Một số nhận xét và kết luận sau khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát nhu cầu du lịch việt nam của khách trung quốc hiện nay (Trang 53)

6. Kết cấu của luận văn

2.3. Một số nhận xét và kết luận sau khảo sát

Sau khi tiến hành các phân tích, đánh giá, nghiên cứu có một số kết luận chính như sau:

Du khách Trung Quốc đến Việt Nam thường là nữ, nghề nghiệp phổ biến là nhân viên văn phòng hoặc những người làm trong lĩnh vực học thuật, nghiên cứu.

Phần đông du khách Trung Quốc đến Việt Nam đều ưa thích lựa chọn phương tiện xe máy làm phương tiện chính; thích những chỗ ở mang phong

cách Việt Nam truyền thống, gần gũi với thiên nhiên. Mức chi tiêu bình quân cho mỗi chuyến du lịch Việt Nam của du khách Trung Quốc khoảng 5000 RMB (khoảng 15 triệu VNĐ) với thời gian lưu trú trung bình từ 3-10 ngày.

Nguồn thông tin chủ yếu được đánh giá hữu ích với du khách Trung Quốc là Internet và kinh nghiệm do những người đã từng đi du lịch Việt Nam giới thiệu.

Về tổng thể, du khách Trung Quốc khá hài lòng với các sản phẩm và chất lượng dịch vụ du lịch ở Việt Nam. Đặc biệt trong số đó có bốn nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới sự thoả mãn của du khách Trung Quốc đó là các yếu tố về con người, phong cảnh, ẩm thực và mức độ an toàn. Những yếu tố này nhận được sự quan tâm lớn của du khách Trung Quốc, có tác động trực tiếp đến quyết định một hành vi du lịch của họ.

Tuy nhiên, bên cạnh đó thì cũng vẫn còn tồn tại một tỷ lệ đáng lưu ý về sự không hài lòng, thậm chí là đánh giá“rất kém” về khả năng đáp ứng và thỏa mãn các nhu cầu của khách Trung Quốc tại Việt Nam. Đặc biệt trong số đó là về mức độ an toàn và phương tiện giao thông đi lại.

Những kết quả thu được từ các câu hỏi khảo sát không chỉ giúp chúng ta thấy được hành vi, thói quen tiêu dùng và nhất là nhu cầu của du khách Trung Quốc khi đi Việt Nam du lịch mà đồng thời ở một mức độ nào đó còn có thể rút ra được một số nhận xét chung về đặc điểm của khách du lịch outbound Trung Quốc. Những kết quả này không chỉ có tác dụng tham khảo đối với đối tượng nghiên cứu, học tập hoặc các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành ở Việt Nam mà còn có cả tác dụng tham khảo đối với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và các ngành nghề liên quan ở Trung Quốc. Bởi vì số lượng du khách Trung Quốc đến Việt Nam luôn chiếm số lượng lớn và ngày càng tăng nhanh cả về chất lượng và số lượng.

Tiểu kết chƣơng II

Trong chương 2, dựa trên những cơ sở lý luận cơ bản vềđề tài nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 205 đối tượng là khách Trung Quốc đã từng và đang đến Việt Nam du lịch. Các bảng hỏi được chúng tôi lựa chọn để phỏng vấn 205 khách du lịch này xoay quanh những nội dung cơ bản nhất là: (1). Đực điểm về nhân khẩu học; (2). Hành vi, nhu cầu của khách du lịch và (3). Đánh giá mức độ hài lòng của du khách Trung Quốc về Việt Nam.

Sau khi phân tích các kết quả thống kê thu được từ việc khảo sát, chúng tôi đã tổng kết một số nội dung quan trọng để người đọc hiểu rõ hơn về những mục đích khảo sát mà chúng tôi đã đạt được.

Những kết quả thu được ở chương II sẽ giúp chúng tôi phân tích được rõ hơn thực trạng về thị trường du lịch Việt Nam hiện nay để từ đó có thể đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm thu hút hơn nữa khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam.

CHƢƠNG III

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHÁCH DU LỊCH TRUNG QUỐC ĐẾN VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Những tồn tại trong hiện trạng phát triển thị trƣờng khách du lịch Trung Quốc tại Việt Nam hiện nay

Như đã phân tích ở trên, mặc dù Trung Quốc luôn là quốc gia dẫn dầu về số lượng du khách đến Việt Nam trong nhiều năm qua.Tuy nhiên thực tế cho thấy so với các quốc gia khác thì mức chi tiêu của du khách Trung Quốc vào các hạng mục, dịch vụ du lịch của Việt Nam là chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng. Không những thế, phản hồi và đánh giá của du khách Trung Quốc khi du lịch ở Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều nhận xét “chưa tốt, chưa hài lòng”, dẫn đến sút giảm tỷ lệ du khách trung thành (kết quả khảo sát của chúng tôi hiển thị, vẫn còn đến 13.17% du khách tham gia phỏng vấn cho biết sẽ không quay trở lại Việt Nam du lịch, đây là tỷ lệ đáng lưu ý).

Theo tìm hiểu và nghiên cứu của chúng tôi, thực trạng này không chỉ xảy ra với đối tượng du khách là người Trung Quốc mà hầu hết còn là tâm lý chung của hầu hết đối tượng là du khách nước ngoài. Trong hội nghị giữa chính phủ Việt Nam với 9 địa phương về trọng điểm du lịch ngày 15/7/2016, hội nghị đã nêu ra thực tế là chỉ có 6% du khách nước ngoài quay trở lại Việt Nam. Lãnh đạo chính phủ Việt Nam cho biết “90% khách quốc tế đến Việt Nam là lần đầu và chỉ 6% quay lại. Còn trong nước thì tỷ lệ này lần lượt là 39% lần đầu, 24% lần hai và 13% đến lần ba”. Đây là thực trạng mà nếu ngành du lịch Việt Nam không tìm hiểu kỹ nguyên nhân và xây dựng những biệt pháp giải quyết có hiệu quả thì chắc chắn rằng Việt Nam sẽ không thể đạt được những mục tiêu tăng trưởng của ngành du lịch như mong muốn.

Trên cơ sở các kết quả khảo sát, phỏng vấn thực địa khách du lịch cũng như sau khi nghiên cứu, tìm hiểu phân tích của các chuyên gia, cơ quan liên quan, chúng ta có thể tóm tắt thực trạng về thị trường khách du lịch Trung Quốc tại Việt Nam nói riêng, ngoài ra theo chúng tôi cũng phản ánh phần nào

thực trạng thị trường khách du lịch nước ngoài tại Việt Nam nói chung như sau:

3.1.1. Tình hình trật tự trị an và các chính sách bảo vệ du khách nƣớc ngoài

Theo chúng tôi tìm hiểu, hầu hết du khách nước ngoài đến Việt Nam đều bày tỏ sự lo ngại về tình hình trật tự trị an cũng như về các chính sách bảo vệ du khách nước ngoài của chính phủ Việt Nam và các cơ quan liên quan. Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy rằng, trong những vấn đề lớn mà du khách Trung Quốc thường gặp phải khi đi du lịch ở Việt Nam thì riêng vấn đề về trật tự trị an xã hội là chiếm tỷ lệ cao nhất (63.9%). Nhất là một số điểm nóng như du khách tại thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên gặp phải tình trạng bị cướp, móc túi, thậm chí còn xảy ra ẩu đả, xô xát, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của đất nước Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. (Xem phụ lục 2).

3.1.2. Rào cản ngôn ngữ và giao tiếp

Mặc dù tỷ lệ người Trung Quốc học tiếng Việt cũng như tỷ lệ người Việt học tiếng Trung ngày càng tăng, hướng dẫn viên du lịch Việt Nam cũng có trình độ ngoại ngữ nhất định và tương đối đồng đều. Tuy nhiên nhìn chung khách du lịch Trung Quốc tại Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn, trở ngại về ngôn ngữ. Kết quả khảo sát của chúng tôi về những vấn đề mà du khách Trung Quốc gặp phải khi đến Việt Nam du lịch thì những trở ngại về ngôn ngữ và giao tiếp chiếm đến 48.29%. (Xem phụ lục 2).

Không chỉ do nguyên nhân từ bản thân du khách Trung Quốc không biết tiếng Việt, tiếng Anh cũng rất hạn chế, vì vậy nguyên nhân chủ yếu nữa là bản thân ở các khu du lịch trọng điểm (như Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc...), hầu hết các điểm du lịch trong hành trình đều không có các chỉ dẫn bằng tiếng Trung, chỉ một số ít có tiếng Anh còn lại hầu hết là bằng tiếng Việt. Trừ hướng dẫn viên du lịch và một số nhân viên đã được đào tạo ở các nhà hàng, khách sạn thì hầu hết người dân địa phương cũng không thể chỉ dẫn cho

du khách bằng tiếng Trung. Tất cả những điều này đã gây khó khăn cho du khách Trung Quốc nếu muốn đi thăm quan, trải nghiệm thực tế ở các di tích, danh lam thắng cảnh địa phương hoặc đơn giản chỉ là mua đồ.

3.1.3. Bất cập về tình trạng an toàn giao thông, phƣơng tiện đi lại

Do thói quen trong việc sử dụng phương tiện giao thông của Trung Quốc và Việt Nam khác nhau, cộng thêm những bất cập trong hệ thống hạ tầng giao thông cơ sở của Việt Nam dẫn đến nhiều du khách Trung Quốc khi du lịch tại Việt Nam gặp nhiều phiền phức trong việc lựa chọn hoặc tìm kiếm phương tiện chuyên chở. Vấn đề nổi cộm nhất đó là người Trung Quốc thường có thói quen sử dụng các phương tiện công cộng như xe bus, tàu điện ngầm, máy bay hoặc phổ biến là ô tô con khi đi du lịch hoặc muốn khám phá, thăm quan tự túc các điểm du lịch. Tuy nhiên ở Việt Nam phương tiện di chuyển chủ yếu lại là xe máy, vì vậy với những nhu cầu muốn được đi du lịch riêng hoặc mở rộng lịch trình thì khả năng đáp ứng của các đơn vị lữ hành Việt Nam là rất thấp. Du khách Trung Quốc phần lớn đều không thông thạo đường phố Việt Nam, không biết điều khiển xe máy nên phần lớn đều phải đi taxi. Tuy nhiên do chính phủ Việt Nam vẫn chưa có những biện pháp hiệu quả để quản lý các hãng taxi trong vấn đềđưa đón, chuyên chở khách du lịch nước ngoài nên khách du lịch Trung Quốc khi đến Việt Nam thường có tâm lý rất e ngại khi đi taxi. Thêm vào đó là cả những trở ngại trong giao tiếp vì hầu hết các lái xe taxi tại Việt Nam đều có trình độ ngoại ngữ hạn chế, chưa được đào tạo chuyên sâu. Kể cả những hãng taxi lớn trong các khu du lịch. Những nhân tố này cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều du khách Trung Quốc không dám tự đi du lịch, chỉ có thể hoàn toàn tuân theo sắp xếp của hướng dẫn viên hoặc hãng lữ hành. Khiến cho mức chi tiêu của du khách với các sản phẩm du lịch của địa phương không cao.

Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy, có tới 58,05% du khách Trung Quốc đã từng gặp vấn đề liên quan đến an toàn giao thông và phương tiện đi lại trong thời gian du lịch ở Việt Nam. (Xem phụ lục 2).

3.1.4. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm chƣa bảo đảm

Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy, có tới 43.41% du khách Trung Quốc gặp phải vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm khi đi du lịch tại Việt Nam. (Xem phụ lục 2).

Không chỉ với riêng đối tượng khách Trung Quốc, theo tìm hiểu của người viết thì nhiều du khách nước ngoài tại Việt Nam đã gặp phải vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm. Ví dụ như trong cuộc khảo sát gần đây (2017) từ 1.004 du khách Australia do Công ty dược phẩm Sanofi thực hiện cho thấy 40% khách du lịch thừa nhận họ từng bị ốm đau khi đi du lịch tại Việt Nam. Hầu hết nguyên nhân chính là do gặp các vấn đề như ngộ độc thực phẩm hay bị côn trùng cắn [26].

Theo chúng tôi, nguyên nhân một mặt do công tác vệ sinh an toàn thực phẩm chưa tốt thì Việt Nam nổi tiếng với những món ăn đường phố tươi sốt, hấp dẫn. Người Việt Nam có thói quen ăn nước mắm, nước chấm, những món ăn chưa được chế biến kỹ. Hầu hết khách du lịch lựa chọn các quán ăn theo quan sát (thấy quán đông thì vào ăn) hoặc do hướng dẫn viên du lịch đưa tới, do bạn bè giới thiệu, do tham khảo trên mạng Internet... Vì vậy độ tin cậy của những điểm ăn uống này chưa được kiểm chứng.

Bên cạnh đó, mặc dù theo quy định các đơn vị lữ hành phải kiểm soát chặt chẽ chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của các nhà hàng, khách sạn trước khi đưa vào tour du lịch. Các đơn vị cũng có mục chấm điểm phục vụ theo thang từ 1 đến 5, trong đó đầu tiên phải kể đến là tiêu chí sạch sẽ. Nhưng thực tế cho thấy thì nhiều nhà hàng, thậm chí khách sạn lớn ở Việt Nam vẫn vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm (như giấy phép hết hạn, không có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm...) .

Tất cả những điều này đã gây ra tâm lý lo ngại cho các du khách Trung Quốc khi du lịch ở Việt Nam, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của chuyến du lịch.

Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy, có đến 43.9% du khách Trung Quốc đã từng gặp vấn đề về việc giá cả chưa minh bạch, công khai trong thời gian du lịch ở Việt Nam (Xem phụ lục 2). Mặc dù chính phủ và các cơ quan chức năng Việt Nam đã không ngừng đẩy mạnh công tác quản lý cũng như xây dựng các biện pháp xử phạt hành vi “chặt chém” khách du lịch, giá cả bất hợp lý... nhằm bảo vệ hơn nữa quyền lợi của khách du lịch nước ngoài. Nhưng thực tế thì cho đến nay tình trạng này vẫn rất tràn lan tại các điểm du lịch của Việt Nam. Một khảo sát của Hiệp hội Du lịch Châu Á - Thái Bình Dương cho thấy, có đến 80% khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và một đi không trở lại. Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng trên là do nạn "chặt chém"[27] Chúng tôi cho rằng đây là con số “đáng báo động” và nếu không được giải quyết triệt để thì chắc chắn ngành du lịch Việt Nam không thể phát triển và đạt được những mục tiêu tăng trưởng như kỳ vọng.

3.1.6. Các vấn đề khác

Bên cạnh những nguyên nhân chính ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng của thị trường khách du lịch Trung Quốc tại Việt Nam như trên thì theo kết quả khảo sát và phỏng vấn của chúng tôi, một số nguyên nhân khác tuy chiếm tỷ lệ không lớn nhưng cũng cần được quan tâm đó là:

Các sản phẩm du lịch Việt Nam chƣa có sức cạnh tranh cao:

Tuy nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam là một trong những quốc gia có hệ thống sản phẩm du lịch khá đa dạng, loại hình du lịch cũng rất phong phú với du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch mạo hiểm, du lịch thành phố... đều có đầy đủ. Thêm vào đó, văn hóa Việt Nam cũng mang đậm bản sắc dân tộc với hệ thống di sản, di tích, lễ hội đặc sắc. Những điều này là thế mạnh để ngành du lịch Việt Nam có thể tạo ra những sản phẩm du lịch mang đặc trưng riêng của dân tộc. Cùng với đó là chất lượng dịch vụ, cơ sở lưu trú du lịch ngày càng được nâng cao, giá cả được quản lý hợp lý hơn; thị trường du lịch nội địa ổn định, tạo cơ sở vững chắc cho việc phát triển du lịch bền vững; có thế mạnh trong việc liên kết phát triển các sản phẩm du lịch

trong và ngoài địa phương.

Tuy nhiên nếu so sánh với các quốc gia cùng khu vực ASEAN như Thái Lan, Singapore thì rõ ràng là các sản phẩm du lịch của Việt Nam vẫn thiếu sức cạnh tranh. Các cơ sở mua sắm, trung tâm thương mại, cửa hàng, bách hóa... tại điểm du lịch cũng chưa thực sự hoàn thiện. Theo chuyên gia Việt Nam phân tích (Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ II, số tháng 7/2016 của Nguyễn Đức Tân – Trường Cao đẳng nghề du lịch Nha Trang) thì bên cạnh những điểm mạnh, sản phẩm du lịch của Việt Nam vẫn còn khá nhiều tồn tại như: Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn giản và trùng lặp giữa các địa phương, điểm du lịch, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, chưa được thống kê, đánh giá để quản lý khai thác một cách bền vững, hiệu quả. Sự hạn chế, yếu kém trong nghiên cứu sản phẩm du lịch; Chưa có được những sản phẩm du lịch chủ lực đặc thù mang đậm bản sắc dân tộc, phù hợp cho từng phân khúc thị trường khách du lịch (khách bình dân, tầng lớp trung cấp và cao cấp...).

Theo quan điểm của người viết luận, đây là yếu tố rất quan trọng bởi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát nhu cầu du lịch việt nam của khách trung quốc hiện nay (Trang 53)