QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỀ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) VOV1 vối công tác tuyên truyền chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (Trang 26 - 29)

tham gia, tích cực đóng góp vào chương trình; nhằm thực hiện được các mục tiêu đề ra cho giai đoạn 2011-2015. Những nội dung cần tuyên truyền được đề cập trong kế hoạch 30 này, đó là: Yêu cầu cấp thiết của xây dựng nông thôn mới ở nước ta; tiêu chí nông thôn mới thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa giai đoạn 2011-2020; những nội dung cơ bản của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; đặc điểm, nguyên tắc xây dựng nông thôn mới; phương pháp, cơ chế chính sách trong xây dựng nông thôn mới.

Tuyên truyền xây dựng nông thôn mới là hoạt động quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng, nhằm tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Từ đó, tạo sự đồng thuận trong xã hội, cổ vũ quần chúng thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế - xã hội của từng địa phương đã đề ra cũng như mục tiêu chung trong cả nước. Vì vậy, để thực hiện tốt việc tuyên truyền xây dựng nông thôn mới, các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương phải thống nhất nội dung tuyên truyền, liên tục, bám sát từng mục tiêu, nguyên tắc của xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, cập nhật những kết quả cũng như nhiệm vụ, giải pháp trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới.

Các nội dung trong tuyên truyền xây dựng nông thôn mới như: nguyên tắc, tiêu chí, phương pháp thực hiện, các giải pháp của cơ quan, ban, ngành, địa phương, các cơ chế chính sách, những kết quả đạt được, những bất cập nảy sinh khi xây dựng nông thôn mới… Việc tuyên truyền sâu rộng những nội dung này sẽ giúp người dân hiểu và thấy rõ vai trò chủ thể của mình. Từ đó, đồng lòng góp sức chung tay xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

1.2 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về Chương trình mục tiêu quốc giaxây dựng nông thôn mới xây dựng nông thôn mới

Ở nước ta, phát triển nông nghiệp nông thôn đã, đang và sẽ còn là mối quan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định đối với việc ổn định kinh tế xã hội đất nước. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới, đó là: Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ,

công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại.

Trên cơ sở đó, hội nghị Trung ương lần thứ 7 (Khóa X) ra Nghị quyết số 26- NQ/TW "Về nông nghiệp, nông dân và nông thôn" đã nêu một cách toàn diện quan điểm của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới. Nghị quyết khẳng định: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò to lớn, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy, các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nông nghiệp, nông thôn nước ta còn là khu vực giàu tiềm năng cần khai thác một cách có hiệu quả. Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.

Giải quyết vấn đề tam nông không phải chỉ là nhiệm vụ của nông dân, ở khu vực nông thôn mà là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Ngày 28/10/2008 Chính phủ đã ra Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ban hành chương trình hành động của Chính phủ về xây dựng nông nghiệp, nông dân và nông thôn, thống nhất nhận thức, hành động về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Ngày 4/6/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 800/QĐ- TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, với mục tiêu phấn đấu số xã đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2015 là 20% và đến năm 2020 là 50%.

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) Đảng ta khẳng định, xây dựng nông thôn mới là một nhiệm vụ quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ phương hướng, nhiệm vụ của xây dựng NTM đến năm 2020 là: Tiếp tục triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn, giữ gìn và phát huy nét văn hóa bảnsắc của nông thôn Việt Nam.

Như vậy, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Việt Nam là một chương trình phát triển nông thôn tổng hợp, diễn ra trên phạm vi cả nước với gần 10 nghìn xã, trong một thời gian dài từ 2010-2020. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới có mục tiêu chung là xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thực hiện đường lối của Đảng, trong thời gian qua, phong trào xây dựng nông thôn mới đã diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương trên cả nước, thu hút sự tham gia của cả cộng đồng, phát huy được sức mạnh của cả xã hội. Quá trình xây dựng nông thôn mới đã đạt được thành tựu khá toàn diện. Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình giai đoạn 2010-2014 và phương hướng, nhiệm vụ đến năm 2015 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát trình bày tại hội nghị Sơ kết 3 năm “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới” tổ chức tại Hà Nội (ngày 16/5/2014) cho thấy, trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, cả nước đã triển khai thực hiện với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự hưởng ứng và tham gia tích cực của người dân và đã đạt được kết quả bước đầu khả quan. Bộ mặt nông thôn ở nhiều nơi đổi mới, văn minh hơn, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp, hệ thống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố, thu nhập và điều kiện sống của nhân dân được cải thiện và nâng cao.

Với sự cố gắng của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, đến thời điểm này đã có 512 xã đạt chuẩn NTM và hàng trăm xã đạt từ 15-18 tiêu chí, là một khích lệ lớn đối với phong trào xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, tiến độ triển khai xây dựng nông thôn mới còn chậm so với mục tiêu đề ra, phong trào không đồng đều.

Như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã có quan điểm, chủ trương cụ thể về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Sau 3 năm triển khai, chương trình đã đạt được kết quả đáng khích lệ, đầu tư cho nông nghiệp nông thôn tăng, cải thiện cơ sở hạ tầng, các tiêu chí nông thôn mới có sự cải tiện rõ rệt. Đóng góp vào sự thành công đó có vai trò không nhỏ của các phương tiện truyền thông đại chúng, các cơ quan thông tấn báo chí thực hiện công tác tuyên truyền về nông thôn mới, trong đó có sự góp phần quan trọng của Đài Tiếng nói Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) VOV1 vối công tác tuyên truyền chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)