Đảng bộ huyện Yên Mô chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng ở địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện yên mô (ninh bình) thực hiện nhiệm vụ xây dựng đảng từ năm 2001 đến năm 2015 (Trang 28 - 46)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Đảng bộ huyện Yên Mô thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng trong những

1.2.2. Đảng bộ huyện Yên Mô chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng ở địa

ở địa phương

Thứ nhất, Đảng bộ huyện Yên Mô chỉ đạo thực hiện xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị và thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm

Chỉ đạo xây dựng Đảng bộ huyện vững mạnh về chính trị

Đại hội Đảng bộ huyện Yên Mô lần thứ XIV nêu rõ:

“Nền tảng quan trọng để xây dựng Đảng bộ huyện vững mạnh về chính trị trước hết là: kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới; kiên định những vấn đề có tính nguyên tắc trong công tác xây dựng Đảng; không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ huyện, năng lực hoạch định đường lối, chính sách phù hợp với quy luật khách quan và đặc điểm của huyện” [2, tr. 4].

Trên cơ sở đó, Đảng bộ huyện đã tích cực chỉ đạo nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của toàn Đảng bộ và của mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện, xã; không dao động trong bất kỳ tình huống nào, dù khó khăn đến đâu cũng chủ động vượt qua, luôn giữ vững bản chất cách mạng của Đảng, không để ảnh hưởng, tác động xấu đến sự phát triển của đất nước và cuộc sống của nhân dân. Và nhiệm vụ quan trọng cần tập trung là nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng, lý luận.

Đảng bộ huyện Yên Mô cũng tích cực chỉ đạo tăng cường nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, làm sáng tỏ một số vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội và

những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình tiến hành sự nghiệp đổi mới ở địa phương; kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động “diễn biến hoà bình”; chủ động phòng ngừa, đấu tranh, khắc phục sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên; giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng bộ huyện, sự đồng thuận của nhân dân trong huyện nhà.

Chỉ đạo thực hiện thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm

Trên cơ sở phân tích những thành tựu đã đạt được và những việc chưa làm được trong quá trình Đảng bộ lãnh đạo thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương nhiệm kỳ 1996 - 2000, Đại hội đại biểu Đảng bộ Yên Mô lần thứ XIV (11/2000) đã đề ra những chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong nhiệm kỳ 2001 - 2005. Trước tiên trên lĩnh vực kinh tế, nhiệm vụ xuyên suốt trong 5 năm này được xác định là: tiếp tục phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đảng bộ chủ trương trong những năm từ 2001 đến 2005, kinh tế của huyện phải đạt tốc độ tăng trưởng 7%/năm. Bình quân hàng năm giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 4-5%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng 13%, dịch vụ tăng 8,5% [2, tr. 14]. Sản lượng lương thực quy thóc bình quân hàng năm là 70 ngàn tấn; bình quân lương thực đầu người đạt 600kg/năm; giá trị sản phẩm trên một ha canh tác đạt 24 triệu đồng/năm. Cơ cấu kinh tế đến năm 2005 chuyển dịch dần theo hướng hiện đại, trong đó công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản chiếm tỉ trọng 15%, dịch vụ chiếm tỷ trọng 25%, nông nghiệp chiếm tỷ trọng 60% [2, tr. 14]. Phấn đấu giảm hộ nghèo xuống còn dưới 5%, không còn hộ đói. Bình quân thu nhập đầu người đến năm 2005 tăng gấp 1,5 lần so với năm 2000.

Để đạt được những mục tiêu trên thì nhiệm vụ chủ yếu, trọng tâm của huyện trong nhiệm kỳ 2001 - 2005 là: phát triển nông nghiệp toàn diện, đảm bảo an toàn lương thực, từng bước chuyển sang sản xuất hàng hóa. Phương hướng chung là: phát huy tiềm năng, thế mạnh về đất đai, lao động, kinh nghiệm sản xuất nhằm mục tiêu phát triển toàn diện với nhịp độ cao, vươn lên sản xuất hàng hoá có sức cạnh tranh trên thị trường. Đảng bộ cũng đưa ra một số giải pháp như “chú trọng phát triển mạnh mẽ cả về trồng trọt và chăn nuôi, trong đó đặc biệt tiếp thu ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, đảm bảo an toàn về lương thực, có dự trữ và giành một phần

cho xuất khẩu” [2, tr. 15], tăng nhanh giá trị của chăn nuôi. Phấn đấu đến năm 2005, tỉ trọng giá trị nông nghiệp là: trồng trọt 70%, chăn nuôi 30%.

Đối với nghành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với mục tiêu đưa ra đến năm 2005 đạt tỷ trọng 15%, Đảng bộ đã chú trọng trong nhiệm kì 2000 - 2005 cần phải “phát huy tiềm năng, thế mạnh của huyện về lao động, về nguồn vật liệu xây dựng, về kinh nghiệm để phát triển đa dạng ngành nghề, sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp” [2, tr. 16], trong đó chú trọng phát triển các ngành nghề truyền thống, đầu tư phát triển các ngành nghề mới như nứa chắp, mây giang, đan, nghề trồng nấm…, tiếp tục liên hệ mở rộng và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, “tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ hợp mở rộng quy mô sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động” [51, tr. 13].

Đối với dịch vụ, Đảng bộ chủ trương “phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ ở địa bàn nông thôn, củng cố, xây dựng chợ nông thôn; hình thành các thị tứ ở các cụm liên xã, tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh thuận lợi, đáp ứng yêu cầu sản xuất, đời sống và đảm bảo thực hiện cơ cấu kinh tế” [2, tr. 16]. Phát triển đa dạng các loại hình vận tải và nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông. Phấn đấu đến năm 2005 bình quân 1000 người dân có 11 máy điện thoại.

Về việc xây dựng quan hệ sản xuất mới, Đảng bộ chủ trương nâng cao chất lượng hoạt động của các hợp tác xã, đảm bảo tốt các khâu dịch vụ, cả đầu vào và đầu ra, mở rộng hình thức hợp tác xã tổ chức kinh doanh dịch vụ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và tín dụng. Mục tiêu từ nay đến năm 2005 là đưa kinh tế tập thể thoát khỏi những yếu kém hiện nay, phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn, tiến tới có tỷ trọng ngày càng lớn hơn trong GDP của nền kinh tế.

Với các vấn đề xã hội, Đảng bộ Yên Mô nhấn mạnh cần tạo bước chuyển biến tích cực về giải quyết việc làm và xoá đói nghèo, “trên cơ sở đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Phấn đấu 70 - 80% số lao động có việc làm ổn định, có thu nhập đảm bảo cuộc sống” [2, tr. 19], tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình xoá đói giảm nghèo bằng việc tạo điều kiện cho các hộ này vay vốn đồng thời chú trọng công tác đào tạo nghề, hướng dẫn sản xuất, kinh doanh; tiếp tục triển khai tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình, quan tâm, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ nhân dân, “phấn đấu

đến năm 2005 mức giảm sinh 0,4%o, giảm tỷ lệ sinh con thứ ba xuống còn 15%, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 25,2%” [52, tr. 13], tiếp tục đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia xây dựng đời sống văn hoá. Đối với công tác quốc phòng an ninh cần phải “gắn nhiệm vụ quốc phòng an ninh với phát triển kinh tế, xã hội, củng cố vững chắc nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân” [2, tr. 19], góp phần nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, chống âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch.

Để thực hiện các chủ trương, chính sách trên, Đảng bộ Yên Mô đã chú trọng việc chỉ đạo các cấp chính quyền, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện củng cố tổ chức và hoạt động nhằm đạt mục tiêu đề ra. Trong nhiệm kì 2001 - 2005, hoạt động của HĐND, UBND các cấp trong huyện đạt được những thành tựu đáng kể: kiện toàn chức danh Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND huyện, các ban HĐND huyện nhiệm kỳ 2004 - 2009; triển khai thực hiện mô hình một cửa ở các xã, thị trấn. Đến nay UBND huyện đã phê duyệt đề án của 15 xã, thị trấn, ban hành 1 722 văn bản để thực hiện nhiệm vụ, tiếp nhận và xử lý 2 054 văn bản của cấp trên, sao lục và chuyển đến các đơn vị 625 văn bản để tổ chức thực hiện.

Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện, các ban, ngành, đoàn thể trong huyện đã ra sức thực hiện các nhiệm vụ về chính trị mà Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XIV đã đề ra nhằm phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong công tác xoá đói giảm nghèo, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện đã phối hợp hoạt động với Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên… tổ chức động viên nhân dân giúp đỡ nhau đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế VAC bằng việc hỗ trợ vốn, cây con giống, phổ biến kinh nghiệm và những tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Hội nông dân có câu lạc bộ “sản xuất giỏi”, Đoàn thanh niên có “hội khuyến nông trẻ”, “tuổi trẻ lập nghiệp”, … các câu lạc bộ này đã thu hút được đông đảo các hội viên, đoàn viên và nhân dân tham gia.

Đặc biệt, để chỉ đạo chung trên lĩnh vực kinh tế, Đảng bộ huyện trong nhiệm kì 2001 - 2005 đã cho ra một số Chương trình hành động: Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết TW 5 (khoá IX) về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết TW 5 (khoá IX) về “Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện

phát triển kinh tế tư nhân” ở huyện Yên Mô thời kỳ 2001 - 2010, Chương trình hành động thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm đến hết năm 2005…

Khi đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ Yên Mô trong việc đề ra Nghị quyết, chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và lãnh đạo chính quyền các đoàn thể thực hiện các chủ trương đó nhiệm kỳ 2001 - 2005, Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV đã nêu rõ: “BCH Đảng bộ huyện, BTV Huyện uỷ và các cấp, các ngành từ huyện đến cơ sở đã cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp thành Chương trình hành động phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương, đơn vị”. Nhưng bên cạnh đó, Đảng bộ cũng mắc một số khuyết điểm, yếu kém trong lĩnh vực này: Công tác xây dựng hệ thống chính trị tuy có cố gắng song vẫn còn những bất cập; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu ở một số TCCSĐ và nhiều chi bộ còn hạn chế, chưa ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ; việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra ở một số cấp uỷ chưa đi vào nền nếp, có nơi còn vi phạm quyền làm chủ của nhân dân; việc đấu tranh, xử lý những biểu hiện lợi dụng dân chủ, lôi kéo, kích động khiếu kiện chưa kiên quyết [3, tr. 15]; quản lý Nhà nước trên một số lĩnh vực và tổ chức điều hành vẫn là khâu yếu, chậm được khắc phục.

Thứ hai, chỉ đạo xây dựng Đảng về mặt tư tưởng

Chỉ đạo tuyên truyền, thực hiện Nghị quyết Đại hội IX và Đại hội Đảng bộ các cấp

Sau khi Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng thành công, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Yên Mô đã tổ chức các buổi thông báo nhanh kết quả Đại hội đến 100% cơ sở Đảng. Mặt khác, Huyện ủy còn tổ chức các lớp học chuyên đề về Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Kết quả là 100% các đồng chí Ủy viên Thường vụ Huyện ủy và các Đảng ủy, các ban ngành, các đoàn thể đã được tham gia học tập. Bên cạnh đó, nội dung của các Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, các chương trình, đề án, kế hoạch của Huyện ủy cũng được quán triệt sâu rộng đến đội ngũ cán bộ chủ chốt, đảng viên và quần chúng nhân dân trong huyện. Ngay sau khi Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng thành công, ngày19/6/2001, Huyện uỷ đã ra Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội. Chương trình đã chủ trương: nhất thiết từ tháng 5/2001, mỗi chi bộ, mỗi UBND, HĐND,

mỗi cơ sở Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đều có báo Nhân dân hàng ngày và báo Ninh Bình, mỗi cơ sở Đảng đều phải có ít nhất 1 Tạp chí Cộng sản theo quy định của Chỉ thị 11 - CT/TW của Bộ Chính trị.

Những năm sau đó công tác tư tưởng của Đảng bộ tập trung vào việc tiếp tục tuyên truyền và tổ chức học tập các Nghị quyết TW 5, 6, 7, 8 (Khóa IX), các Nghị quyết của Tỉnh ủy. Đặc biệt, đối với Nghị quyết TW8 về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đã được quán triệt tới 85-95% cán bộ, đảng viên [28, tr. 4]. Các đơn vị, TCCSĐ có tỷ lệ đảng viên đi học cao nhất là: Đảng ủy công an 97,3%; Đảng ủy Bệnh viện đa khoa huyện 95%; Yên Phong 89%; Yên Lâm 98,8%; Yên Mạc 87%; Yên Thịnh 94,5%.

Chỉ đạo thực hiện tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh

Ngày 17/3/2003, Ban Bí thư TW Đảng đã ra Chỉ thị 23/CT-TW về “Đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới”. Theo tinh thần của Chỉ thị này, Đảng bộ huyện Yên Mô đã xác định trọng tâm của công tác giáo dục chính trị tư tưởng nhiệm kỳ 2001 - 2005 nhằm vào việc tổ chức thực hiện các đợt học tập, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên và toàn thể quần chúng nhân dân. Đây thực sự là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng được triển khai trong toàn huyện. Huyện ủy đã tổ chức học tập tư tưởng Hồ Chí Minh cho trên 5 700 lượt cán bộ, đảng viên và trên 239 lượt báo cáo viên ở cơ sơ. Cùng với việc học tập, Huyện ủy Yên Mô còn tổ chức thành công hội thi “Báo cáo viên giỏi về tư tưởng Hồ Chí Minh” ở cấp cơ sở và cấp huyện, chọn 2 thí sinh tham gia hội thi cấp tỉnh và đạt giải ba [28, tr. 4]. Huyện ủy Yên Mô còn đưa chương trình giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh vào 100% các trường học trong huyện và tổ chức cuộc thi tìm hiểu về tư tưởng Hồ chí Minh cho đối tượng thanh thiếu niên, thu hút 58 724 lượt người tham dự. Qua nghiên cứu, học tập đã củng cố thêm nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về chủ nghĩa Mac - Lênin và tưởng Hồ Chí Minh, tạo ra sự chuyển biến rõ nét về nhận thức và lao động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đã có nhiều tập thể và cá nhân tiêu biểu làm theo tấm gương đạo đức của Bác.

Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Huyện ủy và Hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Bình, công tác tư tưởng từ huyện đến cơ sở cũng đã chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền, giáo dục truyền thống và phục vụ những sự kiện chính trị lớn. Năm 2003, công tác tuyên truyền tập trung vào việc cổ động cho sự kiện Đại hội thể dục thể thao Đông Nam Á - Seagame 22 được tổ chức ngay tại Việt Nam. Việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm và đặc biệt là tổ chức thành công tốt đẹp sự kiện trọng đại này đã tạo nên không khí vui mừng, phấn khởi, góp phần nâng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ huyện yên mô (ninh bình) thực hiện nhiệm vụ xây dựng đảng từ năm 2001 đến năm 2015 (Trang 28 - 46)