Tiền đề biến đổi sinh kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến đổi sinh kế của người dân tái định cư thủy điện nam ngưm 2 ở bản phonesavat, huyện mương phương, tỉnh viêng chăn, lào (Trang 69)

8. Kết cấu luận văn

3.4. Tiền đề biến đổi sinh kế

3.4.1. Biến đổi sinh kế nông nghiệp

Sinh kế nông nghiệp của các dân tộc trƣớc đây chủ yếu là sản xuất lúa và vật nuôi lớn nhƣ trâu và bò. Sau khi thay đổi không gian sống dẫn tới thay đổi không gian sản xuất và tác động biến đổi giống cây trồng và vật nuôi. Hiện nay, sinh kế nông nghiệp chủ yếu là rau, hoa quả và một số vật nuôi nhỏ nhƣ cá, vịt, gà, lợn. Những biến đổi này có tác động trực tiếp đến thu nhập và kết thu nhập thấp hơn so với trƣớc đây.

3.4.2. Biến đổi sinh kế tự nhiên

Bên cạnh của sự biến đổi sinh kế nông nghiệp là biến đổi sinh kế tự nhiên của ngƣời dân. Trƣớc đây hoạt động đi săn bắt, săn bắn và hái lƣợm của ngƣời dân là chiếm vị trí quan trọng vì phú các loại thảm thực và động động. Hoạt động sinh kế này không chỉ mang lại kết quả lợi ích về đáp ứng nhu cầu lƣơng thực mà còn có thu nhập cao phát triển kinh tế gia đình. Sau khi tái định cƣ, hoạt động sinh kế này hạn chế. Sự biến đổi sinh kế này tác động nhu

cầu lƣơng thực và thu nhập kinh tế của ngƣời dân trong khi sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp và thiếu hụt.

3.4.3. Biến đổi sinh kế thủ công nghiệp

Trƣớc đây hoạt động sinh kế thủ công nghiệp cũng là một hoạt động sinh kế quan trọng để góp phần thu nhập cho các hoạt động sinh kế khác. Đó là sản xuất vải và sợi để may mặc, sản xuất các dụng cụ làm phƣơng tiện lao động, phƣơng tiện săn bắt... Sau khi tái định cƣ nghề thủ công của ngƣời dân chủ yếu là nghề sản xuất vải. Việc sản xuất vải không chỉ để phục vụ may mặc mà còn là thu nhập kinh tế chính cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, việc sản xuất vải là có thu nhập thấp so với các hoạt động sinh kế khác. Nhƣ vậy, sự biến đổi sinh kế này vừa tác động tích cực và vừa tác động tiêu cực đến đời sống ngƣời dân, tức là từ một hoạt động sinh kế phụ sang một hoạt động sinh kế chính không mang tính thuyết phục đời sống ngƣời dân bền vững.

3.4.4. Biến đổi sinh kế lâm nghiệp

Trƣớc đây việc trồng cây lâm nghiệp của ngƣời dân chủ yếu là dùng làm nguyên liệu xây dựng nhà cửa, nhƣng sau khi tái định cƣ việc trồng cây gắn liền với mục đích kinh tế và hạn chế về khai thác rừng tự nhiên. Nhƣ vậy, khiến cho dân thiếu cơ sở sinh kế để thuyết phục cuộc sống.

3.4.5. Biến đổi sinh kế thương nghiệp

Cùng với các biến đổi trên, một sự biến đổi quan trọng khác là biến đổi sinh kế thƣơng nghiệp và dịch vụ. Trƣớc đây, đại đa số ngƣời dân đều có cơ hội thu nhập kinh tế mỗi ngày để nuôi sống và thoát nghèo. Ngƣời dân mở các dịch vụ quán ăn uống, dịch vụ sửa chữa và đồ tiêu dùng hàng ngày cùng với các sản phẩm nông nghiệp và tự nhiên. Có nhiều bản dân có tổ chức mở các chợ nông thôn theo phong cách truyền thống và thu hút số lƣợng khách hàng đông đảo, khiến cho mỗi gia đìnhcó thu nhập kinh tế ổn. Sau khi tái định

cƣ, sinh kế thƣơng nghiệpvà dịch vụ chỉ phục vụ cho ngƣời dân trong làng. Sự biến đổi sinh kế này tác động mức thu nhập kinh tế của ngƣời dân, nhất là có thu nhập thấp và không đủ để nuôi sống.

3.4.6. Biến đổi sinh kế việc làm

Theo điều tra, trƣớc đây có nhiều hộ gia đình có việc làm ổn định, đặc biệt là làm việc cho các công ty khai thác mỏ, công ty gỗ và các dự án thủy điện nhỏ. Mỗi năm có ngƣời dân tham gia làm việc vào đó ít nhất 2 ngƣời trong một gia đình, mức lƣơng trung bình là 2.500.000 kip/ngƣời/tháng. Đồng thời, ngƣời dân còn có cơ hội tiếp cận việc làm với các cơ quan Nhà nƣớc nhƣ làm công an, thầy giáo, bác sĩ...Sau khi tái đinh cƣ, khoảng 90% ngƣời dân không có việc làm ổn định. Hiện nay, hoạt động sinh kế này cũng bị hạn chế và đang trong quá giải quyết của Chính phủ Lào.

Nhƣ vậy, kết quả biến đổi sinh kế có tác động tiêu tới đời sống ngƣời dân không phải ít, trong đó nổi bật nhất là biến đổi sinh kế nông nghiệp của ngƣời dân. Theo thông tin của một ngƣời dân Lào ở bản Phonesavat cho biết:

“Trong bối cảnh sau khi tái định cư của chúng tôi thật là khó khăn, doDự án không bồi thường đất sản xuất cho chúng tôi như đã hứa. Đối với gia đình tôi chỉ có 20x40m diện tích đất mà tôi cảm thấy không đủ để sản xuất nông nghiệp”.Nhƣ vậy, đời sống của ngƣời dân tái định cƣ đang rất khó khăn trong việc kiếm sống và an ninhlƣơng thực.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong quá trình thực hiện di dân tái định cƣ của dự án thủy điện NN2 đã dẫn tới biến đổi sinh kế của các tộc ngƣời nhƣ ngƣời Khơ mú, ngƣời Lào và ngƣời Hmong theo chiều hƣớng tiêu cực hơn. Sau khi các tộc ngƣờiđƣợc chuyển cƣ đến huyện Mƣơng Phƣơng là gặp nhiều khó khăn, nhất là trong vấn đề sinh kế. Các hoạt động sinh kế mới của ngƣời dân không đảm bảo an

ninh lƣơng thực và phát triển sinh kế bền vững. Việc bảo tồn bản sắc văn hóa của các tộc ngƣời từng bƣớc biến mất đi và các hộ gia đình đang xoay xở bỏ nhà đến nơi ở khác. Theo mục tiêu, mỗi hộ gia đình tái định cƣ sẽ đƣợc phân 1 ha đất để trồng lúa, đƣợc nhận 1 ngôi nhà ở đảm bảo truyền thống, đào tạo cây trồng mới và vật nuôi mới... Tuy nhiên, điều này là khó khăn trong thực tế do thiếu sự quan tâm chặt chẽ của Nhà nƣớc. Nhƣ vậy, việc tái định cƣ của dự án thủy điện NN2 là một quá trình kép sắp xếp lại cuộc sống ngƣời dân, làm thay đổi chiến lƣợcsinh kế và các hoạt động sinh kế quan trọng của các tộc ngƣời.

Chƣơng 4

HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA NGƢỜI DÂNSAU NĂM 2011

4.1. Các hoạt động sinh kế của ngƣời dân sau khi TĐC

4.1.1. Kinh tế nông nghiệp

Sau khi tái định cƣ, dự án thủy điện NN2 đƣợc quy hoạch đào tạo trồng cây mới cho đồng bào dân tái định cƣ, đó là nghề trồng áp dụng khoa học kỹ thuật. Các loại cây trồng gồm có: các loại rau, nấm, cam, canh, bƣởi, nhẵn, vài, chôm chôm, đu đủ... Các loại cây trồng mới này mỗi hộ dân đƣợc phép đăng ký trồng từ 1đến 2 loại cây trồng. Làm nhƣ vậy để tạo tăng nhu cầu lƣơng thực và giảm sức cạnh tranh trong thị trƣờng lƣơng thực, thực phẩm. Đối với kỹ thuật trồng và chăm sóc là sử dụng phân hóa học kết hợp phân chuồng. Ngƣời dân làm nhà che cho cây trồng và tƣới tiêu thƣờng xuyên. Đối với các hộ gia đình tham gia nghề trồng trọt gồm 548 hộ. Trong đó có 226 hộ chuyên trồng các loại cây ăn quả. Khoảng322 hộ chuyên trồng các loại cây thực phẩm.Tổng thu nhập trung bình mỗi năm của mỗi hộ dân là từ 12.000.000 đến 15.000.000 kip/hộ/năm. Về canh tác trồng trọt này ngƣời dân cho biết: “Việctrồng rau của chúng tôi mỗi 3 tháng thu nhập được khoảng 2.000.000 đến 3.000.000 kip.Mức thu nhập tương đối cao nhưng đối với gia đình tôi làchưa đủ để kiếm sống. Chúng cần có ruộng trồng lúa là tốt hơn” .

Đồng thời, ngƣời dân làm canh tác trồng cây ăn quả cho biết: “Tôi làm canh tác trồng cây ăn quả, nhất là quả cam và bưởi. Năm nay tôi thu nhập được khoảng 3 tấn và thu nhập được khoảng 16.000.000 kíp. Mức thu nhập này rất khó để nuôi sốngcho gia đình tôi”.Nhƣ vậy, theo ý kiến của nhóm dân làm canh tác trồng trọt là đang trong bối cảnh lo lắng vì theo họ thì mức thu nhập

này sẽ không thay thế bền vững cho canh tác ruộng nƣớc. Tình trạng đó dễ dẫn tới không an ninh lƣơng thực.

Bên cạnh canh tác trên, dự án thủy điện NN2 có quy hoạch cho dân TĐC về canh tác chăn nuôi mới, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm và thủy sản công nghiệp để thay thế cho canh tác chăn nuôi trƣớc đây. Các loại vật nuôi gia cầm là:gà, vịt, lợn và dê.Các loại vật nuôi thủy sản thì gồm có các loại cá và ếch. Theo số liệu điều tra có 60 hộ tham gia chăn nuôi lợn, có 108 hộ tham gia chăn nuôi gà và vịt, có 12 hộtham gia chăn nuôi dê và 92 hộ tham gia nuôi thủy sản. Theo kế hoạch kinh doanh của các chuyên gia, mỗi hộ dân chỉ đƣợc phép đăng ký tham gia từ 1 đến 2 loại vật nuôi. Kỹ thuật nuôi gia cầm công nghiệp chủ yếu là nuôi trông chuồng. Chuồng nuôi đƣợc đặt ở vị trí thuận tiện đi lạivà gần bờ ao. Cám bón chủ yếu là cám công nghiệp kết hợp với cám nông nghiệp, đó là ngô, sắn và cám thóc. Ngƣời dân tham gia canh tác chăn nuôi cho biết: “Canh tác chăn nuôi của chúng tôi mỗi lần 6 tháng thu nhập được 10.000.000 kíp. Theo chúng tôi mức thu nhập này không thay thế được cho việc chăn nuôi trước đây. Chúng tôi mong muốn có nhiều loại vật nuôi để đáp ứng nhu cầu lương thực cho gia đình, phục vụ cho các nghi lễ và thu nhập kinh tế. Mức thu nhập này cảm thấy chưa ổn để nuôi sống”.

Các hoạt động sinh kế mới này tuy vẫn còn là canh tác chăn nuôi và trồng trọt. Nhƣng có thay đổi về giống cây trồng, giống vật nuôi, kỹ thuật chăm sóc và chuồng trại nuôi.

4.1.2. Kinh tế tự nhiên

Thông qua việc thay đổi hoạt động nông nghiệp, thay đổi quyền truy cập và sử dụng tài nguyên rừng điều kiện tự nhiên hoàn toàn thay đổi. Các sản phẩm cung cấp lƣơng thực, thực phẩm từ rừng đã giảm sút và hạn chế rỗ rệt.

Tình trạng này ngƣời dân không còn có không gian để săn bắt và hái lƣợm nhƣ trƣớc đây.

4.1.3. Thủ công nghiệp

Một số nghề thủ công nghiệp truyền của các tộc ngƣời trƣớc đây có sự chuyển biến sau khi tái định cƣ. Đó là canh tác dệt may. Theo quan sát thấy các bà mẹ phụ nữ của các tộc ngƣời đều tham gia vào canh tác dệt may, nhất sản xuất vải với mục đích thu nhập kinh tế. Nhiều ngƣời phụ nữ trong nghề dệt vải cho biết: “Chúng tôi dệt vải mỗi tháng thu nhập được khoảng 400.000 đến 600.000 kíp. Mỗi 3 ngày dệt được một chiếc vải với giá 60.000 kíp. Chúng tôi không muốn tham gia nghề này vì cảm thấy có thu nhập thấp. Nhưng do không có sự lựa chọn này khác để kiếm sống nên phải làm”. Với các ý kiến này, ngƣời dân đang trong tình trạng khó khăn và đang muốn thuyết phục nó. Nghề thủ công không phải là nghề thu nhập kinh tế chủ đạo mà chỉ mang tính bổ sung và tạm thời khi chƣa tìm ra một hoạt động kinh tế nào khác để kiếm sống.

4.1.4. Thương nghiệp

Kinh tế thƣơng nghiệp và dịch vụ của ngƣời dân trong thời gian sau tái định cƣ cũng có những biến đổi. Nhất là về biến đổi các sản phẩm bán, khách hàng và mức thu nhập. Các sản phẩm kinh doanh của ngƣời dân hiện nay chủ yếu là sản phẩm công nghiệp nhƣ: quần áo, đồ tiêu dùng hàng ngày, phƣơng tiện lao động, đồ điện tử, lƣơng thực khô... Cùng đó là một số dịch vụ nhƣ: dịch vụ sửa chữa xe, dịch vụ ăn uống, dịch vụ chạy xe khách, dịch vụ xây dựng nhà cửa... Trong hoạt động kinh tế nàyngƣời dân cho biết: “Chúng tôi bán hàng mỗi ngày thu được khoảng 50.000 đến 70.000 kíp. Mức thu nhập hiện nay là thấp hơn nhiều so với mức thu nhập trước đây vì không ít khách mua. Theo tôi muốn Nhà quản lý dự án thủy điện NN2 tạo điều kiện chochúng

tôi được sử dụng phần quỹ đất còn lại để khai thác sản xuất và phát triển kinh tế gia đình”.Nhƣ vậy, việc kinh doanh và dịch vụ của ngƣời dân sau khi tái định cƣ cảm thấy trở nên phức tạp hơn và có sự cạnh tranh gay gắt hơn so với trƣớc đây.

4.1.5. Kinh tế lâm nghiệp

Cùng với mọi sự thay đổi, ngƣời dân tái định cƣ đã không có diện tích đất để trồng cây. Cây cối tự nhiên phần lớn đã đƣợc ngƣời dân tại chỗ chiếm dụng và cấm khai thác. Cơ sở nguyên liệu cho sinh hoạt hàng ngày chủ yếu là mua. Do vậy, kinh tế lâm nghiệp của ngƣời dân sau khi tái định cƣ đƣợc đánh giá là hạn chế.

4.1.6.Các hoạt động kinh tế khác

Ngoài các hoạt động sinh kế nêu trên, ngƣời dân tái định cƣ còn kiếm sống bằng lao động làm thuê. Trƣớc dây nhiều ngƣời dân có tham gia làm thuê cho các dự án khai thác mỏ, dự án khai thác gỗ và dự án thủy điện. Nhƣng hiện nay ngƣời dân chuyển sang làm thuê cho các công ty dệt may ở thủ độ Viêng Chăn. Nhất là cácthanh niên nam nữ ở độ tuổi 18 đến 2 tuổi. Đồng thời, chúng tôi quan sát thấy có một số ngƣời chủ hộ. Khi tham vấn ý kiến họ cho biết: “Chúng tôi đến làm thuê cho các công ty dệt may, mỗi thángđược nhận lương từ 1.500.000 kíp đến 2.000.000 kíp/ tháng tùy theo từng công việc. Nhưng hình thức kiếm sống này chúng tôi cảm thấy rất vất vả và không tiết kiệm được tiền để gửi cho bố mẹ và gia đình”.Nhƣ vậy, sau khi tái định cƣ, ngƣời dân gặp nhiều thách thức trong cuộc sống. Nhất là vấn đề làm thuê không còn thuận tiện và có thu nhập cao nhƣ trƣớc đây. Trên cơ sở các hoạt động sinh kế và mức thu nhập đƣợc thống kê nhƣ sau:

Bảng 4.1: So sánh biến đổi sinh kế của ngƣời dân trƣớc và sau TĐC

Đơn vị tính: tiền Kip Lào

So sánh STT Các hoạt động sinh kế Mức thu nhập

Trung bình Tổng thu nhập Trƣớc năm 2011 1 Nông nghiệp 52,000,000 117,000,000Kip/hộ/năm 2 Kinh tế tự nhiên 12,000,000

3 Kinh tế lâm nghiệp 4,000,000

4 Thủ công nghiệp 7,000,000 5 Thƣơng nghiệp 6,000,000 6 Lao động việc làm 18,000,000 Sau năm 2011 1 Trồng trọt 12.000.000 76,000,000Kip/hộ/năm 2 Chăn nuôi 15.000.000 3 Thủ công nghiêp 15.000.000 4 Kinh doanh 16.000.000 5 Dịch vụ 18.000.000

Giá trị tiền năm 2016: 1.000.000 Kip = 2.800.000 = 120 $

Nguồn: Số liệu do tác giả thu thập, tự xử lý, Bản Phonesavat, 2016

4.2. Những vấn đề đang đặt ra và một số giải pháp

4.2.1. Một số vấn đề đang đặt ra

Thông qua sự phân tích về biến đổi sinh kế của ngƣời dân tái định thủy điện NN2 thì có một số vấn đề đặt ra nhƣ sau:

1) Việc lập kế hoạch khôi phục sinh kế cho dân của Dự án kém hiệu quả, không phát huy đƣợc tiềm năng của dân.

2) Nhà quản lý dự án bồi thƣờng thiệt hại cho dân với giá chƣa xứng đáng. Đồng thời, các thông tin thu thập đƣợc chƣa có sự phân tích đến sự phát triển của các tài sản trong tƣơng lai để đền bù đầy đủ cho dân có vốn xây dựng cuộc sống mới.

3) Nội dung chính sách của Chính phủ Lào còn nhiều thiếu sót trong thực tế.

4) Việc triển khai di dân và tái định cƣ của dự án thủy điện NN2 là chƣa phù hợp.

4.2.2. Một số giải pháp

Trong quá trình di dân và tái định cƣ của dự án thủy điện NN2, theo chúng tôi có những giải pháp nhƣ sau:

1) Chính sách tái định cƣ của Chính phủ Lào cần phải gắn liền với từng địa phƣơng, từng tộc ngƣời và từng tài sản bị thiệt hại cụ thể.

2) Để đời sống ngƣời dân đƣợc cải thiện phải sử dụng kiến thức bản địa, phát huy đúng tiềm năng của ngƣời dân và giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của các tộc ngƣời trong điều kiện mới.

3) Nâng cao trình độ học vấn cho dân và mở lớp các đào tạo nghề mới để nhanh chóng giúp dân thoát khỏi từ tình trạng nghèo.

4) Phải phân thêm 400 ha của quỹ đất còn lại cho dân đƣợc khai thác sản xuất, ít nhất mỗi hộ gia đình 1 hecta.

5) Tìm thị trƣờng phân phối cho các loại sản phẩm mà ngƣời dân sản xuất ra. Ngoài ra, cần thiết xây dựng hệ thống thủy lợi để cung cấp nƣớc tƣới tiêu cho dân trồng trọt, chăn nuôi và sinh hoạt của ngƣời dân.

6) Cần hỗ trợ bảo tồn và phá huy bản sắc văn hóa truyền thống của các tộc ngƣời sau khi TĐC, trong đó tạo điều kiện thuận lợicho dân hoạt động văn hóa nhằm bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến đổi sinh kế của người dân tái định cư thủy điện nam ngưm 2 ở bản phonesavat, huyện mương phương, tỉnh viêng chăn, lào (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)