.1 Việc sử dụng các biến thể của /l/,/n/ ở phong cách đọc bảng từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát các biến thể phát âm của l , n (nghiên cứu trường hợp làng đại lộc, yên chính, ý yên, nam định) (Trang 32 - 35)

Biến /l/ /n/

Biến thể [l] - 0 [l] -1 Tổng [n] – 0 [n] -1 Tổng Tần số 1470 1024 2494 1435 827 2262 Tỷ lệ 58.9% 41.1% 100% 63.4% 36.6% 100%

Chú thích:

- [l]-0, [n]-0: là biến thể chuẩn của /l/, /n/

- [l]-1 và [n]-1 là biến thể đánh dấu của /l/ và /n/

Hình 2.1 dưới đây là sự thể hiện trực quan hơn tình hình sử dụng các biến thể đánh dấu của /n/ và /l/ ở cách đọc bảng từ:

Hình 2.1. Sự biến thiên của tình hình sử dụng các biến thể của /l/ và /n/ ở cách đọc bảng từ

Qua kết quả từ bảng và biểu đồ, có thể thấy, ở cách đọc bảng từ (một cách đọc có sự chú ý cao đối với lời nói), CTV có sự thận trọng và lưu tâm nhất định trong quá trình đọc. Nhất là với đối tượng giao tiếp thuộc tầng lớp trí thức thì họ càng chú trọng vào tính đúng sai hơn là cách sử dụng thông thường của họ. Điều này sẽ tạo ra những ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả phát âm của chủ thể. Do vậy, ở cách đọc này, tỷ lệ CTV dùng các biến thể [l] - 0 và [n] - 0 theo chúng tôi là khá cao nếu so với những cảm nhận bước đầu khi chúng tôi tiếp xúc với người dân thuộc cộng đồng này là hình như “cả làng nói ngọng”. Cụ thể, tỷ lệ CTV sử dụng biến thể [l] - 0 chiếm 58.9 % và tỷ lệ CTV sử dụng biến thể [n] - 0 là 63.4%.

b. Cách đọc văn bản

Bảng 2.2. Việc sử dụng các biến thể của /l/ và /n/ ở cách đọc văn bản

Biến /l/ /n/

Biến thể [l] - 0 [l] -1 Tổng [n] - 0 [n] -1 Tổng Tần số 832 734 1566 359 627 986

Hình 2.2. Sự biến thiên của tình hình sử dụng các biến thể của /l/ và /n/ ở cách đọc văn bản

Chuyển sang cách đọc tự nhiên hơn với các từ trong ngữ lưu (cách đọc văn bản), ngữ lưu làm cho người nói ít lưu tâm hơn đến việc sử dụng ngôn từ của mình, thói quen phát âm lại chi phối. Do vậy, có thể thấy tỷ lệ sử dụng các biến thể chuẩn giảm xuống khá nhiều, nhất là ở phụ âm /n/. Tỷ lệ [n] - 0 chỉ còn 36.4% và [n] – 1 là 63.4%. Ở cách đọc này, có một điểm đặc biệt khi có sự thay đổi đột ngột cách phát âm phụ âm /n/ so với cách đọc bảng từ, trong khi phụ âm /l/ thì chỉ là sự giảm nhẹ. Trên thực tế, theo điều tra của chúng tôi, sở dĩ xảy ra hiện tượng này phần lớn là bởi rất nhiều người dân cộng đồng ngôn ngữ Đại Lộc có thể phát âm cả hai phụ âm /l/ và /n/, song họ khơng có sự chuyển đổi linh hoạt. Tức là khi đã sử dụng phụ âm /l/ họ sẽ theo đúng quy luật mặc định tất cả dù /n/ hay /l/ thì đều phát âm [l] giống nhau và ngược lại.

Xét trong cách đọc bảng từ hay văn bản nói riêng, tất nhiên CTV khi đọc sẽ có sự tính tốn, cẩn thận hơn nhưng khi có q nhiều các từ, cụm từ gần nhau khiến sự chuyển đổi của họ càng thêm rối ren. Lỗi sai họ thường gặp

0 10 20 30 40 50 60 70 l n 0 -1

phải chủ yếu ở các từ có sự thay đổi từ /n/ sang /l/ và ngược lại hoặc các cụm từ có chứa cả /n/ và /l/. Vì vậy, đối với cách đọc văn bản, do âm /l/ có sự xuất hiện nhiều hơn (/l/ 27 lần, /n/ 17 lần) nên các CTV hầu hết có xu hướng phát âm tất cả các từ có chứa phụ âm /l/ và /n/ đều thành [l] dẫn đến tỷ lệ phát âm phụ âm /l/ đúng nhiều hơn. Tuy nhiên điều này không phải xảy ra với tất cả các CTV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát các biến thể phát âm của l , n (nghiên cứu trường hợp làng đại lộc, yên chính, ý yên, nam định) (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)