Thực trạng về cung sản phẩm du lịch dã ngoại đồng quê

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ sở khoa học phát triển du lịch dã ngoại cho học sinh tiểu học ở Hà Nội (Trang 59)

8. Bố cục của khóa luận

2.4 Thực trạng về cung sản phẩm du lịch dã ngoại đồng quê

2.4.1 Thực trạng khai thác sản phẩm du lịch ở Ba Vì

Ba Vì là một trong hai điểm du lịch sinh thái nổi bật của Thủ đô Hà Nội.

Khác với Sóc Sơn, Ba Vì có một ưu thế nổi bật với Vườn quốc gia Ba Vì, đây là 1 trong 6 vườn cấp quốc gia với mức độ đa dạng sinh học cao. Chính vì vậy, trong vài năm gần đây, Ba Vì luôn là điểm đến nghỉ ngơi, thăm quan của nhiều người dân Hà Nội. Dù lượng khách đến đây năm sau tăng hơn năm trước từ 10-

15% nhưng du lịch vẫn mang tính tự phát.

Có một thực tế rằng khách thăm quan đến Ba Vì chủ yếu đi trong ngày và tự tổ chức đi là chính. Căn cứ vào đặc điểm tiêu dùng có thể phân chia thành 2 luồng khách thăm quan rõ rệt: loại cao cấp thì đến các resort và thường đi theo

kiểu gia đình, công ty tổ chức; còn loại bình dân chủ yếu là học sinh, sinh viên,

thanh niên đến du lịch sinh thái kết hợp du lịch tâm linh. Chính vì vậy, các khu

du lịch tại Ba Vì đang đầu tư theo hai hướng: resort cao cấp phục vụ nghỉ dưỡng

và khu du lịch với mức giá vừa phải. Tuy nhiên, khi đã xác định là du lịch sinh

thái là nền tảng, các khu du lịch cũng không nên bê tông hóa nhiều hạng mục

phá vỡ cảnh quan và làm phản tác dụng. Điều này nhận thấy rõ nhất là tại khu du

lịch Ao Vua, Thác Đa đã khiến khu du lịch mất lợi thế cạnh tranh với các điểm

du lịch khác đang nổi lên. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch là cần thiết để phục

vụ nhu cầu cần thiết nhưng tránh bê tông hóa tràn lan. Đồng thời, các khu du lịch

sinh thái cần tập trung đầu tư chiều sâu để đảm bảo các tiêu chí sinh thái và trở thành nơi giáo dục về môi trường thiên nhiên. Trong một chuỗi các khu du lịch

tại Ba Vì, đáng chú ý là điểm du lịch Thiên Sơn- Suối Ngà với không gian rộng,

hạ tầng được nâng cấp hoàn toàn có thể tạo ra những sản phẩm du lịch sinh thái đặc trưng để thu hút đối tượng khách bình dân vừa vui chơi vừa kết hợp giáo dục

về môi trường sinh thái.

Tuy nhiên, nếu chỉ nhấn mạnh vào yếu tố cảnh quan sinh thái thì cũng

không thể thực hiện kinh doanh tốt được. Trường hợp của Vườn quốc gia Ba Vì cũng là một ví dụ đáng phải suy ngẫm. Vườn quốc gia này đang là tâm điểm của

du lịch sinh thái của cả vùng nhưng khai thác du lịch mới chỉ dạng tài nguyên sẵn có, chưa vào bề sâu. Khách đến đây du lịch theo kiểu sinh thái mới chỉ “hít

khí trời trong lành”, chưa có những hướng dẫn cụ thể về thảm thực vật đa dạng ở đây. Vườn quốc gia Ba Vì có thể bố trí hướng dẫn viên giới thiệu về sự đa dạng

sinh học ở đây và hoàn toàn có thể bắt chước cách làm của Vườn quốc gia Cúc Phương. Ngoài ra, Vườn quốc gia Ba Vì còn có thể bổ xung các dịch vụ đi xe đạp địa hình, vui chơi thể thao… mới có thể thu hút khách đoàn.

Chúng ta có thể học cách làm chương trình du lịch homestay, còn gọi là du lịch cộng đồng và sinh thái của Nhật Bản mà trong đó hoạt động thu hút khách thăm quan nhiều nhất là thông báo lịch gieo trồng và cập nhật thường xuyên cho du khách để du khách tham gia từ quá trình gieo trồng, thu hoạch và

phơi lúa và hưởng thụ sản phẩm. Điều này rất phù hợp với thực tế tại Hà Nội:

quá trình đô thị hóa, rất nhiều trẻ em và thanh niên không biết đến cảnh quan nông thôn, đến cuộc sống lao động nghề nông, đến môi trường thiên nhiên hoang dã, nên Ba Vì hoàn toàn có thể xây dựng một những sản phẩm đặc thù du lịch

hấp dẫn thu hút du khách.

Chúng ta có thể tận mắt chứng kiến sự hấp dẫn của sản phẩm du lịch này ở

Trang trại Du lịch Đồng quê của Công ty TNHH ATC Việt Nam(Xem thêm Phụ

ban đầu, Trang trại này đã thu hút được một lượng lớn các du khách nhí là học

sinh các lứa tuổi từ mẫu giáo tới tiểu học và phổ thông từ các trường học thuộc

nội thành Hà Nội. Lấy lợi thế từ thiên nhiên Ba Vì, nhiều chương trình lớn được tổ chức hướng tới các đối tượng khách này như ‘Ngày hội sữa tươi Ba Vì cho bé’, ‘Ngày hội Môi trường Xanh’ hay ‘Ngày hội Bé và Hoa – Thu Ba Vì’. Một số các tour du lịch dã ngoại đồng quê đã tạo ra được sức hấp dẫn lớn. Đó là: tour ‘Bé tập làm nông dân’ với các hoạt động thu hái rau-củ-quả, học trồng cây, tham

gia úp nơm bắt cá và nướng cá bằng rơm; tour ‘Khám phá văn hóa nông nghiệp và nông thôn’ với hoạt động chính là đi thăm quan các làng nông nghiệp như

Làng Việt cổ Đường Lâm, làng chè Ba Trại, ...; tour ‘Bé với thiên nhiên Ba Vì’ với hoạt động chính là đi thăm các thửa ruộng bậc thang, Vườn Quốc gia Ba Vì,

...; và tour ‘Thăm và làm quen với những con vật nuôi’ với hoạt động chính là đi thăm các trang trại liên kết như trang trại dê-thỏ, đà điểu, ong mật, gà, hươu sao,

bò sữa, ....

Biểu đồ 2.2.: Mức độ hấp dẫn của các chương trình tour dã ngoại đồng quê

Những chương trình này đã mang lại hiệu quả và thành công lớn cho Trang trại. Số lượng khách đến với Trang trại luôn tăng, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2008, Trang trại bắt đầu tổ chức hoạt động thăm quan và kinh doanh

và 373 người lớn; Năm 2009, tổng số khách đạt được là 3.152 khách, trong đó người lớn 1.596 và trẻ em 1.556; và năm 2010 vừa qua, tổng số khách cũng đạt

3.376, nhưng số trẻem đã lên tới 2.036 còn sốngười lớn chỉ 1.340.

Biểu đồ 2.3. Lượng khách đến Trang trại Du lịch Đồng quê Ba Vì qua các năm

Tuy nhiên, với thị phần chiếm chủ đạo là các sản phẩm du lịch sinh thái,

nghỉ dưỡng và tâm linh thể hiện ở số lượng áp đảo các công ty kinh doanh du lịch đóng trên địa bàn, việc xuất hiện một cơ sở tiên phong khai thác và kinh doanh các giá trị đồng quê cho du lịch, thì sản phẩm du lịch dã ngoại đồng quê vẫn chưa thể xác lập được vị thế trên biểu đồ thị phần khai thác các sản phẩm du

lịch Ba Vì. Song, chiếm chủ đạo là vậy, việc đầu tư khai thác sản phẩm du lịch ở

Ba Vì lại đang có chiều hướng hình thành thái cực: hoặc là bê tông hóa để phục vụ du lịch nghỉ dưỡng resort cao cấp, hoặc là hít khí trời trong lành để đảm bảo

cảnh quan sinh thái. Hai hình thái này, nhất thời và tại thời điểm này vẫn thu hút được du khách, còn về lâu dài sẽ mất đi sự hấp dẫn bởi ở phương diện này thì thiếu tính đặc thù, đặc trưng vùng miền, trong khi phương diện kia thì thiếu đi

tiện nghi và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.

2.4.2 Thực trạng hoạt động du lịch dã ngoại đồng quê ở Hà Nội

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Ba Vì đang tự

phố. Khách có nhu cầu thì liên hệ và được giới thiệu đến địa chỉ văn phòng của

doanh nghiệp để thực hiện tư vấn và giao dịch đặt tour. Việc làm như thế xem ra

là quá thụ động. Dẫu có sự hỗ trợ đắc lực của internet với trang web của doanh

nghiệp được xây dựng hoàn chỉnh, thì cách làm ‘ôm cây đợi thỏ’ này sẽ khiến

doanh nghiệp lúng túng trong chiến lược quảng bá và phát triển khách hàng. Vấn đề đặt ra là nếu liên kết tốt với các công ty lữ hành thì sẽ phát triển tốt hơn. Bởi công ty lữ hành sẽ giống như là “đại lý” gom khách cho các điểm du lịch. Để làm được điều này, các bên cần dung hoà được lợi ích và có gói sản

phẩm tương thích. Đây là cơ hội lớn cho các đơn vị cung cấp dịch vụ trên địa

bàn Ba Vì bắt tay với doanh nghiệp lữ hành để thu hút khách chuyên nghiệp hơn.

Đã có nhiều công ty lữ hành đã đến và khảo sát khả năng thiết lập những

tour du lịch mới, du lịch dã ngoại đồng quê hay du khảo đồng quê ở vùng Ba Vì

này như Vietnamtourist, Hanoitourist, Green Ocean, Dream Viet, Hanspand travel, Smart Travel, Vidotour, …. Việc khảo sát một loạt tuyến điểm du lịch trên địa bàn Ba Vì rất hữu ích cho các doanh nghiệp lữ hành bởi qua đó biết rõ những thế mạnh từng điểm thu hút du lịch và từ đó sâu chuỗi lại cùng các dịch

vụ để tạo ra một tour du lịch dã ngoại hấp dẫn.

Đối với du lịch dã ngoại đồng quê, vẫn còn khá sớm để nói về sự phát

triển của loại hình này, song vẫn được các doanh nghiệp lữ hành dành nhiều sự

quan tâm. Bởi doanh nghiệp lữ hành cũng đã thấy được thị trường cho loại hình du lịch này là dân cư sinh sống ở trung tâm thành phố - những người luôn cảm

thấy sự ngột ngạt hằng ngày phải chịu đựng trong bốn bức tường bê-tông nhà mình và luôn tìm kiếm cơ hội được hưởng không gian xanh-sạch-thoáng đãng, bao gồm cả các trường học và nhất là các trường tiểu học. Chúng ta cũng thấy,

rất nhiều doanh nghiệp lữ hành đã xây dựng các tour du lịch dã ngoại nông thôn,

và các dịch vụ để chào mời ra công chúng ở thành phố, và trường học là thị trường giàu tiềm năng để họ hướng đến.

Đại diện các doanh nghiệp lữ hành đến khảo sát tại vùng đều cho rằng:

việc hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch và lữ hành là hoàn toàn có thể. Bởi

lẽ, ngoài những tháng hè đông khách và chủ yếu là khách lẻ tự đến với các điểm

du lịch trên địa bàn Ba Vì này, thì thời gian mùa đông, khách thường rất vắng và

các điểm du lịch cần đưa ra những gói sản phẩm và dịch vụ mới với mức giá ưu đãi để công ty lữ hành có thể hợp tác và quảng bá đưa khách đến. Nhiều doanh

nghiệp lữ hành thiếu thông tin về dịch vụ mới, chính sách giá cả theo mùa vụ. Do đó, các điểm du lịch tại Ba Vì nên có người chuyên trách để quảng bá cũng như có cơ chế hợp tác đồng bộ hơn. Các công ty lữ hành rất có kinh nghiệm

trong việc tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu khách du lịch, sẽ có thể giúp tư vấn khai

thác tối đa các dịch vụ của doanh nghiệp du lịch.

Một thực trạng khác nữa, đó chính là lực lượng nhân lực có chuyên môn, nghiệp vụ du lịch, cụ thể là nhân lực hướng dẫn viên cho du lịch dã ngoại đồng quê. Có thể nói lực lượng này vẫn còn quá ít. Trong khi đó thì hướng dẫn viên du lịch dã ngoại đồng quê còn chưa được đào tạo theo một bài bản hoặc tiêu chí nào. Vậy là đương nhiên, những hướng dẫn viên lữ hành buộc phải trở thành những hướng dẫn viên tay ngang, kiêm luôn cả vai trò hướng dẫn viên dã ngoại.

Hướng dẫn viên lữ hành có thể chỉ cần kiến thức, trong khi hướng dẫn viên dã ngoại cần cả kiến thức lẫn kỹ năng. Hơn nữa, cường độ làm việc cộng với sự

kiêm nhiệm như vậy đã ảnh hưởng không nhỏđến chất lượng phục vụ.

2.4.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch dã ngoại đồng quê

Trong số gần 20 đơn vị đầu tư khai thác du lịch trên địa bàn vùng Ba Vì, hầu hết chỉ đầu tư vào xây dựng các khách sạn/nhà nghỉ nghỉ dưỡng, khu cảnh

bàn cũng đã bắt đầu có những sự quan tâm vào khai thác những giá trị nông thôn

cho du lịch, ấy là trường hợp của Công ty TNHH ATC Việt Nam (Xem thêm Phụ

lục 1). Đơn vị này, nhờ vào sự nghiên cứu bài bản, đã thực hiện liên kết với các

nông hộ, nông trại cùng khai thác những vị thế riêng có về nông nghiệp, nông thôn và nông dân trên địa bàn cho loại hình du lịch nông thôn vốn vẫn khá mới

mẻ trên thị trường du lịch Việt Nam hiện nay.

Tuy mới mẻ là như vậy, song cũng đã có những hiện tượng ‘té nước theo mưa’ làm ra những dịch vụ du lịch dã ngoại kiểu ‘nhà vườn’ hay cái gọi là ‘homestay’ gây ảnh hưởng tới khả năng phát triển hoạt động kinh doanh loại

hình du lịch này. Sở dĩ bị cho là gây ảnh hưởng là bởi cách nghĩ cách làm của

các hộ gia đình hoặc cá nhân này mang nặng tính ‘cơ hội’ và ‘chụp giật’. Nhiều người cứ nghĩ rằng dã ngoại đồng quê là ở lều, là du lịch bình dân. Chỉ cần vài chục gốc cây hoa trái, mấy mươi luống rau trồng cấy theo ‘công thức’ sạch, thêm một hai cái hồ câu với dăm bảy chái nhà chòi và vài mươi chiếc lều xanh đỏ là tha hồ trương bảng khu dã ngoại. Hậu quả là khách du lịch sợ “dã ngoại”, bởi đồng nghĩa với chất lượng dịch vụ kém, chỗ ở nhếch nhác, rác, nước thải tự do.(1)

Hiển nhiên, khi khai thác những giá trị đồng quê cho kinh doanh du lịch

không phải đầu tư vốn lớn như nhiều dự án du lịch khác. Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng phải phụ thuộc rất nhiều vào việc quy hoạch địa điểm dự án có cảnh quan

hấp dẫn và lại phải đầu tư rất nhiều cho công tác xây dựng cơ sở tiện nghi tiếp đón khách. Những giá trị đồng quê được khai thác cho kinh doanh du lịch ấy

chính là cuộc sống sinh hoạt thường nhật với nghề nông và cảnh quan nông

nghiệp và nông thôn. Thế nhưng, sự quan tâm chủ yếu vẫn được các đơn vị dành cho du lịch sinh thái, nhiều khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng đã được đầu tư xây

dựng quanh trên địa bàn vùng Ba Vì.

---

(1)

Trên thực tế, đang có sự nhận thức ngày càng rõ nét về phương pháp làm

hay kinh doanh du lịch nông thôn, du lịch dã ngoại đồng quê hay còn gọi bằng những cái tên từa tựa khác như du lịch cộng đồng. Nhiều cơ sở dịch vụ cho hoạt

động kinh doanh du lịch dã ngoại đồng quê cũng đã được doanh nghiệp du lịch nghiên cứu khá bài bản. Việc bố trí, sắp đặt cơ sở tiện nghi ăn nghỉ và vệsinh đã

được xem xét đến yếu tố phù hợp kiến trúc cảnh quan, tiêu chuẩn vệ sinh.

Phương tiện phục vụ thăm quan thường được doanh nghiệp khai thác các loại thân thiện với môi trường và rất mực dân dã như là xe đạp, xe bò kéo. Tất nhiên cũng phải bố trí cả các điểm tập kết và quản lý việc thuê mượn của khách với

phương tiện này. Để tăng tính hấp dẫn, doanh nghiệp du lịch đã chú trọng tới những yếu tố đặc trưng và đặc hữu để khai thác. Chẳng hạn, tìm hiểu miền đất đá

ong xứĐoài này qua việc ghé thăm một vỉa khai thác đá ong. Đó là những vỉa đá

ong đang hoặc vừa mới khai thác hoặc đã khai thác xong nhưng vẫn còn vết tích mới. Hay thăm quan một ngôi nhà tranh vách đất có đủ các nông cụ như là:

thúng, mủng, khau gầu tát nước, cối xay lúa, giã gạo, ... nằm xinh xinh trong khu

vườn trồng rau. Trong khung cảnh nhà nông dân với mái rạ và tường vách bằng cốt tre đắp đất, với mảnh vườn và cận kề bên cánh đồng lúa/ngô, khách thăm còn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ sở khoa học phát triển du lịch dã ngoại cho học sinh tiểu học ở Hà Nội (Trang 59)