Giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền NTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) VOV1 vối công tác tuyên truyền chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (Trang 97 - 150)

(Nguồn: Số liê ôu điều tra – khảo sát của tác giả Luâ ôn văn năm 2014)

Qua đó cho thấy, cải tiến nội dung các chương trình phát sóng về nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng tuyên truyền. Trước hết, để đổi mới nội dung tuyên truyền về nông thôn mới cần phải xác định rõ mục tiêu, quan điểm của công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới. Các chương trình tuyên truyền về nông thôn mới phải bám sát những nét lớn trong tư tưởng chủ đạo về xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn, mang lại những lợi ích thiết thân cho người dân, đặc biệt là người nông dân…

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới nhằm mục tiêu giúp nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động, sự đồng thuận trong xã hội; phát huy tính năng động, sáng tạo, chủ động khắc phục khó khăn, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, khẳng định vai trò, vị trí chiến lược của nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Coi chương trình xây dựng nông thôn mới vừa là nhiệm vụ, vừa là mục tiêu, yêu cầu của phát triển bền vững, là chủ trương có tầm chiến lược quan trọng trong thời kỳ hiện nay. Thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục, phát hiện và giới thiệu, biểu dương, nhân rộng những điển hình tiên tiến về xây dựng

nông thôn mới. Việc xác định mục tiêu tuyên truyền là điều vô cùng quan trọng, vì nếu không bám sát mục tiêu này sẽ khó đạt được mục đích tuyên truyền.

Về quan điểm tuyên truyền xây dựng nông thôn mới, phải dựa trên quan điểm tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, đó là “Phát triển hài hòa, bền vững giữa các vùng nông thôn, giữa xây dựng đô thị và xây dựng nông thôn mới”.

Theo đó, nông thôn và đô thị cùng phát triển và bảo đảm sự công bằng xã hội. Từ thực tế xây dựng nông thôn mới cho thấy, ở một số địa phương vì chạy theo thành tích nên chỉ cố hoàn thành các tiêu chí về cơ sở vật chất, hạ tầng mà coi nhẹ các tiêu chí liên quan đến chất lượng cuộc sống của người dân. Điều này rất nguy hại, vì cái đích cuối cùng của nông thôn mới là nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân chứ không phải là đạt được các tiêu chí. Vì vậy, nội dung tuyên truyền cần chú trọng hơn đến quan điểm này.

Cần tập trung tuyên truyền xây dựng nông thôn mới phải dựa vào sức dân là chính. Công tác tuyên truyền phải làm sao để người dân thấy đây là phong trào vì lợi ích của chính họ, của mỗi người, mỗi gia đình trong xã; phải làm cho cán bộ các cấp nhận ra rằng công nghiệp hóa được nông nghiệp và thực hiện được các mục tiêu xây dựng nông thôn mới cũng chính là tiến tới mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền, động viên cổ vũ nhân dân sáng tạo nhiều phương thức thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới. Tuyên truyền phải phù hợp với thực tế. Gắn bó với thực tế, người tuyên truyền sẽ dễ dàng phát hiện những vấn đề khiếm khuyết, không hợp lý trong thực hiện các chính sách liên quan đến xây dựng NTM, từ đó đề xuất với các cấp lãnh đạo các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, bổ sung, hoàn chỉnh và tổ chức thực hiện các chính sách, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.

Tiếp đó, cần xác định rõ nội dung tuyên truyền phù hợp với từng giai đoạn xây dựng nông thôn mới để xây dựng đề tài cho phù hợp. Quá trình xây dựng NTM là một quá trình rất lâu dài, nên mỗi giai đoạn, thời điểm phải xác định rõ công tác trọng tâm, xuất phát từ những vấn đề thực tế cấp bách nhất trong đời sống và sản xuất của người nông dân, để tổ chức thực hiện mang lại lợi ích thiết thực cho nông

dân chủ và những việc làm thiết thực sẽ phát huy được tính tích cực, sáng tạo của người nông dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Công tác tuyên truyền xây dựng NTM phải có kế hoạch dài hạn, chia thành nhiều giai đoạn và trong mỗi giai đoạn phải có các hình thức, phương pháp, nội dung tuyên truyền phù hợp. Những kết quả tuyên truyền trong giai đoạn trước sẽ là cơ sở, tiền đề thúc đẩy hoạt động tuyên truyền trong giai đoạn tiếp theo. Coi trọng xây dựng mô hình điểm về xây dựng NTM làm cơ sở thực tiễn tăng tính thuyết phục của công tác tuyên truyền, tạo sự lan tỏa nhanh và bền vững của phong trào xây dựng NTM. Công tác tuyên truyền phải theo sát quá trình xây dựng NTM ở cơ sở, nắm được thành quả để làm dẫn chứng, chứng minh, nêu những cách làm hay, những tập thể, cá nhân điển hình trong đóng góp xây dựng NTM… nhằm tạo hiệu ứng lan tỏa trong công cuộc xây dựng NTM. Về chỉ đạo tuyên truyền nội dung cần tập trung vào một số vấn đề mà quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nay còn tỏ ra lúng túng, yếu kém như việc huy động các nguồn lực tham gia xây dựng nông thôn mới; công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, việc thực hiện một số tiêu chí chưa phù hợp với từng vùng, miền…

Cùng với đó cần có sự thống nhất trong nhận thức về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới còn nổi lên một số vấn đề đáng quan tâm. Về lý luận, còn một số điểm cần phải được làm rõ; đã xuất hiện xu hướng phong trào hóa sự nghiệp xây dựng NTM; nhận thức chưa đầy đủ về vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM; chưa chú trọng huy động nguồn nội lực, vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nguồn vốn đầu tư của nhà nước, của cấp trên; thiếu tập trung tuyên truyền, vận động để huy động các nguồn vốn đầu tư khác, nhất là nguồn lực xã hội hóa; lúng túng trong việc tìm ra giải pháp hiệu quả để tuyên truyền, cổ vũ người dân thi đua thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới… Vì vậy, cần có những tin bài mang tính định hướng rõ nhận thức của người dân về chương trình xây dựng nông thôn mới, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên cấp xã.

Cần tuyên truyền để người dân hiểu rõ nguồn lực của quá trình xây dựng nông thôn mới. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM được Chính phủ

quyết định thời gian thực hiện là 10 năm và tầm nhìn 20 năm; đối tượng là địa bàn xã, được thực hiện trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, do xuất phát điểm hiện nay của nông thôn quá thấp so với đô thị và so với Bộ tiêu chí nông thôn mới, do vậy nhu cầu đầu tư cho nông thôn là rất lớn. Song xây dựng nông thôn mới không phải hoàn toàn dùng đến tiền và không phải việc gì cũng đòi hỏi có sự đầu tư của nhà nước. Cần vận động nhân dân tham gia cùng chung tay xây dựng nông thôn mới như: góp ngày công lao động, hiến đất làm đường giao thông, chỉnh trang đồng ruộng, thôn xóm…

Nguồn lực thứ hai để xây dựng nông thôn mới là từ doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước. Chính sách đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn hầu hết được triển khai ở các tỉnh. Do đó trong nội dung tuyên truyền cũng cần lưu ý đến vấn đề này, qua đó kêu gọi nguồn lực đầu tư về nông thôn, giải quyết việc làm cho người lao động, ổn định đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, đào tạo nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng thu nhập cho người dân…

Nguồn lực thứ ba của xây dựng nông thôn mới là ngân sách nhà nước, nhất là đối với việc đầu tư các công trình phúc lợi, công trình phục vụ cho hệ thống hành chính của Nhà nước, nguồn lực này vô cùng quan trọng.

Cùng với việc định hướng nội dung tuyên truyền chung trên VOV1, cần đổi mới nội dung tuyên truyền ở các chương trình Thời sự và chương trình chuyên đề: Đổi mới nội dung chương trình Thời sự trước hết là ở việc nâng cao chất lượng tin thời sự. Tin thời sự phải nhanh, kịp thời đề cập vấn đề nóng. Thông tin nhanh bằng cách đưa tin trực tiếp từ hiện trường. Biên tập viên dẫn chương trình sẽ liên hệ điện thoại với phóng viên đang có mặt tại các sự kiện lớn, những điểm nóng để cung cấp thông tin ngắn gọn, nhanh nhất tới thính giả. Thông tin trong chương trình Thời sự phải xóa nhòa khoảng cách không gian từ nơi diễn ra sự kiện tới thính giả.

Việc đổi mới tin tức thời sự còn thể hiện ở chỗ phải phát hiện vấn đề mới và đưa thông tin theo hướng liên tục, phát triển. Các sự kiện luôn tiến triển nhanh chóng, chính vì vậy, việc đưa thông tin của các chương trình thời sự phải giúp thính giả nắm bắt được quá trình phát triển của các sự kiện lớn, các vấn đề đang được dư

những chi tiết mới mà là đưa thông tin ở nhiều khía cạnh, góc độ để thính giả hiểu rõ hơn về sự kiện. Để làm được điều đó, lãnh đạo Hệ phải có kế hoạch cụ thể để viết bình luận hay phóng sự, phỏng vấn về những vấn đề thời sự đang trong quá trình diễn tiến để thính giả có được thông tin liên tục nhưng không nhàm chán. Bên cạnh đó, các chương trình Thời sự cần tăng cường thông tin hữu ích với người dân. Bởi công chúng ngày càng tiếp cận thông tin chủ động hơn. Đồng thời, cần tăng cường tính chiến đấu cho các chương trình thời sự. Tính chiến đấu thể hiện ở quan điểm, thái độ của chương trình phát thanh trước vấn đề đang được dư luận quan tâm như: Chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, những biểu hiện làm trái pháp luật…

Ngoài việc đổi mới nội dung chương trình Thời sự, chương trình chuyên đề cũng cần phải thể hiện bản sắc riêng. Thể hiện đúng tiêu chí chương trình bằng cách xác lập nhóm đối tượng mà chương trình hướng tới hoặc đối tượng đặc thù của chương trình. Nội dung chương trình phải hướng tới việc phản ánh những vấn đề gần gũi với các nhóm đối tượng đó. Điều này đòi hỏi phóng viên phải chọn góc tiếp cận sự việc, vấn đề phù hợp với đối tượng của chương trình…

Ông Tăng Minh Lộc, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cho rằng, hiện nay “vẫn còn một bộ phận cán bộ và người dân có hiểu nhưng chưa hiểu đầy đủ về nông thôn mới. Đặc biệt là cán bộ và nông dân ở vùng sâu vùng xa và có nghịch lý là một số cán bộ cấp Trung ương và cấp tỉnh trong hệ thống vận hành thậm chí hiểu về nông thôn mới ít hơn tuyến huyện và tuyến xã”. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền trong thời gian tới cần tiếp tục tuyên truyền để mọi người hiểu đầy đủ về chương trình này.

“Bên cạnh đó tăng cường tuyên truyền về những mô hình tốt, cách làm hay, những bệnh thành tích đang diễn ra để người dân học tập những cái tốt, tránh và đấu tranh chống lại cái xấu. Cần phải tiếp tục nâng cao thông tin của cơ quan chỉ đạo, cơ quan tổng hợp, trực tiếp là văn phòng điều phối, cơ quan tổng hợp chương trình với các cơ quan báo chí truyền thông”. [Phụ lục 2b]

Theo GS.TS Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, Chủ tịch Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương: “Thời gian tới công tác tuyên truyền, các cơ quan truyền thông cần phải quan tâm hơn, đó là làm sao để

người nông dân thật sự đóng vai trò là chủ thể xây dựng nông thôn mới. Làm sao chuyển hóa vấn đề xây dựng nông thôn không phải là, chủ yếu là chủ trương đường lối của Đảng mà là nhu cầu khách quan, mong muốn tự nguyện của người nông dân. Để người dân thấy hết đây là công việc của chính mình để phát huy khả năng sáng tạo, phát huy các nguồn lực chủ động hơn nữa, tích cực hơn nữa, tự giác hơn nữa vào quá trình xây dựng nông thôn mới. Tôi cho đấy là cái gốc và sắp tới phải tập trung quan tâm nhiều hơn, làm nhiều hơn”. [Phụ lục 2b]

Thực tế hiện nay, tuy có nhiều cố gắng, song nội dung phát sóng các chương trình tuyên truyền về nông thôn mới vẫn không tránh khỏi tình trạng “ăn đong” – nghĩa là chưa thực sự chủ động trong tuyên truyền. Nội dung đôi khi phụ thuộc nhiều vào cái mà mình có, nghĩa là vẫn còn tình trạng nói những điều mình có chứ không phải nói những điều thính giả muốn nghe. Đây chính là điều khiến cho các vấn đề nông thôn mới chưa tạo được vệt đậm trên sóng, vì vậy sức lan tỏa yếu, hiệu quả xã hội mang lại chưa cao… Để khắc phục tình trạng này, Ban biên tập chương trình cần chủ động lựa chọn thời điểm hoặc mảng vấn đề để thể hiện thành vệt đậm nhằm gây dư luận xã hội cần thiết, tránh tình trạng phóng viên gặp gì viết nấy. Có như vậy mới có thể tác động trực tiếp đến các nhà quản lý trong lĩnh vực này, từ đó mà có những điều chỉnh cho kịp thời với thực tế.

Theo phóng viên Nguyễn Sỹ Lý: “Trong chương trình Nông nghiệp và nông thôn cần có những thông tin sâu hơn về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tập trung phản ánh thực tế thực hiện chương trình ở nhiều vùng, miền khác nhau. Đặc biệt, tăng cường đưa ý kiến của chuyên gia và người dân về chương trình cũng như cách tổ chức thực hiện ở địa phương. Chương trình Thời sự phải có những bài phân tích, bình luận về xây dựng nông thôn mới, hạn chế các bài phản ánh sơ sài. Với chương trình Pháp luật và đời sống cần tập trung phân tích, phản ánh hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân ở nông thôn” [Phụ lục 2a]

Theo tác giả, Đài TNVN cần nghiên cứu tiếp tục mở chuyên mục nông thôn mới trong chương trình Thời sự. Có như vậy mới có thể chuyển tải được hết những

nội dung liên quan đến lĩnh vực này và mới thu hút được sự quan tâm, tham gia của công chúng, của toàn xã hội, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.

Hiện nay Đài Tiếng nói Việt Nam đã lên sóng Kênh truyền hình Quốc hội. Theo đó, sẽ có phóng viên thường trú của kênh này ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Vì thế cần có cơ chế khuyến khích đội ngũ này viết bài tuyên truyền cho sóng phát thanh, trong đó có chủ đề về nông thôn mới. Qua đó, khắc phục tình trạng tin bài tập trung vào ở một số vùng miền, chưa có tính rộng khắp.

3.3.2 Nhóm các giải pháp về hình thức các chương trình phát sóng

Một tác phẩm báo chí phát thanh nếu đã có nội dung hay, cũng cần có sự thể hiện hấp dẫn về mặt hình thức mới để lại ấn tượng tốt trong lòng thính giả. Về hình thức các chương trình phát sóng trên VOV1 thời gian gần đây đã có nhiều cải tiến. Song vẫn cần có sự thay đổi để phù hợp hơn với thực tế đang diễn ra sôi động ở khắp các vùng nông thôn trên cả nước. Sự nhàm chán, đơn điệu trong phương thức thể hiện cũng khiến thính giả không quan tâm tới việc tiếp nhận thông tin. Do vậy, chính phóng viên, nhà báo, biên tập viên phải chủ động thường xuyên thay đổi hình thức thể hiện tác phẩm của mình.

Một trong những điều cần phải cải tiến đầu tiên về mặt hình thức của các chương trình tuyên truyền về nông thôn mới đó là cần phải thay đổi sự bất hợp lý trong việc sử dụng thể loại. Đặc biệt, chú ý tăng cường những bài bình luận sắc nét,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) VOV1 vối công tác tuyên truyền chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (Trang 97 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)