Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch của Đắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch tỉnh đắk nông (Trang 70 - 73)

7. Cấu trúc của đề tài

2.2. Khảo sát hoạt động xúc tiến du lịch tỉnh Đắk Nông

2.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch của Đắk

kiện, lễ hội như: Lễ cúng thần rừng, lễ sum họp cộng đồng, lễ cưới truyền thống của đồng bào M'nông, ...Việc tổ chức lễ hội truyền thống tại các khu, điểm du lịch cũng đã thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia.

2.2.5. Ngân sách cho hoạt động xúc tiến

Giai đoạn 2011 - 2015, kinh phí xúc tiến quảng bá và đào tạo nguồn nhân lực phân bổ chung cho hoạt động du lịch của tỉnh là 2.830.000.000 đồng. Trong đó, năm 2011: 450 triệu, năm 2012: 500 triệu, năm 2013: 500 triệu, năm 2014: 660 triệu, năm 2015: 720 triệu đồng. Tuy nhiên, nguồn kinh phí hoạt động xúc tiến, quảng bá và đào tạo nguồn nhân lực như trên vẫn còn hạn chế, chưa thể tham gia vào các hoạt động quảng bá mang tính quốc gia, quốc tế do các địa phương tổ chức để kết nối tour, quảng bá tiềm năng, thế mạnh du lịch tỉnh nhà đến du khách trong và ngoài nước.

2.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch của Đắk Nông Đắk Nông

Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh Đắk Nông đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những nhân tố làm ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch tỉnh cụ thể như sau:

Thứ nhất khung chính sách và quy định cho hoạt động quảng bá du lịch.

Một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh tới hoạt động xúc tiến, quảng bá chính là khung chính sách và các quy định từ trung ương đến địa phương. Như vậy, trong hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch tỉnh Đắk Nông phải có sự phối

hợp chặc chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các bộ, ban, ngành, truyền thông đại chúng từ trung ương đến địa phương và các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch trong công tác xúc tiến, quảng bá du lịch không những ở trong nước mà còn ở nước ngoài. Tuy nhiên, tỉnh Đắk Nông là một tỉnh mới được tái lập năm 2014 do đó bộ máy tổ chức nhà nước về hoạt động xúc tiến du lịch vẫn chưa được ổn đinh, trong vòng chưa tới 10 năm mà hoạt động xúc tiến du lịch tỉnh đã thay đổi 3 lần. Chính điều đó làm ảnh hưởng rất lớn đến việc phối hợp giữa các cơ quan ban ngành để thự hiện quảng bá xúc tiến du lịch tỉnh.

Thứ hai, nguồn kinh phí cho hoạt động xúc tiến du lịch

Hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch muốn được thực hiện một cách hiệu quả đòi hỏi phải có nguồn kinh phí lớn. Những công cụ sử dụng cho hoạt động xúc tiến điểm đến mà du khách dễ dàng tiếp cận nhất là quảng cáo trên hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, phát thanh, internet…Tuy nhiên, kinh phí cho hoạt động quảng bá trên các trang truyền hình lại rất cao nhưng nguồn kinh phí cho hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch của tỉnh còn rất hạn hẹp. Giai đoạn 2011 - 2015, kinh phí xúc tiến quảng bá và đào tạo nguồn nhân lực phân bổ chung cho hoạt động du lịch của tỉnh là 2.830.000.000 đồng (Năm 2011: 450 triệu, năm 2012: 500 triệu, năm 2013: 500 triệu, năm 2014: 660 triệu, năm 2015: 720 triệu đồng). Như vậy, có thể thấy nguồn kinh phí hoạt động xúc tiến, quảng bá và đào tạo nguồn nhân lực như trên vẫn còn rất hạn chế, chưa thể tham gia vào các hoạt động quảng bá mang tính quốc gia, quốc tế do các địa phương tổ chức để kết nối tour, quảng bá tiềm năng, thế mạnh du lịch tỉnh nhà đến du khách trong và ngoài nước.

Thứ ba, tổ chức bộ máy chuyên môn đội ngũ nhân lực triển khai hoạt động

xúc tiến quảng bá.

lập tỉnh đến nay. Tỉnh Đắk Nông là một tỉnh mới thành lập nên điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo do đó chưa đủ kinh phí để thành lập trung tiếp xúc tiến riêng cho ngành du lịch như các tỉnh bạn. Nguồn nhân lực làm công tác xúc tiến còn yếu. Hiện nay hoạt động xúc tiến du lịch ở địa phương chủ yếu do Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch đảm nhiệm, nhưng đội ngũ cán bộ nhân viên còn thiếu kinh nghiệm. Nhân sự sử dụng cho hoạt động xúc tiến hầu hết là những nhan viên làm trái với chuyên môn mà họ đã được đào tạo, chưa được đào tạo làm công tác xúc tiến, tập huấn chuyên sâu về xúc tiến, quảng bá du lịch, marketing du lịch. Đào tạo mới chỉ dừng lại ở việc cử cán bộ đi học tập huấn kỹ năng xúc tiến du lịch ngắn hạn.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông chưa chú trọng đến công tác xúc tiến quảng bá. Thực tế là phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở địa phương chưa ý thức được vai trò, tác dụng của công việc này nên họ không đầu tư hoặc đầu tư rất ít về nhân lực cũng như kinh phí. Thậm chí có những đơn vị còn cho đó là việc không cần thiết, không phối hợp với cơ quan chuyên môn trong cung cấp thông tin. Tình trạng này nếu tiếp tục diễn ra sẽ gây ảnh hường xấu đến kết quả xúc tiến. Chỉ khi nào doanh nghiệp chủ động đầu tư để quảng bá hình ảnh, sản phẩm của chính mình thì mới thực sự hiệu quả.

Thứ tư Công tác nghiên cứu thị trường

Một hạn chế lớn phải kể đến là công tác nghiên cứu thị trường chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Các đợt khảo sát, nghiên cứu, đánh giá thị trường du lịch được thực hiện với quy mô nhỏ và thiếu chuyên nghiệp. Hoạt động xúc tiến du lịch chưa có một chiến lược dài hạn, cụ thể cho từng thị trường khách du lịch. Chưa xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ xúc tiến quảng bá cho mỗi giai đoạn và đặc điểm thị trường khách để tổ chức các hoạt động quảng bá phù hợp đã phần nào

làm ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác xúc tiến. Do vậy, việc xây dựng đề án hay chiến lược xúc tiến quảng bá du lịch cho một giai đoạn khoảng 10-20 năm là việc làm rất cần thiết và hữu dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch tỉnh đắk nông (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)