Giải pháp về một cơ sở lý luận và pháp lý thống nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ sở khoa học phát triển du lịch dã ngoại cho học sinh tiểu học ở Hà Nội (Trang 82 - 89)

8. Bố cục của khóa luận

3.3 Giải pháp về một cơ sở lý luận và pháp lý thống nhất

Có lẽ đã đến lúc cần có hội thảo chuyên ngành về du lịch dã ngoại để

thống nhất tương đối những khái niệm chung về hoạt động này, từ đó làm cơ sở để quản lý và quy hoạch. Ngành du lịch nên sớm có những quy định tối thiểu về

du lịch dã ngoại, về các khu hoặc điểm thu hút du lịch dã ngoại, từ tiêu chuẩn hướng dẫnviên đến điều kiện kinh doanh.

Nhiều tổ chức kinh tế và cá nhân đang hoạt động kinh doanh khai thác

những giá trị sinh thái và nhân văn ở các vùng nông thôn vẫn trông đợi cơ quan

quản lý ngành có những nghiên cứu để đưa ra những tiêu chuẩn quy định cụ thể

cho loại hình du lịch nông thôn và cho cả hoạt động kinh doanh khai thác loại

hình này. Hơn nữa, cơ quan quản lý ngành phải có những hoạt động thiết thực hơn để phát triển loại hình du lịch nông thôn này.

Nhìn ra các nước láng giềng chúng ta, họ đều đã đi trước chúng ta một

bước về khai thác kinh doanh các loại hình du lịch. Đối với du lịch nông thôn hay du lịch đồng quê này cũng không phải là ngoại lệ. Du lịch nông thôn đã có

được hệ thống cơ sở lý luận và những quy định quản lý riêng từ rất sớm. Chẳng hạn, ở Thái Lan đã triển khai khai thác du lịch nông thôn từ đầu những năm 1990 và năm 1998, chính phủ của họ đã ban hành quy định về quản lý du lịch nông nghiệp. Hay như ở Philippines, đã có bộ quy định về quản lý và cấp phép kinh doanh du lịch nông nghiệp từ năm 2006 [11]. Với bộ quy định này, du lịch nông nghiệp được diễn giải và giải thích theo những phạm trù được nêu khá cụ

thể và rõ nét. Điều này cho thấy du lịch nông nghiệp, du lịch nông thôn hay

đồng quê đã phát triển rộng khắp ở những quốc gia láng giềng vốn gần như có

cùng xuất phát điểm với chúng ta. Cũng chứng tỏ một điều rằng muốn phát triển

được du lịch đồng quê thì rất cần được xây dựng nên một cơ sở lý luận và pháp lý hoàn chỉnh và rõ nét để định hướng và quản lý. Có như vậy, du lịch nông thôn mới không bị hiểu và làm sai lệch bởi sự mù mờ về lý luận và lỏng lẻo về

Tiểu kết chương 3

Để du lịch dã ngoại nông thôn có thể phát triển được thì cần có những biện pháp phù hợp. Tác giả đã đưa ra một số giải pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả khai thác du lịch dã ngoại đồng quê nói chung và du lịch dã ngoại đồng quê cho học sinh tiểu học thành phố nói riêng, bao gồm: nhóm giải pháp tăng cường nguồn cung và nhóm giải pháp đẩy mạnh nguồn cầu. Với nhóm giải pháp

tăng cường nguồn cầu, tác giả nhấn mạnh tới sự gắn kết của hoạt động du lịch dã ngoại đồng quê vào chương trình học, xây dựng những tour mang tính giáo dục cao. Trong khi nhóm giải pháp tăng cường nguồn cung lại thiên về những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, sự gắn kết cộng đồng nông thôn vào du lịch dã ngoại đồng quê, … ỞChương 3 này, tác giả cũng đưa vấn đề về cơ sở lý luận và pháp lý thống nhất như một cơ sở để giúp cho hoạt động du lịch này phát triển. Những giải pháp này về cơ bản chưa thể được coi là hoàn chỉnh, song cũng là cách giải quyết cho những vướng mắc ở các khâu tạo nguồn cung,

KẾT LUẬN

Du lịch dã ngoại đồng quê có thể được xem là một hình thức du lịch giàu tiềm năng phát triển bởi đặc tính giao hòa và khảnăng tận dụng triệt để các yếu tố tựnhiên và nhân văn vốn dĩ rất phong phú và đa dạng tại các vùng thôn quê. Hà Nội với vùng Ba Vì là địa phương hội tụ được nhiều điều kiện về thiên

nhiên, địa hình cũng như là văn hóa và cảnh quan nhân văn hết sức đặc sắc, có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách. Dựa trên tiềm năng này cùng với những yêu cầu giảm tải của ngành giáo dục và những yêu cầu về sân chơi cho học sinh thành phố, chúng ta hoàn toàn có thể gắn kết vào các chương trình học ngoại khóa hay giáo dục thực nghiệm trong các trường lớp để xây dựng nên các

chương trình du lịch học đường mà sản phẩm cụ thể được nghiên cứu ở đây

chính là Du lịch dã ngoại đồng quê cho học sinh tiểu học ở Hà Nội.

Dựa trên việc tìm hiểu nghiên cứu tiềm năng về cầu du lịch dã ngoại đồng quê cho học sinh tiểu học trên địa bàn nội thành Hà Nội, khóa luận đã cố gắng

để đưa ra những nhận định về thị trường của sản phẩm với phân khúc mục tiêu là học sinh tiểu học. Dẫu còn rất sớm để nói đến sự phát triển bền vững của sản phẩm du lịch dã ngoại đồng quê này, song không thể phủ nhận được tiềm năng

dồi dào về nguồn cầu khi mà sản phẩm đã ‘chạm’ được vào tận góc tâm hồn mỗi

người con Việt, trước hết là những người dân thành phố, bởi “Quê hương là con

diều biếc../ Tuổi thơ con thả trên đồng…”, và nhất là khi sản phẩm lại có thể được gắn vào chương trình giáo dục thực nghiệm, giáo dục ngoại khóa của các cấp nhà trường và trở thành ‘bộ môn Du lịch học đường’.

Ở chiều ngược lại, khóa luận cũng đi vào đánh giá nguồn cung với việc xem xét thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch dã ngoại đồng quê ở Ba Vì. Sự

liên kết giữa công ty du lịch và lữ hành còn khá lỏng lẻo, chưa tạo được ‘sân

lịch và doanh nghiệp lữ hành trong việc khai thác các thị trường khách, tránh tình trạng một bên là doanh nghiệp tựđi tìm cách thu hút khách, còn bên kia thì tự ‘xâu chuỗi’ các dịch vụ cung ứng.

Mặt khác, dựa vào việc tìm hiểu nghiên cứu tiềm năng khai thác du lịch dã ngoại đồng quê với vùng nghiên cứu là Ba Vì, khóa luận đã lý giải tại sao lại chọn vùng Ba Vì để khai thác du lịch dã ngoại đồng quê cho học sinh tiểu học Hà Nội mà không phải là một vùng nào khác. Một số khía cạnh nổi bật để khẳng

định vùng Ba Vì là sự lựa chọn phù hợp bao gồm sự đa dạng về địa hình, sự

phong phú và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, bề dày phát triển của một nền sinh thái nông nghiệp với một nền văn hóa nông nghiệp đặc sắc.

Với mục đích nhằm nêu lên cơ sở khoa học để phát triển du lịch dã ngoại

đồng quê cho học sinh tiểu học ở Hà Nội, tác giả khóa luận đã cố gắng thực hiện nghiên cứu dựa trên những cơ sở khoa học của hình thức du lịch đồng quê và cách thức phát triển nó qua những tài liệu nước ngoài, đồng thời tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu và trao đổi học thuật trong quá trình tham gia xây dựng ý

tưởng và xây dựng một mô hình thí điểm Trang trại Du lịch Đồng quê đầu tiên trên cả nước ở vùng Ba Vì của Công ty TNHH ATC Việt Nam. Song, do thời

gian và năng lực cá nhân có hạn, khóa luận không tránh khỏi sự chủ quan, nhiều chỗ bản thân tác giả cũng cảm thấy nặng về sự suy diễn áp đặt, dẫn tới vẫn còn nhiều thiếu sót. Tác giả kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu

của các thầy cô và bạn bè để rút kinh nghiệm và làm bài học cho những nghiên cứu sau này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước

[1] Công ty TNHH ATC Việt Nam, Du lịch đồng quê – cùng bé tác nghiệp, cùng bé khám phá; Bài viết đăng trên trang Du lịch, Tạp chí Đồ Uống, Hà Nội, tháng 7/2010.

[2] Đặng Duy Lợi, Đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì (Hà Tây) phục vụ mục đích du lịch, Luận án Tiến sĩ, Đại học Sư

phạm Hà Nội I, tr.8-9.

[3] Ngô Kiều Oanh, Du lịch nông nghiệp là lối thoát cho chính sách nông nghiệp nông thôn và nông dân, Tài liệu báo cáo và trình UBND Thành phố Hà Nội năm 2008, Chương trình Thông tin và Quy hoạch Vùng – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tháng 7/2008.

[4] Ngô Kiều Oanh, Mô hình du lịch nông nghiệp tại vùng đệm xung quanh chân núi Ba Vì –Một giải pháp hiệu quả để bảo tồn và bảo vệ tài nguyên sinh thái núi Ba Vì, Bài phát biểu tại Tọa đàm Chung tay cứu Vườn quốc gia Ba Vì của Liên hiệp Hội Khoa học Kỹ Thuật Việt Nam, Hà Nội, 3/2011, tr.2.

[5] Nguyễn Văn Tường, Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em tiểu học, Tài liệu học thuật chuyên ngành, Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý Trẻ em Foundation N-T, 2009.

[6] UBND tỉnh Hà Tây (nay thuộc Thành phố Hà Nội), Tóm tắt Quy hoạch Tổng thể Du lịch Ba Vì giai đoạn 2010-2020, 2005, tr.4-5.

[7] UBND huyện Ba Vì, Báo cáo tình hình phát triển kinh tế-xã hội huyện Ba Vì năm 2009, 2009, tr.3-4, tr.7-9, tr.17 và tr.21-22

[8] Phạm Thế Vĩnh, Phân tích sơ bộ những điều kiện địa lý, cảnh quan

chân núi Ba Vì, Tài liệu được báo cáo và trình UBND Thành phố Hà Nội năm

2008, Viện Địa lý – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2008, tr.2.

[9].Bùi Thị Hải Yến, Tài nguyên du lịch, NXB Giáo dục, 2007, tr322-324.

Tài liệu nước ngoài

[10] Brian J.Schilling, Lucas J.Marxen, Helen H.Heinrich, Fran J.A.Brook; The opportunity for agritourism development in New Jersey; Đại học Bang New Jersey, New Jersey, Mỹ, 2006; pg.8.

[11] Department of Tourism, Rurals and regulations to govern the accreditation of Agri-tourism/ farm sites, Manila, Philippines, 2006;

[12] Humann, MJ và Lee, BC, Agri-tourism – Health and Safety guidelines for children, National Children’s Center for Rural and Agritourism Health and Safety. Marshfield, WI: Marshfield Clinic, USA, 2007, pg.26-28 và pg.31-33

[13] Katherine L. Adam, Entertainment Farming and Agri-tourism,

Appropriate Technology Transfer for Rural Area (ATTRA), under authority of National Center for Appropriate Technology (NCAT), Montana, USA, 2004.

[14] Lee Seong-Woo và Nam Sou-Yeon, Agro-tourism as a rural development strategy in Korea, Chương trình Thông tin Vùng, Viện Nghiên cứu Kiến trúc Cảnh quan và Quy hoạch Vùng, Đại học Quốc gia Seoul, Korea, 2007.

[15] Nuchnard Rattanasuwongchai, Rural tourism – Impacts on rural communities in Thailand, Báo cáo, Sở Khoa học Nghề nghiệp, Đại học Kasetsart, Bangkok, Thái Lan, 1998, pg.2.

[16] Peter W.Williams, Kathryn và Kim C.Smith, Cultivating Agri- tourism: Tools and Techniques for Building Success, Hội đồng Quản lý Hoạt

[17] The Countryside Foundation for Education, Supporting learning at countryside shows and events: A guide for Teachers visiting countryside events involving school; A guide for Hosts planning countryside events involving school, United Kingdom, 2006.

Internet

[18] Công ty TNHH ATC Việt Nam, Du lịch nông nghiệp với học sinh Thủ đô, Bài viết quảng bá hoạt động du lịch nông nghiệp cho Công ty, tháng 9/2009, tại trang web http://hn.24h.com.vn/du-lich/du-lich-nong-nghiep-cho- hoc-sinh-thu-do-tai-bavihomestead-c76a334220.html

[19] Đỗ Doãn Đạt, Trang trại Du lịch Đồng quê Ba Vì – tiên phong để trở

thành nhà tổ chức tour du lịch đồng quê chuyên nghiệp, Bài viết quảng bá trên trang web của Công ty TNHH ATC Việt Nam tại địa chỉ:

http://www.sanvatbavi.com.vn/detail.asp?id=778&cate_id=41&parent_id=0 ; 2010

[20] Đinh Liên, Đi dã ngoại nông thôn - con vừa chơi vừa học, Bài viết trên trang web gia đình: http://afamily.vn/nuoi-day-con/20101013111118124/Di- da-ngoai-nong-thon-con-vua-choi-vua-hoc/ ; 2010.

[21] Ngô Kiều Oanh, Sức hấp dẫn của du lịch nông nghiệp, Bài viết trên trang web của Công ty TNHH ATC Việt Nam tại địa chỉ:

http://www.sanvatbavi.com.vn/detail.asp?id=851&cate_id=35&parent_id=24 , 7/2010.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Cơ sở khoa học phát triển du lịch dã ngoại cho học sinh tiểu học ở Hà Nội (Trang 82 - 89)