Cách thức ứng xử của bố (mẹ) khi trẻ VTN có HVGH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội nhóm với việc can thiệp trợ giúp trẻ vị thành niên có hành vi gây hấn (nghiên cứu trường hợp tại trường trung học cơ sở ngọc châu, thành phố hải dương) (Trang 65)

Stt Nội dung SL % 1 Khuyên bảo 78 52,0 2 Chửi mắng 48 32,0 3 Đánh đập 4 2,7 4 Đưa ra các hình phạt 20 13,3 5 Coi như không có gì 0 0,0

Tổng 150 100

Cách “khuyên bảo” của bố, mẹ khi con có HVGH được nhiều học sinh lựa chọn nhất với 78 ý kiến chiếm tỉ lệ 52% vì theo các em HVGH của các em xảy ra thường ở mức độ nhẹ và lại trong giai đoạn lứa tuổi này các em cũng đã biết cách nghe, phân tích những gì bố, mẹ khuyên bảo và thực hiện theo. Bố, mẹ “coi như không có gì” không có ý kiến nào lựa chọn. Điều này cho thấy HVGH của các em là không thể che dấu, bố mẹ cũng không thể bỏ qua vì quản lý, dạy dỗ con cái là trách nhiệm của các bậc làm cha, làm mẹ, bản thân họ cũng không muốn con mắc phải hành vi này nữa.

* Những yếu tố đến từ nhà trường

- Ảnh hưởng từ phương pháp giáo dục của nhà trường và thầy cô giáo: Tác động từ phương pháp giáo dục của nhà trường có ý nghĩa lớn trong việc hình thành đạo đức của học sinh. Bên cạnh truyền thụ tri thức, những người làm công tác “trồng người” cũng phải trang bị cho các em những giá trị nhân văn tốt đẹp. Tuy nhiên, không có nghĩa chúng ta dồn hết trách nhiệm về những tha hoá trong nhân cách học sinh cho nhà trường. Phải có sự kết hợp đồng bộ từ gia đình, nhà trường và xã hội để có thể định hướng cho các em tránh xa những yếu tố tiêu cực trong cuộc sống.

- Ảnh hưởng từ bạn bè: Ở lứa tuổi này, các em thường đặt tình bạn lên cao nhất và coi đó là mối quan hệ quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người. Sự mở rộng phạm

vi giao tiếp và sự phức tạp hoá hoạt động riêng khiến cho số lượng nhóm qui chiếu của các em tăng lên rõ rệt. Trong nhóm đó, cá nhân giữ các vai trò khác nhau nhưng nhìn chung các em đều có mong muốn giống nhau đó là được các bạn yêu quý và được nhóm thừa nhận uy tín của mình, coi mình đã thực sự trưởng thành. Đây là tuổi mang tính chất tập thể rõ nét nhất và việc sinh hoạt của nhóm dẫn đến tình trạng làm nảy sinh sự “phân cực” - xuất hiện người được lòng nhất và người ít được lòng nhất. Những em có vị trí thấp, ít được bạn thừa nhận, thường băn khoăn, suy nghĩ nhiều về bản thân. Tâm lý muốn được thể hiện sự trưởng thành trước các bạn xuất hiện ở các em khi đó là điều dễ hiểu. Trong thực tế chỉ vì lý do này mà nhiều em có hành động bồng bột, ngông cuồng để chứng tỏ sự mạnh mẽ, “anh hùng” trước các bạn khác, kể cả đánh nhau. Có 70% chọn dễ dẫn tới HVGH, 17.5% khách thể chọn khó dẫn tới HVGH và 12.5% chọn không biết. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết đây là một trong những nhân tố tác động dẫn tới các vụ việc học sinh đánh nhau trong thời gian gần đây, vì thế nên khách thể nhận biết được khá chính xác. “Chuyện “anh hùng rơm” đánh nhau muốn chứng tỏ bản thân ấy em thấy nhiều rồi(Nữ, học sinh lớp 9).

Việc bạn bè rủ rê, lôi kéo, kích động các em làm việc gì đó mà các em không muốn là chuyện dễ gặp. Trong mối quan hệ bạn bè, vì nhiều lý do khiến các em phải chấp nhận làm theo bạn bè mà không dám nói cho người khác biết. Đa số các thầy cô và cha mẹ đều nhất trí rằng, vì sĩ diện, thích thể hiện, không chịu thua kém bạn bè là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến việc các em đua đòi, a dua với bạn xấu gây ra các HVGH. Các em thích chơi với bạn theo một nhóm và hay nghe lời rủ rê của bạn trốn đi chơi, đi đánh nhau. Khi có mâu thuẫn, các em rất dễ đôi co dẫn đến đánh nhau. Các em không hề sợ nhóm nào trong trường, mà cho rằng người ta thích đánh nhau với mình thì mình “chiều” theo ý người ta thôi. Có em cho rằng mình là “đàn anh, đàn chị” trong trường nên không sợ bất kỳ một ai.

* Những yếu tố đến từ xã hội

Quá trình mở cửa, hội nhập đã đẩy mạnh sự giao thoa, tiếp biến văn hoá nhân loại vào nền văn hoá Việt Nam, quá trình này không tránh khỏi những luồng gió độc hại du nhập một cách ngẫu nhiên hoặc có chủ định, làm tổn hại đến những giá trị văn hoá truyền thống trong xã hội ta nói chung, trong nhà trường nói riêng.

Những cảnh bạo lực trong phim ảnh nước ngoài, nhất là trong những trò chơi bạo lực trên mạng Internet đã vô hình chung chuyển tải đến học sinh và kích thích thần kinh những người trẻ tuổi theo khuynh hướng hành động phi văn hoá, trái với giáo dục. Khi học sinh xem những phim, sách báo, mạng có nội dung “bạo lực” chính là họ đang chịu ảnh hưởng sự truyền bá về những giá trị văn hoá ứng xử thiếu tính nhân văn.

Để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân của HVGH chúng tôi đã có cuộc trao đổi với một số giáo viên, học sinh, PHHS, nhà quản lý giáo dục, kết quả thu được như sau:

"Theo em nguyên nhân dẫn đến gây hấn có rất nhiều, có khi chỉ vì sự ganh ghét đố kỵ với bạn. Ví dụ: thấy bạn học giỏi hơn (ghét), thấy bạn mặc một cái váy mới nổi bật quá (ghét), thấy bạn được nhiều bạn khác giới quan tâm cũng ghét... đã ghét thì chọc, phá, nói xấu, nói đểu, nhìn đểu, cười đểu cho bõ ghét, thấy ngứa mắt thì đánh cho nó biết mặt... đấy, HVGH bắt đầu từ đó thầy ạ". (Nữ, học sinh lớp 9).

Ý kiến trên đã có đánh giá rất thực tế, phản ánh trung thực một trong những nguyên nhân dẫn đến HVGH của học sinh. Theo ý kiến này, việc khẳng định xảy ra HVGH ở lứa tuổi VTN là do nhận thức các em còn hạn chế là có cơ sở, các em đã có những nhận thức sai lầm.

Trong số các ý kiến của các nhà quản lý giáo dục và giáo viên THCS cho biết về nguyên nhân dẫn đến HVGH, chúng tôi thấy nổi bật là ý kiến của một giáo viên cóhơn 30 năm công tác, vừa làm công tác quản lý vừa làm có thời gian đứng lớp:

“Thứ nhất: Do cá tính. Một số học sinh có cá tính rất ngỗ ngược, cục cằn, hiếu thắng nên hay gây gổ đánh bạn, các em muốn thể hiện sự "anh hào", "đại ca" để bạn bè biết mà nể sợ, tôn sùng. Từ đó các em luôn có tâm thế đi khiêu khích, kích động, gây sự, tạo cớ để đánh bạn, đặc biệt là những bạn được cho là đáng nghét, là đối thủ của mình. Thứ hai: Do sự ganh ghét hơn thua trong học tập và sinh hoạt các em tìm cách nói xấu, hạ nhục nhau, đánh nhau, không đánh được thì nhờ bạn khác đánh cho bõ tức, bõ nghét. Thứ ba: Cá biệt có những học sinh do bệnh lý thần kinh không bình thường, hay có những hành vi quá khích như chạy nhảy, la hét, xô đẩy, đấm đá bạn làm cho bạn bị té ngã, đau đớn... (Nữ, 45 tuổi, cán bộ quản lý).

Giáo viên này cũng cho rằng: Trong đa phần các em HS có HVGH thì đều rơi vào những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, ví dụ: Gia đình có bố mẹ bất hòa, ly thân ly hôn; Gia đình ít quan tâm, hoặc không quan tâm đến việc học tập, rèn luyện của con cái; Bố mẹ HS có thói quen chiều chuộng con cái quá mức, hay bao che, bênh vực lỗi của con mình. Cùng một vấn đề song lại có cách nhận xét khái quát hơn:

“Theo tôi nguyên nhân đầu tiên dẫn đến HVGH của học sinh xuất phát từ sự nhận thức. Đó là các hạn chế, thiếu hiểu biết trong các mối quan hệ xã hội, các chuẩn mực đạo đức xã hội và pháp luật, quan trọng hơn đó là các em thiếu kỹ năng sống. Trường học được xem như một xã hội thu nhỏ, trường học có rất nhiều thành phần, rất nhiều hoàn cảnh, nhiều con người với những môi trường văn hóa, tín ngưỡng, đặc điểm tính cách khác nhau, khi đem vào môi trường học đường dễ nảy sinh mâu thuẫn, xung đột. Những điều này là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến HVGH của học sinh”(Nữ, 32 tuổi, giáo viên).

Một đánh giá khác đơn giản hơn của PHHS khi cho rằng: “Xảy ra HVGH có thể có nhiều nguyên nhân như áp lực học tập, ganh ghét đố kị nhau trong học tập, sinh hoạt, thậm chí ở một số cháu đã có sự tranh giành nhau người yêu, xúc phạm nhau dẫn đến bạo lực”.(Nữ, 37 tuổi, PHHS).

Có thể nói, mặc dù ba ý kiến trên chưa phản ánh thật đầy đủ các nguyên nhân, hay các yếu tố ảnh hưởng đến HVGH, tuy nhiên nhận xét đó là có cơ sở, logic, phần nào mang tính khoa học. Đây là cơ sở quan trọng để chúng ta nhìn nhận vấn đề gây hấn trong HS THCS một cách toàn diện hơn.

2.4. Biện pháp nhằm giảm thiểu hành vi gây hấn cho trẻ vị thành niên

2.4.1. Đánh giá của trẻ vị thành niên về các biện pháp nhà trường đã áp dụng để giảm thiểu hành vi gây hấn thiểu hành vi gây hấn

Hiện nay, để phát hiện, ngăn chặn và giảm thiểu các HVGH của trẻ VTN tại các trường THCS, nhà trường đã đưa ra nhiều biện pháp can thiệp khác nhau. Qua phỏng vấn sâu Ban Giám hiệu, các giáo viên và cán bộ Tổng phụ trách đội của nhà trường chúng tôi đã nhóm lại thành 07 biện pháp mà Trường THCS Ngọc Châu áp dụng để can thiệp. 07 biện pháp này cũng được chúng tôi sử dụng làm nội dung lấy

ý kiến đánh giá của các em về tính hiệu quả của từng biện pháp. Kết quả chúng tôi thu được ở bảng dưới đây:

Bảng 2.9: Đánh giá của trẻ VTN về các biện pháp nhà trƣờng đã áp dụng nhằm ngăn chặn, giảm thiểu HVGH

Stt Biện pháp Tổng số điểm Điểm TB Thứ bậc

1 Truyền thông, tập huấn nâng cao nhận thức, giáo dục

đạo đức cho học sinh 357 2,38 5

2

Giáo viên chủ nhiệm quan tâm nhiều hơn nữa tới học sinh (về mặt học tập, hoàn cảnh gia đình, các mối quan hệ bạn bè)

409 2,73 3

3 Phối hợp cùng gia đình trong việc quản lí học sinh 427 2,85 2

4

Tổ chức các câu lạc bộ, các buổi sinh hoạt có chủ đề về giới tính, sức khỏe sinh sản, kĩ năng sống, cách giảm thiểu stress, áp lực học tập, kiềm chế cảm xúc tiêu cực cho học sinh

428 2,85 1

5 Nhà trường thành lập phòng tham vấn tâm lí 347 2,31 6 6 Nhà trường lập hòm thư để học sinh góp ý, thông báo

về việc phát hiện nguy cơ GHHĐ 382 2,55 4

7

Đề ra những biện pháp mang tính răn đe như đuổi học hay đình chỉ học và các hình thức kỉ luật khác đối với những học sinh có HVGH (tùy theo các mức độ)

335 2,23 7

Có 02 biện pháp mà học sinh đánh giá cao và được cho là đạt hiệu quả nhất, xếp ở thứ bậc ưu tiên số 1 là “Tổ chức các câu lạc bộ, các buổi sinh hoạt có chủ đề về giới tính, sức khỏe sinh sản, kĩ năng sống, cách giảm thiểu stress, áp lực học tập, kiềm chế cảm xúc tiêu cực cho học sinh” ; xếp thứ bậc 2 là “Phối hợp cùng gia đình trong việc quản lí học sinh”.

Ngoài kết quả thể hiện trong phiếu điều tra bằng bảng hỏi, ở phần này chúng tôi còn nhận được các ý kiến qua phỏng vấn sâu:

“Thời gian gần đây nhà trường đã cho xây dựng câu lạc bộ dành cho học sinh để cho chúng em sinh hoạt trao đổi về các chủ đề khác nhau như chăm sóc sức khỏe sinh sản, giáo dục kỹ năng sống, những hoạt động ngoại khoá này sẽ giúp chúng em hiểu hơn vể bản thân, về người khác. Em nghĩ đây là một hoạt động rất bổ ích”. (Nữ, học sinh lớp 9).

Theo các em học sinh, việc tổ chức các hoạt động lành mạnh trong nhà trường sẽ giúp cho các em có môi trường vui chơi, giải trí, tạo được suy nghĩ tích cực trong học tập và quan hệ với bạn bè, làm cho các em không có khoặc ít có cơ hội và thời gian tiếp xúc với các yếu tố tiêu cực ngoài xã hội. Bên cạnh đó, việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong quản lý giáo dục học sinh cũng được xem là biện pháp quan trọng và hiệu quả, điều này thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự quan tâm của các lực lượng đối với các em. Thực tế cho thấy, HVGH thường xuất hiện ở những học sinh thiếu sự gắn kết với các mối quan hệ chính thống, tức thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình và nhà trường, trong các trường hợp bố mẹ ly hôn, ly thân, bố mẹ mải làm ăn kinh tế…

Phân tích kết quả ở bảng 2.10 cho thấy học sinh đã đưa ra đánh giá về biện pháp mà nhà trường đã áp dụng nhưng ít hiệu quả, đó là “Đề ra những biện pháp mang tính răn đe như đuổi học hay đình chỉ học tập và các hình thức kỉ luật khác đối với những học sinh có HVGH” xếp thứ bậc cuối cùng, thứ bậc 7 (Điểm trung bình = 2,23), theo các em, đây chỉ là biện pháp có tính giải pháp tạm thời, không làm thay đổi HVGH, mặt khác với đặc điểm lứa tuổi VTN thì biện pháp trừng phạt với các em là không hữu hiệu mà cần phải dùng bằng biện pháp nhẹ nhàng khuyên nhủ, phân tích…

2.4.2. Các biện pháp đề xuất thực hiện nhằm giảm thiểu hành vi gây hấn cho trẻ vị thành niên thành niên

* Biện pháp từ phía gia đình

Gia đình là môi trường xã hôi đầu tiên của các em, các em học cách ứng xử và các giá trị sống thì cha mẹ nên làm gương và hướng dẫn các em sống có trách

đấy cũng là những bước khởi đầu giúp các em nhận biết được đúng/sai, tốt/xấu trong cuộc sống. Chúng tôi đưa ra 5 biện pháp cơ bản đứng trên góc độ gia đình để các em lựa chọn.

Bảng 2.60: Biện pháp đề xuất nhằm giảm thiểu HVGH từ phía gia đình

Stt Biện pháp SL %

1 Gia đình cần quan tâm giáo dục và quản lý con cái tốt hơn 120 80,0 2 Cho con tham gia các hoạt động vui chơi nhiều hơn, giảm bớt

áp lực học tập 10 6,7 3 Không cho con kết bạn với những người có HVGH 9 5,7 4 Cho con tham gia các khóa học, các đợt tập huấn về HVGH 7 4,7 5 Có những biện pháp xử phạt khi có HVGH 4 2,7

Tổng cộng 150 100

Kết quả với tỉ lệ chọn khá cao “Gia đình cần quan tâm giáo dục và quản lý con cái tốt hơn” chiếm 80,0%. Điều này chứng tỏ nhu cầu được quan tâm của trẻ hay nói đúng hơn là ảnh hưởng của bố mẹ, người chăm sóc với sự hình thành đạo đức, lối sống và nhân cách của trẻ là rất cao. Tạo dựng được mối quan hệ gắn kết chính thống giữa cha mẹ và con cái là một trong những biện pháp tốt nhất hạn chế HVGH ở trẻ VTN.

Quản lý con cái cần được hiểu không chỉ là sự nghiêm khắc, bắt buộc con cái phải làm theo những suy nghĩ của cha mẹ, mà phải hiểu được tâm lý lứa tuổi, những mong muốn, suy nghĩ của trẻ để có thể uốn nắn, định hướng hành vi cho trẻ. Từ cách giáo dục ấy trẻ có thể tự mình phòng tránh những mối nguy hại bên ngoài và hoàn thiện nhân cách của trẻ. Gia đình là trường học đầu tiên của trẻ, cha mẹ chính là người hướng dẫn chỉ đường, nếu cha mẹ có kiến thức, kỹ năng và phương pháp dạy dỗ đúng đắn và tích cực thì hành trang đứa trẻ mang trên vai để bước vào đời rất dễ dàng.

Vì thế, trước các hành vi tích cực của trẻ VTN, cha mẹ, người thân trong gia đình, thầy cô nơi trường học cần thường xuyên khen ngợi động viên và khích lệ kịp thời để các em cảm thấy được quan tâm. Việc làm này góp phần xây dựng và củng cố hành vi tích cực thay thế cho hành vi tiêu cực dễ nảy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội nhóm với việc can thiệp trợ giúp trẻ vị thành niên có hành vi gây hấn (nghiên cứu trường hợp tại trường trung học cơ sở ngọc châu, thành phố hải dương) (Trang 65)