 120 58 20 1

Cộng 1 8 80 238 107 7 1 0 2 19 120 58 20 1

Nguồn: Phòng Đào tạo Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán Quảng Ngãi

Bảng 2.4. Kết quả học tập của sinh viên cao đẳng chính quy K09 và K10

Năm K9 K10 XS G K TBK TB Y K XS G K TBK TB Y K 2006- 2007 0 1 105 318 108 0 0 2007- 2008 0 7 136 285 104 0 0 0 1 89 536 259 2 0 2008- 2009 6 177 215 168 25 1 0 1 18 213 431 260 0 2009- 2010 2 124 317 371 106 5 1 Cộng 6 185 456 771 237 1 0 3 143 619 1338 625 7 1

Nguồn: Phòng Đào tạo Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán Quảng Ngãi

Tỉ lệ sinh viên đạt từ loại khá trở lên đối với hệ cao đẳng liên thông đạt 16,61%, còn đối với hệ cao đẳng chính quy (niên chế) là 32,14%.

Bảng 2.5 Kết quả học tập của sinh viên cao đẳng chính quy K11, K12, K13

Năm Khoá 11 Khoá 12 Khoá 13

XS G K TB K/đạt XS G K TB K/đạt XS G K TB K/đạt 2007- 2008 336 445 138 2008- 2009 1 12 352 351 188 2009- 7 102 342 296 12 8 369 550 196

2010 2010-

2011 1 31 290 368 430 0 7 308 538 484

Cộng 8 114 1030 1092 338 1 39 659 918 626 0 7 308 538 484

Nguồn: Phòng Đào tạo Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán Quảng Ngãi

Đối với hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ ở cả ba khóa 11, 12 và 13 cho thấy kết quả sinh viên đạt loại khá trở

lên chiếm tỷ lệ là 35,15%.

So sánh với cả hai hình thức đào tạo thì sinh viên được đào tạo theo mô hình học chế tín chỉ học tập có hiệu quả tốt hơn xét theo tỉ lệ số lượng sinh viên xếp loại kết quả học tập xuất sắc, giỏi, khá so với mô hình đào tạo theo học chế niên chế. Tuy nhiên, mô hình đào tạo theo học chế tín chỉ có sự phân loại

mạnh mẽ giữa sinh viên có kết quả học tập tốt và sinh viên có kết quả học không đạt yêu cầu so với học chế niên chế cũng cao hơn.

Về rèn luyện: Bảng 2.6 KQRL SS XS % T % K % TBK % TB % Yếu % K10 902 142 15,74 549 60,86 210 23,28 16 1,77 1 0,11 0 0 K11 919 130 14,15 551 59,96 214 23,29 22 2,39 2 0,22 0 0 K12 1123 231 20,57 485 43,19 356 31,70 47 4,19 0 0 4 0,36 K13 1338 86 6,43 653 48,80 524 39,16 68 5,08 2 0,15 5 0,37

Nguồn: Phòng Đào tạo Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán Quảng Ngãi

Như đã phân tích ở kết quả học tập, so sánh sinh viên được đào tạo theo học chế niên chế và sinh viên đào tạo theo học chế tín chỉ có sự phân cấp mạnh mẽ giữa sinh viên khá giỏi và sinh viên không đạt yêu cầu, thì ở bảng số liệu kết quả rèn luyện cũng cho chúng ta con số tương đương.

Về hoạt động phong trào: Hoạt động phong trào là bề nổi của Đoàn thanh niên nhằm mục đích tuyên truyền, thu hút sinh viên vào các hoạt động lành mạnh, bổ ích góp phần mang lại hiệu quả trong việc rèn luyện nhân cách, khả năng giao tiếp, ứng xử, củng cố tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong sinh viên : Phong trào văn hoá văn nghệ; phong trào thể dục thể thao; phong trào chung sức cùng cộng đồng.

2.2. Thực trạng và tình hình giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán hiện nay đẳng Tài chính - Kế toán hiện nay

2.2.1. Quan niệm về đạo đức của sinh viên Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán

Được sự giúp đỡ của Thầy hướng dẫn và sự cho phép của Ban giám hiệu Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán vào tháng 10 năm 2011 tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát 495 sinh viên thuộc khoá học 12 và 13 tại trường với 98 câu hỏi tập trung vào 5 vấn đề cơ bản liên quan trực tiếp đến đề tài của luận văn và đã thu được kết quả như sau:

2.2.1.1. Vấn đề về động cơ, thái độ học tập của sinh viên

Động cơ và thái độ học tập là khâu then chốt nhất trong học tập và sinh hoạt của sinh viên, nó thể hiện trình độ nhận thức của mỗi cá nhân và phương hướng nỗ lực nội tại của toàn bộ hoạt động học tập của cá nhân đó với bản thân, gia đình và xã hội, nó thể hiện nội hàm và đặc trưng thời đại mà sinh viên đang sống. Muốn biết được động cơ và thái độ học tập của sinh viên tác giả cần tìm hiểu một số lý do khiến sinh viên lựa chọn loại nghề nghiệp mà tác giả đang nghiên cứu trên cơ sở bảng khảo sát với bốn câu hỏi đầu tiên của “nhóm câu hỏi thứ nhất” và câu hỏi thứ hai của “nhóm câu hỏi thứ hai”. Theo kết quả điều tra được:

Động cơ đầu tiên để các em đăng ký tuyển sinh vào trường là “vì uy tín và chất lượng đầu ra của trường” chiếm 61,14%;

Động cơ thứ hai, đây là loại nghề “dễ kiếm ra tiền” chiếm 36,01%;

Động cơ thứ ba, đây là loại nghề “dễ xin được việc làm” chiếm 55,86%;

Động cơ thứ tư, “chọn theo nguyện vọng và nghề truyền thống của gia đình” chiếm 32,35%;

Động cơ thứ năm, “chọn theo sở thích của bản thân” chiếm 65,54%

Động cơ và thái độ là hai kết quả không tương thích bởi khi vào Trường sinh viên phải đối mặt với những cái “rất mới” kể cả về không gian, thời gian, con người, nơi chốn và thậm chí là mới và xa lạ đối với các môn học, các khái niệm, các phạm trù… Vì thế, khi xác định vào học tại Trường Cao đẳng Tài chính - Kế toán thì thái độ học tập của sinh viên cũng cần phải có một sự thay đổi mới để phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng tài chính – kế toán quảng ngãi (Trang 34)