II. Những giải pháp cụ thể
2. Tạo cơ sở pháp lý vững chắc trong việc thanh toán chi trả các món chuyển
món chuyển tiền khẩn qua chương trình thanh toán điện tử của ngân hàng công thương
Như đã nêu ở phần tồn tại, việc thanh toán chi trả các món chuyển tiền khẩn qua chương trình thanh toán điện tử còn chưa thực sự đảm bảo tính an toàn tài sản.
Vì vậy, Ngân hàng công thương cần quy định việc tính ký hiệu mật trên chứng từ chuyển tiền khẩn, việc tính và ghi ký hiệu mật có thể ghi ở phần nội dung của chứng từ thanh toán điện tử chuyển đi hoặc quy định việc tính ký hiệu mật ở trong phần nội dung điện thông báo (không phải tra soát điẹn thoại như đang làm hiện nay).
Việc tính và kiểm tra ký hiệu mật sẽ được thực hiện như trường hợp quy định tính ký hiệu mật trong thanh toán séc bảo chi hiện nay, do đó những sai lầm trong việc chuyển tiền khẩn có thể xảy ra như: chuyển sai số tiền hoặc địa chỉ ngân hàng nhận tiền… Ngân hàng công thương B khi kiểm tra lại ký hiệu mật sẽ kịp thời phát hiện và có hướng xử lý theo chế độ quy định. Tuy nhiên trường hợp duy nhất sai sót có thể xảy ra khả năng chuyển tiền 2 lần do sự cố kỹ thuật hoặc do Ngân hàng A chuyển tiền cập nhật vào hệ thống thanh toán điện tử và chuyển đi 2 lần. Vì vậy, song song với quy định trên, trách nhiệm của chi nhánh B là phải mở sổ theo dõi việc chi trả các món chuyển tiền khẩn trong ngày đề phòng trường hợp sai sót có thể xảy ra như chi trả nhiều lần do chuyển tiền nhầm lẫn, trùng lặp…
Như vậy, việc quy định trên nếu đưa vào thực hiện sẽ đảm bảo tính pháp lý trong thanh toán ngày càng được củng cố, mặt khác ngân hàng cũng sẽ tiết giảm được một khoảng chi phí trong hoạt động kinh doanh của mình. Còn về phía khách hàng sẽ ngày càng tin tưởng vào hệ thống thanh toán của Ngân hàng công thương.