Nhận thức của trẻ VTN về mức độ biểu hiện của các hình thức gây hấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội nhóm với việc can thiệp trợ giúp trẻ vị thành niên có hành vi gây hấn (nghiên cứu trường hợp tại trường trung học cơ sở ngọc châu, thành phố hải dương) (Trang 49)

Stt Hành vi Tỉ lệ % Điểm TB Thứ bậc Thƣờng xuyên Thỉnh

thoảng Hiếm khi bao giờ Chƣa

1 Chửi mắng, lăng mạ 10,7 40,0 34,7 14,6 2,47 3 2 Lạm dụng tình dục 0 0 0 100 1,00 10 3 Đánh đập 1,3 24,0 26,7 48,0 1,79 5 4 Trấn lột, giật đồ 2,7 9,3 30,7 57,3 1,57 8 5 Nói xấu sau lưng 14,0 56,0 23,3 6,7 2,77 1 6 Tung tin đồn 8,0 10,7 32,0 49,3 1,77 6 7 Đe dọa 8,0 19,3 32,7 40,0 1,95 4 8 Trêu trọc ác ý, mỉa mai 19,3 30,7 28,7 21,3 2,48 2 9 Tách biệt, cô lập 2,7 13,3 24,7 59,3 1,59 7 10 Miệt thị, phân biệt đối xử 1,3 9,3 18,7 70,7 1,41 9 Mặc dù có nhiều cách biểu hiện HVGH, song được thể hiện ở 02 hình thức gây hấn cơ bản, đó là hình thức gây hấn về mặt mặt tinh thần và gây hấn về mặt thể chất. Bảng 2.7 là cách đánh giá của trẻ VTN về mức độ biểu hiện của các hình thức gây hấn này.

* Hình thức gây hấn về tinh thần : HVGH gây tổn hại đến tinh thần, như: “Nói xấu sau lưng” được các em lựa chọn (xếp thứ bậc 1); “Trêu trọc ác ý, mỉa mai” (xếp thứ bậc 2); “Chửi mắng, lăng mạ” (xếp thứ bậc 3). Đây là những hành vi diễn ra rất

phổ biến, với mức độ ngày càng cao, thời gian gần đây được phương tiện thông tin đại chúng nói đến nhiều, nên rất dễ hiểu vì sao các em nhận diện được.

Tuy nhiên, nhận thức của các em về HVGH tinh thần còn rất thấp: “Đã là gây hấn rồi thì chỉ có đe dọa và đánh đập” Những hành vi được liệt kê ở trên vẫn hằng ngày xảy ra trong khắp các trường học, nhưng đáng tiếc là các em hầu như không nhận diện được. Khi được hỏi các em chỉ cho đó là những phản ứng tự nhiên bột phát của bản thân đối với bạn bè khi có mâu thuẫn, xích mích và nó không gây ra tổn thương nghiêm trọng nào đối với nạn nhân. Có em còn cho đó là chuyện bình thường, ai cũng có thể có hành vi tương tự “Là học sinh thì không tránh khỏi những chuyện đó, nếu cứ quy những lời nói, thái độ trên là HVGH thì học sinh nào cũng là người có hành vi gây hấn” (Nam, học sinh lớp 9).

Khi phỏng vấn giáo viên về nội dung này thì các họ đều cho rằng ở lứa tuổi VTN khả năng kiềm chế rất kém, do các em thiếu kinh nghiệm, hay bị bạn bè lôi kéo, kích động, trêu trọc, mỉa mai...

* Hình thức gây hấn mặt thể chất: Đa phần trẻ VTN đã nhận diện đúng các hình thức gây hấn về mặt thể chất, do những hành vi trên thường xảy ra trong môi trường học đường, trong mối quan hệ bạn bè, thầy cô lớp học. HVGH, bạo lực học đường là đề tài nóng hổi mà thời gian gần đây được các phương tiện truyền thông đại chúng quan tâm.Ở lứa tuổi VTN (học sinh lớp 8 - lớp 9), tư duy của các em có sự phát triển và hoàn thiện hơn rất nhiều so với lứa tuổi đầu bậc học THCS. Tuy nhiên khả năng nhận thức những sự việc xảy ra xung quanh vẫn còn dựa vào trải nghiệm thực tiễn, có nghĩa các em sẽ đánh giá vấn đề một cách trực quan và chịu sự chi phối của cảm xúc trước vấn đề xảy ra. Cho nên dễ nhận ra là hầu hết các em có thể trả lời các câu hỏi về gây hấn về mặt thể chất một cách chính xác đến như vậy. Hằng ngày các em đến trường sẽ thấy rất nhiều những hành vi gây gổ, đánh nhau do mâu thuẫn giữa các bạn học sinh. Điều đó tác động trực tiếp vào suy nghĩ nhận thức của các em. Bên cạnh đó, chỉ cần một thao tác đơn giản truy cập Internet, cũng có thể ra hàng trăm các clip, bài bài báo nói về HVGH (mà chủ yếu chú trọng về các hình thức gây hấn về thể chất). Nói như thế để thấy hình thức bạo lực về mặt thể chất không quá khó để khách thể nhận diện đúng.

Tuy nhiên, qua phỏng vấn trực tiếp với học sinh vẫn còn một số khách thể chiếm tỉ lệ rất nhỏ cho rằng “Đánh đấm, lạm dụng tình dục” không phải là HVGH, hay chỉ có "Hành vi đánh nhau có sử dụng hoặc không sử dụng hung khí, gây tổn thương đến nạn nhân về mặt thể chất thì được gọi là HVGH. Em nghĩ đã gọi là HVGH thì chỉ có đánh nhau(Nữ, học sinh lớp 8).

Như vậy, dựa vào bảng số liệu ở bảng 2.7 thu được, chúng tôi nhận thấy ý kiến của trẻ VTN về các hình thức gây hấn còn sơ sài, chưa đầy đủ, chưa nắm được bản chất của HVGH. Chủ yếu học sinh chỉ nhận diện được các hình thức gây hấn về thể chất khi có sự tổn thương về mặt cơ thể mà các em có thể trực tiếp quan sát được. Số lượng các em nhận thức được những hành vi gây tổn thương về tinh thần, kinh tế chiếm tỉ lệ không đáng kể do những hậu quả tác động tới cảm xúc, suy nghĩ của đối tượng chịu HVGH khó có thể nhìn thấy được ngay lập tức.

Với phương pháp trò chuyện cùng các giáo viên có kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục thì chúng tôi có thêm được bức tranh cụ thể và sâu sắc về thực trạng HVGH trong môi trường học đường hiện nay:

Là một giáo viên với 16 năm làm công tác chủ nhiệm, tôi nhận thấy HVGH học đường đã và đang trở thành vấn nạn đáng lo ngại, nó xuất hiện ngày càng nhiều. Hiện tượng các em học sinh nói xấu, chửi thề hay có hành vi khiêu khích, châm chọc, dọa nạt, đánh lộn xảy ra rất phổ biến. Tôi đã xem những clip các em quay cảnh bạn mình đánh cãi chửi nhau, đặc biệt là cảnh nhóm học sinh nữ đánh bạn hết sức thương tâm. Theo tôi, dù với bất cứ lí do nào, việc sử dụng bạo lực để hành hung, đánh bạn, quay clip phát tán trên mạng Internet với mục đích làm nhục người khác như vậy là điều rất đáng trách và không thể chấp nhận được. Tôi thực sự thấy "shock" khi xem những đoạn clip này! Trước thực trạng xuống cấp đạo đức của một số học sinh như hiện nay tôi không chủ quan để nói vụ việc tương tự sẽ không xảy ra với học sinh trường tôi. (Nữ, 38 tuổi, giáo viên, 16 năm làm công tác chủ nhiệm lớp).

Với ý kiến vừa nêu, cho thấy nhận thức của giáo viên về thực trạng HVGH là rất cao, giáo viên đã đánh giá đúng tình hình, chỉ rõ mức độ, thậm trí còn lường trước cả nguy cơ, hậu quả của hành vi này. Một ý kiến khác, một người có nhiều

"HVGH của học sinh hiện nay có xảy ra trong các nhà trường, những dạng HVGH chủ yếu xảy ra trong lớp học là bạn bè nhạo báng, nói xấu, hạ thấp nhân phẩm của nhau, thậm trí có hiện tượng do bị kích động nên dẫn đến đánh bạn, có học sinh do tính tình ngỗ ngược, hiếu chiến, thần kinh không được bình thường hay bắt nạt, đe dọa, xin đểu, trấn lột tiền, đồ dùng của những học sinh nhút nhát, yếu đuối, dễ sai bảo trong lớp”. (Nữ, 54 tuổi, cán bộ quản lý).

Đánh giá về thực trạng HVGH của học sinh xảy ra trong nhà trường nhìn chung cán bộ giáo viên đề có nhận xét: HVGH diễn ra có tháng nhiều tháng ít, năm nhiều, năm ít. HVGH của học sinh nam với học sinh nữ cơ bản có khác nhau. Cụ thể: học sinh nam có HVGH nhiều hơn học sinh nữ; hình thức gây hấn của học sinh nam là đấm đá, dùng que gậy, gạch đá để tấn công đối phương, với học sinh nữ thường là hành vi nói xấu, nói cạnh khóe để nhục mạ. Cũng có hiện tượng đánh nhau nhưng thường là cào cấu, túm tóc vật lộn. Có trường hợp nhờ bạn bè, học sinh ở nơi khác, trường khác đến đánh hoặc dọa nạt trấn át đối phương.

"Nếu HVGH được hiểu là bao gồm cả việc nói xấu, chửi thề, cố ý đánh bạn, tự làm hại mình... thì Tôi nghĩ nhiều vô kể, việc này đài báo cũng đã nói rất nhiều. Nói thật, ngay ở trường, lớp cháu tôi đang học (THCS Ngọc Châu) tình trạng này không hiếm, tôi vừa được chứng kiến, vừa được nghe con trai đi học về kể lại thấy lo lắm. Hiện tượng học sinh có mâu thuẫn, xích mích này nọ rồi đánh cãi nhau thì ở đâu, thời nào chả có, nhưng bây giờ hiện tượng này có vẻ nhiều hơn, mức độ và tính chất cũng nguy hiểm, phức tạp hơn. Hiện nay, bên cạnh số học sinh ngoan ngoãn, học giỏi biết vâng lời bố mẹ, thầy cô thì học sinh hư hỏng, ngang ngược cũng rất nhiều, động một chút là nói xấu, là thượng cẳng chân, hạ cẳng, là kéo bè, kéo nhóm hành hung, bắt nạt người khác...” (Nữ, 37 tuổi, PHHS).

Trên đây là ba trong số rất nhiều ý kiến của các giáo viên, PHHS nói về hình thức biểu hiện của HVGH đã được chúng tôi ghi lại. Tuy trong mỗi ý kiến có sự khác nhau về cách thể hiện, song đều có chung nhận định HVGH của trẻ VTN, học sinh bậc THCS xảy ra là phổ biến, có chiều hướng gia tăng cả về mức độ và tính chất nguy hiểm của hành vi.

2.2.3. Nhận thức của trẻ vị thành niên về hậu quả của hành vi gây hấn

Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy nhiều học sinh không hề nghĩ đến hậu quả của HVGH trước khi thực hiện hành vi này. Các em cho rằng khi tức giận thì rất khó để bình tĩnh và không thể làm chủ được cảm xúc, hành vi: “Em không nghĩ nhiều đến hậu quả, lúc tức giận em không nghĩ được gì hết(HS nam, lớp 8).

Trong một số trường hợp, dù có thời gian để cân nhắc về hậu quả của hành vi gây hấn, bạo lực do mình gây ra thì các em cũng cho rằng nó không ảnh hưởng gì nhiều đến bản thân mình. Một số ít các em đã nghĩ đến việc bị kỉ luật, tuy nhiên các em không cảm thấy sợ vì các hình thức kỷ luật của nhà trường theo các em là rất nhẹ, không đủ sức răn đe, trong khi các hình thức kỷ luật khác từ phía cộng đồng gần như không có.

“Em thấy, HVGH sẽ dẫn đến không tập trung vào học tập, học tập sa sút, khó tạo được mối quan hệ tốt với mọi người, dễ bị bạn bè xa lánh, lạnh nhạt thờ ơ. Do không kiểm soát được HVGH sẽ hình thành những thói quen, thói hư tật xấu, luôn nghĩ mình là nhất, coi thường người khác, gây mất đoàn kết. Làm hình ảnh của mình trở nên xấu đi trong mắt người khác. Sẽ bị xử phạt hoặc cùng lắm là đình chỉ học tập nếu HVGH ở mức độ nghiêm trọng” (Nam, học sinh lớp 9).

Như vậy, với việc không nhận thức một cách đầy đủ, toàn diện về các hậu quả của HVGH thì các em học sinh thuộc lứa tuổi VTN sẽ không ngần ngại thực hiện hành vi tiêu cực này bất chấp hậu quả gây ra cho nình và người khác ra sao.

Nhằm có một sự đánh giá khách quan và toàn diện hơn khi nhìn nhận về hậu quả của HVGH, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn với một số PHHS trường THCS Ngọc Châu với câu hỏi: Ông (bà) có đánh giá như thế nào về hậu quả của HVGH ở các em học sinh lứa tuổi VTN?

“HVGH thực chất là những đánh cãi, nhục mạ, gây bất hòa, mất đoàn kết, gây tổn thương đến mối quan hệ tình cảm bạn bè, thầy cô. Những cháu là nạn nhân của HVGH thường có tâm lý lo sợ, suy sụp tinh thần, không thể tập trung vào việc học tập, thậm chí có cháu còn sợ hãi hoặc chán nản đến mức đòi bỏ học. Nói chung hậu quả của HVGH là rất tiêu cực” (Nữ, 42 tuổi, PHHS).

biệt là kết quả học tập của con em mình. Lý do, các em là lứa tuổi rất nhạy cảm, dễ vui, buồn, dễ bị tổn thương, có phản ứng tiêu cực với những gì diễn ra xung quanh. HVGH có tác động mạnh mẽ khiến các em không thể tập trung vào việc học tập ở trường cũng như học tập ở nhà. Thực tế, trước HVGH một số trẻ tỏ ra rất lo sợ, sống thu mình, ngại giao tiếp, số khác thì tìm cách đối phó, hoặc gây hấn trở lại...

“Theo tôi, HVGH có ảnh hưởng trước mắt là tới kết quả học tập của các cháu, lâu dài hơn là đến việc hình thành đạo đức, lối sống. Tôi biết có cháu trong khu phố lúc nhỏ có thói hay đi gây hấn bắt nạt những đứa trẻ khác, do không được dạy bảo, uốn nắn nên sau này khi lớn vẫn chứng nào tật ấy, bây giờ trở thành đầu gấu, đầu mèo, quậy phá lung tung” (Nam, 50 tuổi, PHHS).

Bảng 2.2: Hậu quả của HVGH gây ra với chính trẻ VTN có HVGH

Ảnh hƣởng Nội dung Số lƣợng Tỉ lệ

%

Học tập

Gây mất tập trung vào học tập, dẫn đến

học tập sút kém. 146 97,3 Bị đuổi học, hoặc đình chỉ học tập. 4 2,7

Nhận thức

Tạo suy nghĩ không đúng: nghĩ mình là

giỏi, đứng đầu 74 49,3 Tâm sinh lý không bình thường 34 22,7 Nhạy cảm sinh ra dễ gây gổ với người khác 6 4,0 Chỉ nghĩ đến bạo lực 24 16,0 Nghĩ không tốt về người khác 7 4,7 Hối hận về HVGH do mình gây ra 5 3,3

Các mối quan hệ

Bị mất đi nhiều mối quan hệ bạn bè tốt, bị

mọi người xa lánh 69 46,0 Gây mất đoàn kết 27 18,0 Kết bạn với những người xấu 4 2,6 Bị chê bai, chỉ trích 10 6,7 Sợ hãi khi kết bạn mới 9 6,0 Xa lánh mọi người, sống biệt lập 31 20,7

Kết quả điều tra cũng cho thấy có đến 146, bằng 97,3% học sinh cho rằng HVGH sẽ có ảnh hưởng nặng nề đến kết quả học tập, hay tạo ra nhận thức sai lầm về bản thân cũng như làm mất đi mối quan hệ xã hội.

Như vậy, từ ý kiến của học sinh, các bậc PHHS đều cho thấy hậu quả nặng nề của HVGH gây ra đối với chính trẻ VTN có HVGH trên rất nhiều phương diện và trong cả trước mắt và lâu dài. Nội dung các ý kiến đã phản ánh đúng thực trạng về hậu quả của HVGH để lại.

Ở một chiều cạnh khác, mức độ ảnh hưởng tiêu cực của HVGH gây ra với trẻ VTN khác, với người và vật chất xung quanh cũng rất đáng chú ý, nó còn lớn hơn nhiều so với hậu quả mà HVGH gây ra với chính trẻ có hành vi này. Một ý kiến đã bày tỏ khá chân thực về cảm giác của một người từng là nạn nhân của HVGH như sau:

"HVGH làm ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất, làm đau đớn, suy giảm khả năng học tập và sinh hoạt. Ảnh hưởng tới tinh thần, cảm thấy tức giận, sợ hãi, hoảng loạn, cảm thấy bị tổn thương khi bị xúc phạm. Tạo tâm lý mặc cảm tự ti về khả năng của bản thân, từ đó ngại giao tiếp. Gây tâm lý ức chế, căng thẳng muốn gây hấn lại, muốn trả thù... và nhiều cảm xúc tiêu cực khác" (Nữ, học sinh lớp 8).

Đáng chú ý, qua phỏng vấn sâu chúng tôi nhận thấy một số em đã nhận thức được mức độ nguy hiểm hay hậu quả lớn nhất mà HVGH có thể gây ra cho người khác là có thể làm tử vong, đây là hậu quả nghiêm trọng nhất mà HVGH mang lại. Mặc dù số lượng các vụ việc nghiêm trọng như đề cập là không nhiều, song không phải là hiếm, thời gian gần đây tính trên phạm vi cả nước đã có nhiều vụ việc đáng tiếc như vậy đã xảy ra.

Kết quả phỏng vấn sâu đã đánh giá được phần nào hậu quả của HVGH gây ra cho người là nạn nhân của HVGH, cho người chứng kiến HVGH. Kết quả này cũng cho thấy sự phù hợp so với kết quả điều tra bằng bảng hỏi khi có đánh giá về hậu quả tiêu cực của HVGH gây ra. Đa số trẻ VTN từng bị gây hấn, hay chứng kiến HVGH đều tỏ ra bất bình, phẫn nộ, lo lắng sợ hãi. Số khác tỏ ra bị kích động có thể trở thành đối tượng đi gây hấn.

Bảng 2.3: Hậu quả của HVGH gây ra đối với trẻ VTN khác Ảnh hƣởng Nội dung Số lƣợng Tỉ lệ % Học tập Khó tập trung vào học tập do sợ sệt 150 100

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội nhóm với việc can thiệp trợ giúp trẻ vị thành niên có hành vi gây hấn (nghiên cứu trường hợp tại trường trung học cơ sở ngọc châu, thành phố hải dương) (Trang 49)