Các hình thức hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch của tỉnh Đắk Nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch tỉnh đắk nông (Trang 62 - 70)

7. Cấu trúc của đề tài

2.2. Khảo sát hoạt động xúc tiến du lịch tỉnh Đắk Nông

2.2.4. Các hình thức hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch của tỉnh Đắk Nông

Công tác xúc tiến du lịch tỉnh Đắk Nông được triển khai với nhiều hình thức, bằng nhiều phương tiện khác nhau theo đúng nội dung được quy định trong Luật Du lịch; cụ thể như sau:

2.2.4.1. Tuyên truy n, quảng bá du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng

Việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng cho hoạt động tuyên truyền quảng bá về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, cách mạng, bản sắc

văn hóa của tỉnh Đắk Nông là một công cụ hữu hiệu nhất giúp cho khách du lịch có thể dễ dàng biết đến du lịch Đắk Nông. Các phương tiện được sử dụng cho hoạt động quảng bá, xúc tiến điểm đến du lịch tỉnh Đắk Nông cụ thể như:

- Truy n hình: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông đã phối

hợp với công ty Sài Gòn Tourist, Đài truyền hình Việt Nam kênh VTV4 và Đài kỹ thuật số SCTV12 quay phim quảng bá về du lịch tỉnh Đắk Nông. Bên cạnh đó, du lịch Đắk Nông còn được thường xuyên quảng bá trên các trang truyền hình địa phương Đài truyền hình tỉnh Đắk Nông PTD như trang “Nhịp sống Tây nguyên”.

- Phát thanh: Các thông tin về hoạt động du lịch cũng như các dự án chủ

yếu được phát sóng trên kênh phát thanh của địa phương. Vì nguồn kinh phí hạn chế nên chương trình xúc tiến đầu tư của tỉnh chưa ký kết hợp đồng quảng cáo trên các kênh phát thanh khác.

- Báo, tạp chí: Ngành du lịch tỉnh Đắk Nông đã thường xuyên phối hợp

với các báo, tạp chí đăng tải các bài viết, thông tin nổi bật các sự kiện văn hóa lễ hội, du lịch của tỉnh như tạp chí Đà Lạt Infor, báo Đắk Nông.

- Trang web: Khách du lịch có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin về du lịch

Đắk Nông trên các trang thông tin điện tử, chỉ cần vào công cụ tìm kiếm google tìm về du lịch Đắk Nông sẽ xuất hiện list dài các trang điện tử khác nhau. Mặc dù Đắk Nông chưa xây dựng được website riêng cho du lịch của tỉnh nhưng chúng ta có thể tìm thấy những thông tin về các sản phẩm du lịch cũng như tài nguyên du lịch của tỉnh trên những trang điện tử như: Cổng thông tin điện tử Đắk Nông, Đắk Nông online, Trung tâm xúc tiến đầu tư www.ipcdaknong.com.vn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở VHTTDL với tên miền http://svhttdl.daknong.gov.vn. Ngoài ra Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh Đắk Nông còn đăng tải các dự án du lịch quảng cáo trên trang web của Báo Đầu tư

online www.baodautu.com.vn … Các trang web không chỉ cung cấp cho khách du lịch những hình ảnh sống động về các sản phẩm du lịch, các điểm du lịch mà còn cập nhật những thông tin mới nhất về các chính sách, đầu tư phát triển du lịch của địa từ. Cũng nhờ đó mà các nhà đầu tư dễ dàng nắm được những thông tin cần thiết để tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Đắk Nông.

* Đánh giá: Các phương tiện thông tin truyền thông là công cụ xúc tiến quảng bá nhanh và hiệu quả trong hoạt động xúc tiến du lịch của tỉnh. Tuy nhiên, kinh phí cho một lần quảng bá như thế này không phải là nhỏ, do đó hoạt động xúc tiến quảng bá của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng còn khá ít. Thông qua kết quả điều tra về cách thức tiếp cận với du lịch Đắk Nông trên các kênh phương tiện thông tin đại chúng (phụ lục 1, 2) có thể thấy các hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng còn ít người biết đến, chỉ chiếm 8% đối với khách du lịch trong nước và 5% đối với khách du lịch nước ngoài trong tổng số các công cụ được sử dụng cho hoạt động xúc tiến của Tỉnh. Hầu hết các chương trình được quảng bá trên các kênh truyền hình là sự hợp tác, hỗ trợ giữa UBND tỉnh và các cơ quan thông tấn, các hãng lữ hành đến tỉnh làm việc và xây dựng các thước phim quảng bá cho du lịch Đắk Nông.

Ngược lại với các kênh thông tin truyền thông, kênh thông tin mà khách hàng dễ dàng tiếp cận với du lịch tỉnh Đắk Nông nhất đó là thông qua internet. Theo kết quả điều tra ở phụ lục 1 và phụ lục 2 cho thấy khách du lịch tiếp cận với du lịch Đắk Nông thông qua internet đạt tỷ lệ khá cao, trong đó khách du lịch trong nước chiếm tỷ lệ 22%, khách du lịch nước ngoài chiếm 21%. Như vậy có thể thấy du khách có thể tìm kiếm tất cả các thông tin về du lịch Đắk Nông trên các trang web riêng của tỉnh hoặc có thể tìm kiếm trên nhiều trang mạng xã hội khác nói về du lịch tỉnh Đắk Nông. Điều này cho thấy ngày nay khoa học công nghệ phát triển vượt bậc thì việc quảng bá du lịch trên các trang mạng xã hội là

hết sức hiệu quả. Khách du lịch có thể dễ dàng tìm kiếm các thông tin trên các trang web, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài. Hầu hết các trang web đều có hỗ trợ dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh và một số thứ tiếng khác, do đó rất thuận lợi cho khách du lịch nước ngoài tìm kiếm thông tin trước khi đến với điểm du lịch. Tuy nhiên ngành du lịch tỉnh Đắk Nông vẫn chưa xây dựng được cho mình trang web riêng của mình mà chỉ hoạt động trong trang web của các Sở. Do đó, hoạt động xúc tiến quảng bá của tỉnh cũng gặp nhiều cản trở.

2.2.4.2. Thông qua các sản phẩm truy n thống để xây dựng các sản phẩm tuyên truy n, quảng bá du lịch tỉnh Đắk Nông

Theo Thông tư 89/2008/TT-BVHTTDL, Sản phẩm tuyên truyền, quảng bá du lịch bao gồm tranh, ảnh, biển quảng cáo, sách, tờ rơi, tập gấp, bản đồ, băng đĩa hình, âm thanh, băng rôn, cờ phướn và đồ lưu niệm được sản xuất, phát hành nhằm tuyên truyền, quảng bá du lịch Việt Nam.

- Sách mỏng v du lịch: “Cẩm nang du lịch Đắk Nông” với số lượng: 200

cuốn, “Du lịch Đắk Nông – Hoang sơ và quyến rũ”, với 3 thứ tiếng: tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Campuchia. Bản đồ du lịch Đăk nông song ngữ Việt – Anh, phát hành mỗi năm 1 lần với gần 3.000 bản/lần.

- Tờ rơi tập gấp: Phát hành 2 lần: tổng = 4.600 tờ.

- Băng rôn panô áp phíc: Bảng Pano khổ lớn ngoài trời: 02 bảng. Bảng chỉ

dẫn đến các điểm du lịch: 03 bảng

- Băng đĩa: Năm 2014 Trung tâm văn hóa tỉnh Đắk Nông đã phát hành 3

lần với tổng số băng đĩa lên tới 1.850 đĩa với nội dung “Du lịch Đăk Nông - Tiềm năng và cơ hội đầu tư” (tiếng Việt). Phát hành đĩa DVD “Đắk Nông - Điểm đến huyền thoại”.

Năm 2015 Trung tâm văn hóa tỉnh Đắk Nông đã phát hành 2 lần với tổng số đĩa là 2.000 đĩa với nội dung “Du lịch Đăk Nông - Tiềm năng và cơ hội đầu tư”

(tiếng Việt). Song song đó, Trung tâm văn hóa tỉnh cũng đã phát hành 2.000 đĩa song ngữ: Việt – Anh cũng với nội dung trên.

* Đánh giá: Nhìn chung công tác tuyên truyền quảng bá du lịch của Tỉnh sử dụng chủ yếu các công cụ xúc tiến truyền thống để tuyên truyền quảng bá cho du lịch tỉnh nhà. Vì các phương tiện truyền thống tốn ít kinh phí hơn và số lượng nhiều hơn. Tuy nhiên việc sử dụng các công cụ này chưa thật sự mang lại hiệu quả cho hoạt động xúc tiến của tỉnh, chỉ 10% khách du lịch trong nước và 10% khách du lịch nước ngoài biết đến du lịch Đắk Nông thông qua các ấn phẩm( phụ lục 1, 2). Các ấn phẩm, tập gấp chủ yếu truyền được tới tay người tiêu dùng thông qua các hội chợ thương mại, triển lãm…do đó lượng khách hàng được tiếp cận với du lịch Đắk Nông còn hạn chế. Bên cạnh đó, hầu hết các nội dung quảng bá đều sử dụng tiếng Việt vì vậy khách du lịch nước ngoài cũng gặp khó khăn trong việc tìm hiểu về du lịch Đắk Nông.

2.2.4.3. Khảo sát điểm đến.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông đang phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương các huyện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông tiến hành khảo sát các tài nguyên du lịch có khả năng đưa vào khai thác du lịch như: trên địa bàn huyện Đắk Song có cụm du lịch Sinh thái - Văn hóa - Lịch sử Nâm Nung, khu du lịch sinh thái Tà Đùng thuộc xã Đắk Som, huyện Đắk G’Long, khu du lịch sinh thái văn hóa cụm thác Đray Sáp - Gia Long - Trinh Nữ nằm trên địa bàn huyện Cư Jut và huyện Krông Nô…

Đặc biệt, tháng 12/2014, các nhà khoa học Nhật Bản cùng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam công bố thông tin ban đầu về một số hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á tại huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông. Hiện nay, tỉnh Đắk Nông đang phối hợp với Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam triển khai đề án “ Điều tra, đánh giá di sản địa chất, xây dựng công viên địa chất khu vực Krông Nô, tỉnh

Đắk Nông” để xây dựng công viên địa chất khu vực Krông Nô cấp quốc gia, hướng đến đề nghị UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu. Theo kết quả khảo sát, nghiên cứu sơ bộ của các nhà nghiên cứu, hang động ở đây phát triển thành một hệ thống có quy mô lớn nhất Đông Nam Á. Bên trong hang còn ẩn chứa nhiều điều bí mật về địa chất tạo thành đa dạng sinh học (không loại trừ cả khảo cổ…) đang cần được nghiên cứu khám phá. Điều thú vị cho du khách và gây sự chú ý đối với các nhà nghiên cứu là các hang này hình thành trong đá bazan chứ không phải trong đá carbonat (đá vôi) như đa số những hang động khác ở Việt Nam.

2.2.4.4. Công bố các sản phẩm du lịch mới.

Ngày 26/12/2014, tại Hà Nội, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hiệp hội hang động núi lửa Nhật Bản và Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông đã tổ chức họp báo công bố kết quả khảo sát về hệ thống hang động núi lửa thuộc lưu vực sông Sêrêpôk, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông đang phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền huyện Krông Nô triển khai các bước thuộc đề án xây dựng Công viên địa chất hang động núi lửa dọc sông Sêrêpốk thuộc huyện Krông Nô (tỉnh Đắk Nông) và dự kiến đến năm 2016, Công viên sẽ đi vào hoạt động và đón du khách trong, ngoài nước vào tham quan, du lịch.

Khu vực Krông Nô và kế cận có bối cảnh kiến tạo khá đặc biệt, có đặc điểm địa chất đa dạng, độc đáo là tiền đề tạo nên sự phong phú, đa dạng về tài nguyên di sản thiên nhiên và di sản văn hóa. Đây là khu vực có nhiều thắng cảnh đẹp gắn với các khu bảo tồn và rừng đặc dụng có hệ sinh thái đa dạng, phong phú, đặc hữu, nhiều động thực vật quý hiếm; là khu vực có bề dày lịch sử, giàu truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Cùng với sự đa dạng về địa chất, những phát hiện về hệ thống hang động núi lửa đã hội tụ đầy đủ theo các tiêu chí của UNESCO cho

việc thành lập công viên địa chất quốc gia tiến tới công nhận công viên địa chất toàn cầu.

2.2.4.5. Tham gia, tổ chức và thực hiện các chương trình sự kiện hội chợ hội thảo triển lãm hoạt động thông tin du lịch trong nước của quốc gia khu vực và địa phương.

Tham gia các hội nghị, hội thảo, hội chợ xúc tiến du lịch như Hội chợ Thương mại, Nông nghiệp, Hội chợ xúc tiến du lịch Tp. Hồ Chí Minh. Tham gia Hội chợ thương mại và văn hoá du lịch năm 2011 tại Tp Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Tham gia triển lãm Du lịch quốc tế 2011 được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2012 Tham gia Hội chợ Quốc tế thương mại và du lịch hành lang kinh tế Đông Tây - Đà Nẵng 2012; Năm 2013 tham gia chương trình “Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh 2013” và Hội chợ Du lịch quốc tế thành phố Hồ Chí Minh (ITE – HCMC 2013) tại thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2014 tham gia 03 sự kiện: “Ngày Hội du lịch Thành phố Hồ CHí Minh”, “Hội chợ du lịch quốc tế thành phố Hồ Chí Minh (ITE-HCMC)”, “Hội chợ Du lịch, Làng nghề và Thương mại – Đà Lạt 2014”. Năm 2015 tham gia 01 sự kiện “Hội chợ du lịch Tây Bắc 2015”.

Bên cạnh đó, Sở VHTTDL tỉnh Đắk Nông đã phối hợp với các phòng ban có liên quan tổ chức các sự kiện đặc sắc nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch của tỉnh như: “Chinh phục đỉnh Nâm Nung lần thứ I và thứ II năm 2010, 2012", Chương trình "Đêm Đray Sáp huyền thoại" năm 2013, Hội Xuân Nâm Nung, Hội xuân Nâm Nung các năm 2014, 2015, Tổ chức sự kiện du lịch hưởng ứng 10 năm thành lập tỉnh (Lễ hội Đray Sáp) năm 2013. Và một số sự kiện cụ thể qua các năm như: Năm 2010 Trung tâm xúc tiến đầu tư tổ chức hội thảo Du lịch Đắk Nông tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Đắk Nông; Năm 2011 tổ chức Lễ ký kết hợp tác phát triển lĩnh vực xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch giai đoạn 2011 – 2015 giữa hai Trung tâm của hai tỉnh Đăk Nông và Lâm Đồng.

Ngoài ra để hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia Tây Nguyên – Đà Lạt 2014, từ ngày 21 - 27/7/2014, tỉnh Đắk Nông tổ chức Tuần lễ Văn hóa – Du lịch với chủ đề “Khám phá cao nguyên M’Nông” nhằm giới thiệu, quảng bá tiềm năng du lịch sinh thái, văn hóa, tâm linh đến du khách trong và ngoài tỉnh.

Cũng tại tỉnh Đăk Nông, Ban chỉ đạo Tây Nguyên và Tổ chức Oxfam phối hợp tổ chức Ngày hội Khơi nguồn bản sắc các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Đây là lần đầu tiên một chương trình nghệ thuật đa dạng với sự góp mặt của nhiều nhóm dân tộc khác nhau do những nghệ sĩ không chuyên thể hiện với tất cả niềm đam mê của mình.

* Đánh giá: Thông qua các sự kiện, hội chợ, triển lãm được tổ chức tại các thành phố lớn trong nước đã giúp du lịch Đắk Nông có cơ hội quảng bá du lịch Đắk Nông đến với khách du lịch. Có 12% khách du lịch nội địa và 19% khách du lịch quốc tế ( phụ lục 1, 2) biết đến du lịch Đắk Nông thông qua các sự kiện, hội chợ. Bên cạnh đó, qua các sự kiện được tổ chức tại địa phương đã một phần nào giúp cho người dân địa phương ý thức được những lợi ích mà du lịch mang tới. Từ đó, giúp người dân có ý thức hơn trong công tác duy trì, bảo tồn những giá trị truyền thống vốn có của dân tộc mình, đồng thời cũng giúp đồng bào dân tộc tại địa phương phối hợp với cơ quan chức năng để cùng xây dựng và phát triển du lịch tỉnh ngày một giàu mạnh hơn, bền vững hơn. Tuy nhiên, hoạt động xúc tiến du lịch của tỉnh đang còn hoạt động ở quy mô nhỏ, chỉ mang tính chất khu vực và các tỉnh lân cận mà chưa được mở rộng theo quy mô lãnh thổ quốc gia, do đó thị trường khách cũng chưa được mở rộng, chưa có cơ hội tham gia vào các sự kiện quảng bá du lịch lớn mang tầm vốc quốc tế như Hội chợ thương mại VITM được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội.

2.2.4.6. Hợp tác quốc tế v xúc tiến du lịch.

Minh, Lâm Đồng, tỉnh Mondulkiri (Vương quốc Campuchia) để liên kết phát triển du lịch, tăng cường mối quan hệ hợp tác, quảng bá xúc tiến du lịch để thúc đẩy du lịch các địa phương cùng phát triển. Gắn kết triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa Lễ hội - Hoa văn - Cồng chiêng và nhạc cụ của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch tỉnh đắk nông (Trang 62 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)