.2 Tương quan giữa ý muốn chủ quan với trình độ học vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát các biến thể phát âm của l , n (nghiên cứu trường hợp làng đại lộc, yên chính, ý yên, nam định) (Trang 59)

Trình độ học vấn Ý muốn chủ quan Tổng số

Muốn sửa đổi Muốn duy trì

Phổ thơng 59.5% 40.5% 100%

Hình 3.2: Tƣơng quan giữa ý muốn chủ quan và trình độ học vấn

3.2.3. Nghề nghiệp

Bảng 3.3: Tƣơng quan giữa ý muốn chủ quan với nghề nghiệp

Nghề nghiệp Ý muốn chủ quan Tổng số Muốn sửa đổi Muốn duy trì

Nơng dân 33.3% 66.7% 100% Học sinh, sinh viên 100% 0% 100% Viên chức 100% 0% 100% Tự do 54.5% 45.5% 100%

Hình 3.3: Tƣơng quan giữa ý muốn chủ quan với nghề nghiệp

3.2.4. Mơ hình hơn nhân

Bảng 3.4. Tƣơng quan giữa ý muốn chủ quan với mơ hình hơn nhân

Mơ hình hơn nhân Ý muốn chủ quan Tổng số Muốn sửa đổi Muốn duy trì

Độc thân 94.1% 5.9% 100% Kết hôn Cùng làng 40% 60% 100% Khác làng 100% 0% 100%

Hình 3.4: Tƣơng quan giữa ý muốn chủ quan với mơ hình hơn nhân

3.3. Bàn luận

Các nhân tố xã hội ảnh hưởng nhất định đến thái độ ngôn ngữ và quyết định lựa chọn một loại biến thể ngơn từ nào đó để sử dụng. Nhưng ý muốn chủ quan ấy của CTV xuất phát từ chính thái độ trung thành ngơn ngữ, muốn duy trì cách phát âm địa phương, không muốn sửa đổi. Do vậy, chúng tôi phân loại ý muốn chủ quan của CTV thành 2 loại tương ứng: ý muốn ủng hộ và khơng ủng hộ việc duy trì cách phát âm địa phương, tương ứng với việc muốn duy trì hay muốn sửa đổi cách phát âm này.

3.3.1. Ủng hộ việc duy trì cách phát âm địa phƣơng

Qua kết quả điều tra của chúng tơi cho thấy, khơng ít người dân Đại Lộc rất trung thành với thổ ngữ bản địa của mình. Sống giữa cả cộng đồng ngơn ngữ có cách phát âm rất gần với chuẩn toàn dân nhưng người Đại Lộc đã nhiều thế hệ vẫn giữ nguyên cách phát âm /l/, /n/ đặc trưng với sự lẫn lộn /l/ thành [n] và ngược lại. Phải chăng họ không muốn thay đổi?

0 20 40 60 80 100 120 Độc thân Cùng làng Khác làng

Muốn sửa đổi

Điều này một mặt là do thói quen đã được duy trì qua nhiều thế hệ, là nhu cầu ăn nói giống những người xung quanh để hồ nhập với cộng đồng, một mặt là thái độ trung thành với thổ ngữ của mình, điều khơng chỉ có ở Đại Lộc mà nó được xem như hiện tượng phổ biến ở nhiều địa phương khác. Theo Nguyễn Văn Khang (1999) thì “Đây là cái lẽ vì sao khi người ta giao tiếp bằng ngơn ngữ của dân tộc mình lại cảm thấy thân thiết: giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình, làng xóm bằng tiếng dân tộc, tiếng q hương,….. những câu chuyện tâm tình trút bầu tâm sự nói chung đều bằng tiếng dân tộc, tiếng quê hương” [ 11, 109]. Cịn Trịnh Cẩm Lan (2007) thì cho rằng: “Ngồi cảm giác thân thiết khi dùng tiếng dân tộc, tiếng q hương thì năng lực biểu hiện ngơn ngữ của cá nhân và phạm vi cũng như mức độ tinh tế của thông tin truyền tải đôi khi lại trở thành yếu tố bắt buộc người ta phải dùng tiếng nói của dân tộc, của q hương mình. Vì vậy, có thể nói, trung thành ngơn ngữ là một thái đơ thiết yếu và tất yếu” [12, tr74].

Do hồn cảnh giao tiếp, tâm lý thoải mái và thói quen đã ăn sâu trong tiềm thức, họ dường như không ngần ngại khi lựa chọn các biến thể ngữ âm của địa phương mình, của cộng đồng mình.

- Xét theo lứa tuổi, có tới 73.7% số người trên 50 tuổi khơng có nhu cầu sửa đổi cách phát âm lẫn lộn /l/, /n/ đặc trưng của địa phương. Theo chúng tôi, sở dĩ phần lớn những người trong độ tuổi trung niên và cao niên không muốn sửa đổi ngôn ngữ được coi là “cha sinh mẹ đẻ” của họ là bởi thói quen sử dụng cách phát âm ấy đã được bồi tụ qua nhiều thế hệ, như đã ăn vào máu thịt, từ khi họ nói những tiếng nói đầu tiên. Hơn nữa, họ cũng cảm thấy việc duy trì cách phát âm địa phương khơng ảnh hướng xấu gì đến cuộc sống cũng như kinh tế của họ. Những tình huống như bị trêu đùa, nhại lại, hay khiến những người trong cộng đồng khác ngạc nhiên vì phát âm /l/, /n/ bị đảo lộn khi giao tiếp đã quá quen thuộc với những người thuộc nhóm tuổi này. Mấy chục năm sinh sống, làm việc, giao tiếp, cách phát âm ấy đã trở thành nếp sinh hoạt quen thuộc. Những người thuộc các cộng đồng khác xung quanh

cũng đã quen và coi như chuyện bình thường nên với người Đại Lộc, việc sửa đổi hay khơng cũng khơng cịn quan trọng, nhất là khi họ đã ở cái tuổi khơng cịn dễ dàng chấp nhận và đón nhận bất kỳ sự thay đổi nào

- Trình độ của CTV nói riêng và của người dân cả cộng đồng Đại Lộc nói chung có ảnh hưởng mạnh đến ý muốn chủ quan trong việc cần thiết thay đổi hay không cách phát âm địa phương. Tỷ lệ những người có trình độ trung cấp trở lên không muốn thay đổi cách phát âm của địa phương mình là 12.5%, trong khi đó những có trình độ phổ thơng thì tỷ lệ này lên tới 40.5%. Theo Bùi Thị Minh Yến trong nghiên cứu “Học vấn với việc phát âm [l], [n] trong tiếng Việt (ở một xã ngoại thành Hà Nội), tác giả kết luận rằng: nhìn một cách

bao qt thì rõ ràng học vấn cao có ảnh hưởng nhất định đến phát âm phi chuẩn... Và học vấn, giáo dục học đường là những điều kiện cần thiết trong việc điều chỉnh phát âm chuẩn/phi chuẩn /l/, /n/, nhưng điều kiện này không thể đơn lẻ giải quyết vấn đề đặt ra”. Quả thực đúng là như vậy, những người

trình độ phổ thơng (theo khảo sát của chúng tơi, nhất là những người cao tuổi có trình độ cấp I và cấp II) thường khơng muốn sửa đổi. Họ trung thành với cách phát âm đặc trưng của mình. Với họ, cách phát âm /l/, /n/ ngày ngày sử dụng tuy có lệch chuẩn nhưng là cái bản sắc riêng của quê hương, là “tài sản” được thừa kế từ cha ông, không nhất thiết phải sửa đổi. Họ cũng ít cảm thấy tự ti, họ cho rằng điều này cũng chẳng có gì sai hay đáng xấu hổ vì đâu phải riêng mình nói sai, chỉ là do mình giống cái cộng đồng xung quanh mình mà thơi. Điều đương nhiên đối với bất kì ngơn ngữ nào số đông luôn đúng cho nên dù ai có trình độ cao đến đâu đi chăng nữa hay từ nơi khác đến đều phải hòa nhập và theo giọng điệu của họ khi sống trên quê hương họ (người có trình độ thấp lớn hơn nhiều so với người có trình độ cao).

- Ngơn ngữ có những ảnh hưởng khơng nhỏ đến sự phát triển của xã hội cũng như cơng việc của chính bản thân mỗi người. Ý muốn duy trì cách phát âm địa phương được 66.7% người nông dân Đại Lộc đồng tình (đây cũng là đối tượng duy nhất có tỷ lệ trung thành ngôn ngữ cao hơn cả). Cuộc sống của

họ là ngày ngày làm việc trên những cánh đồng trong làng, công việc không đỏi hỏi phải có mơi trường giao tiếp rộng và giao tiếp với các cộng đồng bên ngồi, cũng có nghĩa là khơng đồi hỏi họ phải phát âm chuẩn mực, thói quen phát âm lẫn lộn /l/, /n/ đã ăn sâu trong nếp nghĩ, trong thói quen, thậm chí, nếu khơng ai hỏi hay nhắc đến thì họ cũng khơng ý thức rằng mình đang phát âm lệch chuẩn. Do vậy, theo 66.7% số người nông dân Đại Lộc cảm thấy không cần phải sửa chữa hay thay đổi gì. Sự lẫn lộn /l/, /n/ ấy thể hiện được những nét thân thuộc, gần gũi và đặc trưng truyền thống của làng quê họ. Đó là một sự trung thành ngôn ngữ, mà ở bất kỳ cộng đồng nào cũng có.

Xét trên thực tế tại làng Đại Lộc, trong suốt q trình khảo sát, chúng tơi rút ra được rằng: người dân nơi đây, trong thời hiện đại, mặc dù ngày ngày được tiếp xúc với cộng đồng ngôn ngữ khác họ nhưng phần lớn họ vẫn giữ giọng điệu đặc trưng của cộng đồng mình. Có lẽ họ cũng hiểu khi ra ngồi xã hội, việc sử dụng cách phát âm địa phương trở thành áp lực với họ nhưng khi về với cộng đồng nếu đem theo áp lực ấy, họ sẽ bị chỉ trích. Mặt khác họ trung thành với ngơn ngữ q mình chính là cách họ thể hiện tình cảm với quê hương, họ có nhu cầu được giống tổ tiên, ơng bà, cha mẹ và mọi người xung quanh.

3.3.2. Khơng ủng hộ việc duy trì cách phát âm địa phương

Thái độ khơng ủng hộ việc duy trì cách phát âm địa phương, có phải một phần phản ánh thái độ tự ti trong sử dụng các biến thể địa phương của người Đại Lộc hay có phải một phần phản ánh nhận thức của họ về sự lệch chuẩn của những biến thể địa phương hay cả hai? Đó là những vấn đề mà chúng tơi quan tâm khi nghiên cứu thái độ của nhóm xã hội theo xu hướng khơng ủng hộ việc duy trì cách phát âm địa phương. Các CTV thuộc nhóm này có xu hướng muốn điều chỉnh cách phát âm của mình cho phù hợp với chuẩn mực chung của người Việt. Thái độ này thường xuất hiện ở những CTV có trình độ cao, những người thường xuyên làm việc trong môi trường địi hỏi độ chính xác về ngơn từ. Bản thân họ chưa bao giờ miệt thị hay chê bai giọng nói hay

cách phát âm của địa phương mình song do thường xuyên phải giao tiếp với nhiều người, trong mơi trường địi hỏi sự chuẩn mực (giáo viên, cán bộ xã, huyện…) nên họ ý thức được rằng ngơn từ của mình cần có sự sửa đổi cho hợp chuẩn. Là những người có trình độ cho nên với họ, việc phát âm khơng chuẩn, hay nói sai, nói “ngọng” làm cho họ cảm thấy tự ti, khơng thoải mái khi giao tiếp. Vì thế, có một tâm lý hình thành trong nhóm CTV này là cố gắng điều chỉnh, cố gắng sửa đổi cách phát âm địa phương. Điều này có thể quan sát thấy dễ dàng khi các CTV đọc bảng từ hay đoạn văn trong q trình chúng tơi điều tra.

Trong giao tiếp với họ, chúng tôi cũng nhận thấy càng những người có trình độ cao họ càng nỗ lực để chứng tỏ mình có thể sử dụng ngơn từ chuẩn mực thay vì dung một cách tự nhiên các biến thể địa phương. Họ cũng biểu hiện nỗ lực chú ý cao vào những từ dễ bị lỗi (mà theo họ là “ngọng”) trong giao tiếp và khẳng định họ đã tự sửa đổi rất nhiều.

Với học sinh sinh viên – đối tượng đang trực tiếp được thụ hưởng giáo dục học đường và được rèn luyện theo phát âm chuẩn hàng ngày thì việc ủng hộ những sửa đổi để hướng đến chuẩn mực trong phát âm của quê hương mình là hồn tồn dễ hiểu. Do đó 100% số học sinh, sinh viên được hỏi đều đồng tình ủng hộ, muốn sửa đổi phát âm địa phương do những địi hỏi của mơi trường học tập và từ chính áp lực tâm lý hàng ngày khi các em giao tiếp với thầy cô và các bạn khác làng khác xã. Thực tế này hoàn toàn chia sẻ với kết quả nghiên cứu của Bùi Minh Yến khi tác giả kết luận trong nghiên cứu của mình: “Học vấn, giáo dục học đường là những điều kiện cần thiết trong

việc điều chỉnh phát âm chuẩn/phi chuẩn /l/, /n/”. Môi trường có tính giáo dục cao, thường xun được tiếp xúc với sự chuẩn mực ngôn ngữ và yêu cầu bản thân các em học sinh, sinh viên phải sử dụng ngôn ngữ chuẩn làm các em càng mong muốn thay đổi cách phát âm lệch chuẩn của mình, tự ti hơn mỗi khi mang theo cách phát âm địa phương đến với các cộng đồng giao tiếp khác.

Nếu nơng dân là nhóm xã hội ít có nhu cầu thay đổi cách phát âm của mình, họ trung thành với các biến thể phát âm địa phương thì ngược lại cán bộ hay những người buôn bán, lái xe... lại muốn sửa đổi cách phát âm lệch chuẩn của địa phương vì tính chất cơng việc, vì mơi trường giao tiếp với nhiều cơ hội tiếp xúc với các cộng đồng bên ngoài. Trong bài nghiên cứu “Đi

làm ăn xa và cách phát âm [L] – [N]”, tác giả Lê Thị Lệ Thanh cũng từng khẳng định: Khi họ đi làm ăn xa mới được một năm, số người nói đúng gấp

1.95 lần lên 2.08 lần. Cịn khi họ đi làm ăn xa từ 4 năm trở lên thì tỷ lệ nói đúng là cao nhất 3.5 lần. Điều đó chứng tỏ rằng việc đi làm ăn xa có ảnh hưởng tích cực đến hiện tượng lẫn lộn các âm /l/, /n/ và cái thiện tỉ lệ nói đúng hai âm này…” [30, tr274]. Nhận định này cũng được kết quả nghiên cứu

cộng đồng Đại Lộc của chúng tôi chia sẻ. Những nghiệm viên của chúng tơi thường có tâm lý e ngại, cảm thấy tự ti và thậm chí đơi khi bị cản trở cơng việc vì sự lẫn lộn /l/, /n/ so với ngơn ngữ tồn dân.

- Mơ hình hơn nhân cũng là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng ảnh hướng đến ý muốn sửa đổi hoặc duy trì cách phát âm địa phương. Một kết quả rõ nét cho thấy, các CTV Đại Lộc có mơ hình hơn nhân khác làng, xã, huyện… rất muốn sửa đổi phát âm. Đây cũng là điều dễ hiểu, bởi lẽ những người vợ (hoặc chồng) từ một cộng đồng phát âm chuẩn /l/, /n/ luôn cảm thấy lạ lẫm, ngại ngùng và rất sợ con cái bị ảnh hưởng cách phát âm lệch chuẩn. Vì vậy với họ việc thay đổi là cần thiết để trẻ em có thể hướng đến sự chuẩn mực trong ngơn từ, tránh gặp những khó khăn trong học tập hay trong cơng việc. Thậm chí bản thân những người vợ (hoặc người chồng) từ cộng đồng khác đến, họ sợ chính họ sống lâu trong môi trường Đại Lộc họ cũng bị “lây” cách phát âm /l/, /n/ của những người nơi đây. Họ cảm thấy tự ti nhiều hơn khi đưa con cái về nhà ngoại (nhà nội) ở làng khác khi con hoặc chồng (vợ) phát âm sai, nhất là ở các cặp vợ chồng trẻ tuổi.

Dù là cộng đồng ngôn ngữ Đại Lộc hay bất kỳ cộng đồng ngôn ngữ địa phương nào cũng có những người trung thành tuyệt đối, đôi khi là tôn thờ

ngơn ngữ q hương nhưng cũng có khơng ít người tự ti mỗi khi cất giọng. Chính thái độ ti tự, mặc cảm khiến họ mạnh mẽ hơn trong ý muốn sửa đổi cách phát âm địa phương, muốn quê hương tiến gần hơn với cách phát âm chuẩn mực.

3.4. Dự đoán

Qua kết quả điều tra thực tế, dựa theo sự cho phối, tác động của các nhân tố xã hội cũng như nhu cầu khách quan muốn thay đổi cách phát âm truyền thống địa phương, chúng tôi nhận thấy rằng:

- Xét về lứa tuổi: có tới 43.7% số người nhỏ hơn 25 tuổi phát âm chuẩn hai phụ âm đầu /l/, /n/ theo tiếng Việt toàn dân. Đây là một số khá lớn so với số người trên 50 tuổi (chỉ có 5.3%)

- Xét về trình độ học vấn: có tới 25% số người có trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học phát âm chuẩn

- Xét về thái độ ủng hộ việc thay đổi cách phát âm tiến gần hơn tới phát âm chuẩn tồn dân là 67.2% số người có nhu cầu thay đổi.

Như vậy, theo kết quả chúng tôi điều ttra được, chúng tôi nhận thấy với xu hướng như hiện nay những nét đặc trưng thổ ngữ Đại Lộc sẽ giảm nhưng tốc độ giảm sẽ chậm. Nhưng khoảng 15, 20 năm nữa tốc độ tiến dần đến ngơn ngữ tồn dân sẽ nhanh hơn rất nhiều. Đến nay, vẫn còn rất nhiều người Đại Lộc bảo thủ và cố gắng giữ gìn thổ ngữ quê mình. Tuy hiện nay hầu hết mọi người (đặc biệt là tầng lớp trí thức) đang dần dần sửa đổi những biến thể phát âm mang tính đánh dấu của địa phương. Đối với tầng lớp nông dân, tuy cách phát âm địa phương đã ăn sâu trong thói quen của họ và gần như khơng có ý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát các biến thể phát âm của l , n (nghiên cứu trường hợp làng đại lộc, yên chính, ý yên, nam định) (Trang 59)