.Chất lượng nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược khoa giáo hưng quốcvà những tác động tích cực đối với vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đại học trung quốc (Trang 84 - 87)

Trong những năm vừa qua, hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng đã có những đóng góp đáng kể vào thành tích chung của ngành giáo dục và nền khoa học nước nhà. Nhiều sáng kiến, phát minh được áp dụng vào thực tế, nhiều kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào các lĩnh vực đã tạo ra hiệu quả nhất định trong đời sống kinh tế- xã hội… . Song, với sự phát triển nhanh chóng của đất nước như hiện nay thì có thể đánh giá một cách thẳng thắn: đội ngũ cán bộ khoa học nói chung, lực lượng giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu (cả về số lượng và chất lượng) để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.

Theo công bố mới nhất của Viện SCImago (Tây Ban Nha – một tổ chức có uy tín về xếp hạng và đánh giá khoa học), vị trí của các viện, các trường đại học của

Việt Nam tiếp tục tụt hạng. Theo bảng xếp hạng năm 2012, có 4 đơn vị là Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và trường Đại học Bách khoa Hà Nội lọt vào bảng xếp hạng của SCImago. Nếu tính theo quốc gia, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đứng đầu Việt Nam, kế đến là Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội và trường Đại học Bách khoa Hà Nội (xếp thứ 4 quốc gia, 857 khu vực và 3.160 thế giới) [13, tr.2].

Trong 2 năm (2008- 2009), toàn Khối đã triển khai và nghiệm thu 70 đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, hơn 2.000 đề tài cấp Bộ và tương đương, nhiều công trình khoa học và những cải tiến ứng dụng được đăng trên các tạp chí danh tiếng thế giới…; song ta nhận thấy vẫn có một tình trạng khá phổ biến, đó là:

- Số lượng giảng viên tham gia (và được tham gia) nghiên cứu không nhiều, một tỷ lệ khá lớn trong số đó chưa thật nhiệt tình và say mê nghiên cứu; vì thế, nhiều công trình nghiên cứu, dù ở những cấp cao như đề tài cấp Bộ… vẫn còn hạn chế về chất lượng nghiên cứu với hàm lượng khoa học thấp.

- Tình trạng đối phó trong nghiên cứu khá phổ biến: Theo quy định của hầu hết các trường, giảng viên phải thực hiện một số lượng giờ nghiên cứu khoa học nhất định, từ đó quy ra phải có bao nhiêu bài báo, đề tài… mang tính chất khoán. Do đó nhiều công trình nghiên cứu không có giá trị

Chất lượng thấp của các công trình còn thể hiện qua số lượng các bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế. Theo số liệu của GS. Nguyễn Văn Tuấn - Đại học New South Wales – Australia, tại một Hội thảo do Dự án Giáo dục 2 tổ chức tại Hà Nội vào tháng 12/2010 thì trong vòng 10 năm (1996- 2005), tổng số bài báo khoa học mà Việt Nam công bố là 3456 bài, trong đó nhiều nhất là thuộc lĩnh vực Y sinh (24,3%), rồi đến Vật lý, Hoá học, Nông nghiệp…, còn khối Kinh tế, Khoa học xã hội và Công nghệ sinh học chỉ có lần lượt 2,5%, 1,6% và 1,3% (Bảng 5) Như vậy, trung bình mỗi năm chúng ta chỉ có hơn 345 bài báo được công bố, đó là chưa tính đến số lượng và số lượt các bài được trích dẫn cũng rất thấp (23,1% chưa được trích dẫn lần nào, 44,5% được trích từ 1 – 5 lần).

Bảng 3.1: Phần trăm các bài báo khoa học 1996 – 2005 tính cho từng nƣớc và phân theo lĩnh vực nghiên cứu [43, tài liệu mạng]

Lĩnh vực nghiên cứu

Việt Nam Thái Lan Malayxia Indonexia Philipin Singapo

Y sinh học 24.3 42.8 22.4 29.5 25.0 16.6 Toán 11.0 0.8 2.3 0.5 2.1 3.8 Vật lý 12.9 1.5 2.0 4.4 2.1 6.8 Kỹ thuật 10.5 16.4 22.2 14.8 9.3 40.4 Nông nghiệp 12.6 9.2 10.0 14.7 28.7 0.9 Hóa học 12.9 13.6 20.0 13.0 5.0 11.9 Vật liệu 5.8 5.1 10.9 3.6 2.8 11.4 Môi trường 4.0 5.3 3.7 11.9 14.5 1.8 Kinh tế 2.5 1.2 2.5 4.0 3.5 3.4 Công nghệ sinh học 1.3 2.3 2.2 1.7 3.8 0.9 Khoa học xã hội 1.6 1.3 1.4 1.3 2.7 1.7 Tổng cộng 100 (n=3456) 100 (n=14594) 100 (n=9742) 100 (n=4389) 100 (n=3901) 100 (n=45633 )

(Vì làm chẵn, cho nên khi cộng lại tổng số có thể trên hoặc dưới 100%; n là tổng số bài báo trong thời gian 1996 – 2005)

Bảng 3.2: Số lần trích dẫn và không trích dẫn của các bài báo khoa học từ Việt Nam phân tích theo lĩnh vực nghiên cứu [43, tài liệu mạng]

Lĩnh vực nghiên cứu Số bài báo

1996 - 2005 Số lần trích dẫn (% tổng số bài báo) Chưa trích dẫn 1 – 5 lần 6 lần trở lên Y sinh học 1149 17.8 39.9 42.2 Toán 452 43.8 43.8 12.4 Vật lý 450 30.9 46.7 22.4 Kỹ thuật 406 43.8 38.4 17.7 Nông nghiệp 406 31.3 43.6 25.1 Hóa học 385 17.4 43.9 38.7

Vật liệu 288 28.8 50.7 20.5 Môi trường 228 25.9 50.4 23.7 Kinh tế 141 31.9 52.5 15.6 Công nghệ sinh học 67 26.9 38.8 34.3 Khoa học xã hội 69 21.7 58.0 20.3 Tổng cộng 3456 23.1 44.5 32.4

3.2. Một vài suy nghĩ nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục đại học cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược khoa giáo hưng quốcvà những tác động tích cực đối với vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đại học trung quốc (Trang 84 - 87)