Sự thay đổi HVGH trước và sau thực nghiệm biện pháp CTXH nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội nhóm với việc can thiệp trợ giúp trẻ vị thành niên có hành vi gây hấn (nghiên cứu trường hợp tại trường trung học cơ sở ngọc châu, thành phố hải dương) (Trang 100 - 139)

Kết quả ở bảng trên cho thấy, sau khi tiến hành thực nghiệm áp dụng biện pháp can thiệp CTXH nhóm với nhóm TC có HVGH chung ta thấy ĐTB giảm giữa trước và sau thực nghiệm, các em sau khi đã được trang bị kiến thức về GHHĐ, những kỹ năng sống như kỹ năng ứng phó với tình huống căng thẳng, được trải nghiệm các bài tập thư giãn cảm xúc và trải nghiệm giá trị sống tôn trọng, các em đã giảm HVGH theo thống kê ở trên.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở lý giải lý do và đề xuất biện biện pháp can thiệp CTXH nhóm vào việc can thiệp trợ giúp nhóm trẻ VTN có HVGH, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm biện pháp này tại địa bàn khảo sát. Từ những kết quả đạt được, với những mục tiêu cơ bản hoàn thành, chúng tôi đã có những đánh giá bước đầu về tính hiệu quả của biện pháp can thiệp CTXH nhóm đối với nhóm trẻ VTN có HVGH. Đây chính là cơ sở thực tiễn quan trọng cho việc đề xuất áp dụng mô hình CTXH nhóm vào giải quyết vấn nạn gây hấn, bạo lực học đường trong các nhà trường hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYÊN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. HVGH là hành vi có chủ ý nhằm gây tổn thương cho chính bản thân mình, cho người khác và vật chất xung quanh cho dù mục đích có đạt được hay chưa.

Mặc dù đã có một số nghiên cứu khác nhau liên quan đến mảng GHHĐ, tuy nhiên nghiên cứu về HVGH ở lứa tuổi VTN, đặc biệt là nghiên cứu về biện pháp của CTXH trong việc can thiệp, trợ giúp trẻ VTN có HVGH hầu như rất ít ỏi.

Đề tài đã hệ thống hóa được một số lý thuyết cơ bản ứng dụng để giải thích HVGH của con người, hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến HVGH và CTXH nhóm cũng như CTXH trường học.

1.2. Nhìn chung, trẻ VTN đã có những nhận thức cơ bản về vấn đề HVGH, tuy nhiên quá trình nhận thức còn chưa đầy đủ, các em chưa hiểu được bản chất của HVGH. Hầu hết trẻ VTN chỉ nhận biết được những HVGH thể chất, còn nhận biết HVGH về tinh thần tương đối kém. Sự nhận biết này mang tính cảm tính, thông qua những hành động trực quan chứ chưa hiểu được bản chất của HVGH. Cùng với sự tác động, ảnh hưởng tiêu cực của môi trường sống (gia đình, nhà trường và xã hội) dẫn tới các em dễ nảy sinh những suy nghĩ lệch lạc và hành vi tiêu cực trong đó có HVGH.

1.3. Đa số trẻ VTN đánh giá cao sự tác động và vai trò của các yếu tố bên trong cá nhân hơn là các nhân tố bên ngoài đối với HVGH. Bên cạnh đó, trẻ VTN còn nhận thức được ảnh hưởng của sự quan tâm, chăm sóc từ phía gia đình, nhà trường và xã hội có tác động rất lớn trong việc ngăn chặn những nguy cơ dẫn tới HVGH, bạo lực của học sinh lứa tuổi VTN.

1.4. Hậu quả để lại của HVGH cho dù được xem xét ở tính chất nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng thì đều có những tác động tiêu cực đến hoạt động học tập, quá trình phát triển nhận thức – tình cảm và các mối quan hệ xung quanh đối với trẻ VTN là nạn nhân của HVGH, kể cả trẻ VTN có HVGH và những em chứng kiến hành vi này.

1.5. Hiện nay, các cách thức hay biện pháp nhằm giảm thiểu HVGH trong trường học đã được áp dụng ở một mức độ cụ thể tuy nhiên chưa triệt để, toàn diện và hiệu quả, mới dừng lại ở tính chất trước mắt mà chủ yếu là giải quyết các vụ việc sau khi đã xảy ra và để lại hậu quả. Vì vậy, việc áp dụng biện pháp can thiệp của

chúng tôi tiến hành trong nghiên cứu. Với cách tiếp cận này, hiệu quả bước đầu mang lại là khá thành công, những mục tiêu đề ra đều đã đạt được ở mức độ nhất định, về cơ bản sau can thiệp trợ giúp, nhận thức, thái độ, hành vi của trẻ VTN đã có thay đổi tích cực, HVGH đã được giảm thiểu.

Kết quả nghiên cứu là cơ sở lý luận và thực tiễn để vận dụng phương pháp CTXH nhóm vào giải quyết một số vấn đề nảy sinh trong trường học nói chung và vấn nạn gây hấn, bạo lực học đường nói riêng hiện nay một cách thiết thực và hiệu quả hơn.

2. Khuyến nghị

* Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Cần tăng cường và chú trọng tập huấn cho cán bộ, giáo viên các trường phổ thông về nội dung CTXH trường học, các chương trình giáo dục kĩ năng sống, giá trị sống.

Yêu cầu các trường phổ thông tích hợp vào chương trình giảng dạy hoặc có môn học riêng, giờ học cụ thể về giáo dục kĩ năng sống trong trường học với những nội dung phù hợp với trình độ của học sinh và đa dạng về các hình thức thể hiện.

Ở mỗi trường mỗi cấp học cần có NVCTXH làm việc, hỗ trợ giải quyết các vấn đề xảy ra trong trường học, đặc biệt là những vấn đề có liên quan tới học sinh. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần gấp rút yêu cầu các trường Đại học đào tạo ngành CTXH phải có chuyên ngành chuyên sâu về CTXH trường học.

* Đối với nhà trường

Lãnh đạo Nhà trường cần chú trọng hơn nữa khâu bồi dưỡng giáo viên hàng năm về các chuyên đề "CTXH trường học, trong đó có nội dung về CTXH với học sinh có hành vi lệch chuẩn nói chung, HVGH nói riêng".

Bên cạnh hai nhiệm vụ chính là giảng dạy và học tập, trong mỗi nhà trường cần tăng cường những hoạt động hỗ trợ học sinh với công tác tham vấn tâm lí, hòa giải, tháo gỡ những khúc mắc của lứa tuổi và những khó khăn gặp phải trong quá trình học tập hay những vấn đề nảy sinh trong các mối quan hệ của các em. Vì vậy cần có đội ngũ cán bộ chuyên trách như nhân viên tham vấn, NVCTXH để hỗ trợ thực hiện những nhiệm vụ này.

Đối với công tác giảm thiểu HVGH trong trường học, nhà trường cần coi việc ngăn ngừa và phòng tránh như là yếu tố chủ đạo, là biện pháp căn bản, đầu tiên và

lâu dài bằng việc thực hiện thường xuyên hơn các buổi hoạt động ngoại khóa, chương trình hành động cho học sinh, giáo viên, phụ huynh...với những nội dung về HVGH học đường nhằm mục đích nâng cao nhận thức của họ trong việc ngăn chặn, giảm thiểu hành vi này.

Tổ chức các diễn đàn, chương trình tập huấn cho giáo viên, PHHS về kĩ năng ứng phó với tình huống căng thẳng, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột.

* Đối với giáo viên nhà trường

Giáo viên cần có sự quan tâm sát sao hơn đến học sinh, nếu thấy xuất hiện những biểu hiện không bình thường về hành vi cần tìm hiểu rõ ràng sự việc, đồng thời kết hợp với gia đình, nhân viên CTXH để kịp thời giúp đỡ các em.

Giáo viên chủ nhiệm cần thường xuyên liên lạc với PHHS để kết hợp giáo dục và có những phương pháp giáo dục cho các em một cách thống nhất, phù hợp.

* Đối với phụ huynh học sinh

Cần được trang bị những kĩ năng làm cha mẹ một cách phù hợp, tránh sử dụng bạo lực trong giáo dục con cái.

Các bậc phụ huynh cần thường xuyên quan tâm đến con, tìm hiểu được các mối quan hệ xung quanh con cũng như việc sử dụng thời gian và việc tham gia các hoạt động xã hội, các loại hình giải trí...

Trong việc giáo dục con em ở độ tuổi VTN, gia đình cần có được mối liên lạc thường xuyên với nhà trường để có sự gắn kết chặt chẽ cũng như nắm bắt thông tin, tình hình học tập, các mối quan hệ của con em mình từ đó có những định hướng đúng đắn phù hợp trong cách thức quản lí và giáo dục. Quan tâm đúng mực đến mối quan hệ của con cái để tránh tình trạng con em bị gây hấn.

* Đề xuất vai trò của NVCT H trong trường học

Vai trò của NVCTXH trong trường học là rất quan trọng, để phát huy vai trò của NVCTXH trường học thì những người làm CTXH trường học cần phải được đào tạo chuyên sâu kiến thức, kỹ năng về CTXH trường học.

NVCTXH trong trường học cần phát huy có hiệu quả việc phối kết hợp các lực lượng giáo dục trong nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung, phòng ngừa, can thiệp giảm thiểu HVGH cho các em nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt

1. Lê Chí An (2012), Công tác xã hội học đường ở Việt Nam thực tiễn và triển vọng, Hội thảo quốc tế Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về công tác xã hội và an sinh xã hội, tr. 164 – 168.

2. Nguyễn Thanh Bình (2012), Giáo trình giáo dục kĩ năng sống, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Chính (2006), Tham vấn cho học sinh trung học phổ thông có hành vi lệch chuẩn học đường, Luận văn thạc sĩ.

4. Trần Văn Công, Bahr Weiss, David Cole (2009). Bị bắt nạt bởi bạn cùng lứa và mối liên hệ tới nhận thức bản thân và trầm cảm ở học sinh phổ thông. Tạp chí tâm lý học số 11/2009.

5. Văn Thị Kim Cúc (2003), Những tổn thương tâm lý của thiếu niên do bố mẹ li hôn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 97- 98.

6. Nguyễn Thị Duyên (2012). Nghiên cứu mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và hiện tượng bắt nạt ở học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Luận văn thạc sĩ Trường Đại học, Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Hoàng Xuân Dung (2010), Khác biệt giới trong hành vi gây hấn của học sinh trung học phổ thông, tạp chí nghiên cứu gia đình và giới, số 3/2010.

8. Lê Ngọc Dung, Hồ Bá Thông( 2004), Một vài hiện tượng tiêu cực trong thanh niên hiện nay và công tác giáo dục vận động thanh niên, Tạp chí tâm lí học số 8, tháng 8/2004.

9. Vũ Dũng (2008), Từ điển Tâm lí học, Nxb Khoa học xã hội

10. Trần Thị Minh Đức, Hoàng Xuân Dung(2008-2010), Hành vi gây hấn của học sinh trung học phổ thông, Trung tâm hỗ trợ nghiên cứu châu Á và Qũi giáo dục cao học Hàn Quốc, Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Trần Thị Minh Đức (2010), Gây hấn học đường ở học sinh trung học phổ thông, tạp chí nghiên cứu con người, số 3, tháng 5-6/2010

12. Trần Thị Minh Đức(2010), Hiện tượng gây hấn trong các trường phổ thông trung học hiện nay, Tạp chí khoa học giáo dục, số 58, tháng 7/2010

13. Trần Thị Minh Đức (2011), Hành vi gây hấn phân tích từ góc độ tâm lí học xã hội, sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

14. Trần Thị Minh Đức (2012), Tư vấn bạo lực học đường, Tài liệu tập huấn, Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

15. Phạm Hoàng Gia, Hoàng Gia Trang (2002), Hung tính ở trẻ em, tạp chí Tâm lí học, số 11/2002.

16. Lê Thanh Hà, Đào Thị Diệu Linh (2012). Bắt nạt học đường - một vấn đề đáng quan tâm của các nhà giáo dục. Tham luận tại Hội thảo khoa học quốc tế Tâm lí học đường lần thứ 3.

17. Lưu Song Hà (2008), Cách thức cha mẹ quan hệ với con cái và hành vi lệch chuẩn của trẻ, NXB khoa học xã hội.

18. Lưu Song Hà (2004), Một số lí thuyết giải thích về hành vi lệch chuẩn của các tác giả nước ngoài, Tạp chí Tâm lí học, số 8, tr. 42 – 47.

19. Nguyễn Thị Kim Hoa (2014), Tập bài giảng hành vi con người và môi trường xã hội (Bài giảng dành cho học viên cao học ngành Công tác xã hội), ), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 20. Lê Như Hoa (2001), Văn hóa gia đình với việc hình thành và phát triển nhân

cách trẻ em, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.

21. Dương Thị Diệu Hoa (chủ biên năm 2008), Giáo trình tâm lí học phát triển, NXB Đại học Sư phạm.

22. Lê Văn Hồng (2007), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB ĐHQG Hà Nội.

23. Phan Thị Mai Hương (2005), Thanh niên nghiện ma túy: Nhân cách và hoàn cảnh xã hội, Nxb Khoa học xã hội.

24. Nguyễn Thị Nga (2012). Bắt nạt ở học sinh phổ thông. Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 25. Đặng Thanh Nga (2007), Đặc điểm tâm lí của người chưa thành niên có hành vi

26. Hoàng Anh Phước (2006), “Cha mẹ cần làm gì để đáp ứng những nhu cầu của con trong học tập và rèn luyện đạo đức” (đồng tác giả), Hội thảo “Xây dựng và phát triển mạng lưới tham vấn trong trường học”, Bộ giáo dục và Đào tạo. 27. Nguyễn Thị Phương (2006), Tìm hiểu những hành vi sai lệch chuẩn mực xã

hội của học sinh trường PTTH dân lập Đinh Tiên Hoàng, Luận văn Thạc sỹ. 28. Nguyễn Duy Nhiên (2010), Công tác xã hội nhóm, NXB Đại học Sư phạm

29. Nguyễn Văn Lượt (11/2009), Bạo lực học đường: nguyên nhân và một số biện pháp hạn chế, Hội thảo khoa học toàn quốc: Nhà trường Việt Nam trong một nền giáo dục tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc, TP. Hồ Chí Minh, tr. 9 – 20. 30. Nguyễn Hồi Loan (2013), Tập bài giảng hành vi con người và môi trường xã hội (Bài giảng dành cho học viên cao học ngành Công tác xã hội), ), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

31. Nguyễn Phương Thảo, Đặng Bích Thủy, Trần Thị Vân Anh (2005), Bạo hành đối với trẻ em gái trong môi trường học đường.

32. Mai Thị Kim Thanh (2011), Giáo trình nhập môn công tác xã hội, Nxb Giáo dục Việt Nam

33. Mã Ngọc Thể (2004), Ảnh hưởng của nhóm bạn không chính thức đến hành vi phạm pháp của trẻ VTN, tạp chí tâm lí số 8, tháng 8/2004

34. Tillman. D (Biên dịch: Đỗ Ngọc Khanh, Thanh Tùng, Minh Tươi, 2011),

Những giá trị sống cho tuổi trẻ, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

35. Hoàng Gia Trang (2005), Hành vi sai lệch chuẩn mực của học sinh tại một số trường phổ thông ở Hà Nội, Tạp chí phát triển giáo dục, số 5/2005.

36. Phạm Thị Huyền Trang (2012), Nhu cầu cần có nhân viên công tác xã hội trong trường học tại Việt Nam, Hội thảo quốc tể Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về Công tác xã hội và An sinh xã hội, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

37. Nguyễn Thị Như Trang (2014), Tập bài giảng Công tác xã hội học đường (Dành cho học viên cao học ngành Công tác xã hội), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

38. Phạm Văn Tư (2012), Tâm lí học xã hội (giáo trình dành cho sinh viên ngành Công tác xã hội), NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

39. Phạm Văn Tư (2010), Nhu cầu được tham vấn tâm lí của học sinh trung học phổ thông, Tạp chí khoa học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 10, năm 2010. 40. Lê Ngọc Văn (1996), Giáo dục với việc điều chỉnh hành vi lệch chuẩn ở trẻ

em, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, Số 1, 1996.

B. Tiếng Anh

41. Robert A. Baron (1998), Social Psychology, 4th Edition, Allyn and Bacon.

42. Brehm, S.S. (1989), Social Psychology, Boston, Houghton Millin Compay 43. Chambers H.E (2001), Effective communication skills, Cambridge, MA: Perseus. 44. Carl Sommer (2009), Teen Success In Career & Life Skills, Advance

Publishing, USA.

45. Derek Chechak (2008), The roles of a social worker, School of Social Work, King‟s University College, UWO.

C. Trang web

46. http://phapluatvn.vn/chinhtrixahoi/giaoduc/201102/Hoc-sinh-au-da-hang- ngay-phap-luat-hoc-duong-van-vang-bong-2031537/

47. http://baobacninh.com.vn/news_detail/72926/thu-pham-giet-hoc-sinh-lop-6- bi-tom-gon-sau-hon-10-gio-gay-an.html

48. http://internationalnetwork-schoolsocialwork.htmlplanet.com (Website của mạng lưới quốc tế công tác xã hội học đường)

PHỤ LỤC Phụ lục 1 PHIẾU KHẢO SÁT

Chào các em!

Với mục đích tìm hiểu về hành vi gây hấn của trẻ VTN làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình công tác xã hội nhóm nhằm giảm thiểu hành vi gây hấn trong trường học, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của em với những câu hỏi dưới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội nhóm với việc can thiệp trợ giúp trẻ vị thành niên có hành vi gây hấn (nghiên cứu trường hợp tại trường trung học cơ sở ngọc châu, thành phố hải dương) (Trang 100 - 139)