VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN XÂY DỰNG NÔNG THÔN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) VOV1 vối công tác tuyên truyền chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (Trang 31)

mới

Trước hết, phải khẳng định, hoạt động của báo chí là hoạt động chính trị. Bản chất này xuất phát từ đặc điểm, tính chất và mục đích chính trị của thông tin báo chí. Không có một lực lượng cách mạng nào không dùng báo chí để làm phương tiện tuyên truyền cho mục đích, tôn chỉ và tập hợp lực lượng quần chúng.

Bản chất chính trị của báo chí được thể hiện ở các bình diện khác nhau, như tuyên truyền lý tưởng chính trị, quan điểm và đường lối chính trị, tập hợp và tranh thủ lực lượng đồng minh chính trị; cổ vũ hành động và phong trào chính trị; tổ chức nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách; tuyên truyền cổ vũ các chính sách và nhiệm vụ đối nội, đối ngoại… Nói cách khác, bản chất chính trị của báo chí thể hiện việc báo chí phục vụ chính sách đối nội và chính sách đối ngoại, đáp ứng yêu cầu cụ thể của Đảng và Nhà nước. [14, tr 96]

Dù ở thời điểm nào, lĩnh vực nào, báo chí luôn có vai trò quan trọng trong việc đưa những quyết sách, chủ trương, đường lối vào cuộc sống và phản ánh một cách trung thực đời sống, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội. Cùng với các vấn đề khác, đề tài nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn chiếm tỷ lệ lớn về nội dung tuyên truyền của báo chí Việt Nam. Đặc biệt, trong 3 năm trở lại đây, đề tài xây dựng NTM được báo chí khai thác khá mạnh. Đó không chỉ là thực hiện

theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước mà còn là phản ánh hiện thực đang diễn ra trong đời sống xã hội. Báo chí tuyên truyền về xây dựng NTM ở những khía cạnh sau:

Báo chí tuyên truyền, định hướng người dân hiểu và làm theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Báo chí tuyên truyền để người dân nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí và trách nhiệm của cộng đồng để chung sức xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Xây dựng nông thôn mới là chủ trương mới của Đảng và Nhà nước nhằm tạo sự đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Mục tiêu của xây dựng nông thôn mới là làm cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Báo chí với chức năng tư tưởng, xung kích đi đầu tuyên truyền đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới đến với người dân.

Không chỉ làm tốt nhiệm vụ giới thiệu, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, bên cạnh đó, báo chí còn luôn theo sát quá trình triển khai xây dựng NTM, nhằm góp phần từng bước đưa chính sách đi vào thực tế, phát huy hiệu quả tích cực, đem lại lợi ích cho người dân. Báo chí phát hiện và biểu dương những nhân tố mới, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng đất nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác tuyên truyền. Chỉ có báo chí mới có thể chuyển tải một cách sinh động tới người dân trên khắp cả nước những kết quả xây dựng nông thôn mới, những tấm gương sản xuất kinh doanh giỏi, tích cực tham gia phong trào chung tại địa phương. Đó là sự động viên, khích lệ các địa phương cùng phấn đấu thực hiện các mục tiêu của xây dựng nông thôn mới.

Cùng với việc phản ánh không khí thi đua sôi nổi, những tín hiệu tích cực, những mô hình thành công, bài học kinh nghiệm, báo chí cũng đã phản ánh những hạn chế, vướng mắc còn tồn tại, từ đó nêu hướng giải quyết cho một số vấn đề phát sinh trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Việc làm đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ giúp các địa phương sớm khắc phục khó khăn, giải quyết vướng mắc trong công tác xóa đói giảm nghèo, chủ động phòng tránh mà còn đưa ra những kiến nghị, đề xuất cách giải quyết thiết thực. Đây cũng được coi là phần nội dung

Trong thời gian tới, báo chí phải đưa ra những điểm mới và khác của chương trình nông thôn mới giai đoạn này so với các giai đoạn trước. Để tuyên truyền được thật tốt những điểm mới đó, báo chí phải phân tích hiệu quả của các chương trình nông nghiệp đang được triển khai thực hiện. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và cách làm hay cho giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, cần có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan báo chí và sự hợp tác trong cách thức tuyên truyền để đạt được hiệu quả cao nhất. Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, làm sao để nông dân thực sự làm chủ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn, đó là một trong những niệm vụ nặng nề của các cơ quan báo chí trong thời gian tới. Đồng thời, các cơ quan báo chí cũng là kênh thông tin cầu nối giữa Đảng và nhân dân, cùng nhau hướng tới thực hiện được các mục tiêu Chương trình xây dựng nông thôn mới đã đặt ra.

Tiểu kết chương 1

Như vậy có thể thấy, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một trong những chương trình quan trọng của Đảng và Nhà nước ta đề ra nhằm xây dựng nông thôn ngày càng phát triển văn minh, hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Trong xây dựng nông thôn mới, công tác tuyên truyền có vai trò vô cùng quan trọng để mọi người dân hiểu về mục đích tốt đẹp của chương trình và cùng làm theo, chung tay xây dựng nông thôn mới.

Đồng thời, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cũng được coi là một trong những nội dung quan trọng được tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nói chung và Đài TNVN nói riêng. Nhiều cơ quan báo chí mở những chuyên mục riêng, tuyên truyền chuyên sâu về những kết quả đạt được cũng như những khó khăn, vướng mắc, những bất cập nảy sinh trong quá trình thực hiện chủ trương này. Công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng đã góp phần không nhỏ vào những thành công của xây dựng nôn thôn mới và sự phát triển chung của nông thôn Việt Nam.

Kết thúc chương 1, tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận về tuyên truyền xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, phản ánh những quan điểm, đường lối chủ trương,

chính sách của Đảng, Nhà nước về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới. Đây là cơ sở để có cái nhìn toàn diện về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và tuyên truyền xây dựng nông thôn mới trên báo chí hiện nay. Tuy nhiên, để làm rõ thêm công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới trên VOV1 đang diễn ra như thế nào, vấn đề này sẽ được phân tích ở chương 2 của luận văn: Thực trạng về công tác tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên VOV1.

Thành lập cách đây gần 70 năm, Đài Tiếng nói Việt Nam với lợi thế độ phủ sóng rộng và nhiều kênh, hệ phát sóng khác nhau, góp phần đắc lực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đặc biệt trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, nghiên cứu VOV1 với công tác tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để tìm hiểu thực trạng tuyên truyền nông thôn mới và đưa ra những kiến nghị nâng cao chất lượng thông tin tuyên truyền nông thôn mới trong thời gian tới là một tất yếu khách quan. Những nội dung này tác giả sẽ lần lượt trình bày trong các phần tiếp theo của luận văn.

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN “CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN

MỚI” TRÊN VOV1

2.1 Vài nét về VOV1 và các chương trình có nội dung tuyên truyền xây dựng nông thôn mới

2.1.1 Vài nét về VOV1

Hệ VOV1 chính thức phát sóng ngày 7/9/2003, trên tần số quen thuộc AM 675Mhz và FM100Mhz. Đây là Hệ kế thừa từ hệ Chương trình phát thanh đối nội, hình thành từ khi Đài TNVN được thành lập. VOV1 có các chương trình phát thanh quan trọng như chương trình Thời sự, các chuyên trình chuyên đề về kinh tế, chính sách và cuộc sống, văn học nghệ thuật,... Các chương trình trên VOV1 được phát sóng trong thời gian từ 4h45 phút đến 24 giờ hàng ngày và là hệ “Mở”.

VOV1 có chức năng thông tin, tuyên truyền cho bạn nghe đài về các sự kiện chính trị xã hội quan trọng của đất nước, đường lối, chủ trương, chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước; phản ánh tổng hợp những vấn đề thời sự kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế, góp phần nâng cao kiến thức và định hướng dư luận. Hầu hết các vấn đề thời sự trong nước và quốc tế nóng bỏng đều được phản ánh trên Hệ VOV1 đầy đủ, sắc sảo và đa dạng thông qua hàng loạt tin, bài. Một trong những tiêu chí của Hệ VOV1 là nhanh và trực tiếp. Hệ VOV1 cấu tạo theo từng cụm chương trình, theo từng vấn đề và ưu thế hàng đầu là đảm bảo thông tin nhanh nhất, mới nhất các sự kiện, vấn đề, tình huống trong đời sống, bình luận kịp thời, giải đáp những bức xúc của cuộc sống, của thính giả. Ưu thế hơn và cũng là nét bản sắc của hệ là người dẫn chương trình luôn có mặt trực tiếp, thông tin đến thính giả sớm nhất diễn biến của cuộc sống.

Hệ VOV1 đã, đang, tiếp tục gìn giữ và làm tốt hơn các chương trình đã thành thương hiệu của Đài Tiếng nói Việt Nam như: Thời sự, Nông nghiệp nông thôn, Pháp luật đời sống, kinh tế, Theo dòng thời sự, Chính phủ với người dân, Quốc hội với cử tri, Biển đảo Việt Nam… Các chương trình này được nâng cao hơn một bước với những thông tin nóng hổi, gần với các sự kiện thời sự, đồng thời bổ sung làm sâu đậm hơn các sự kiện này. Đây cũng là Hệ có số lượng thính giả nghe nhiều nhất.

Kết quả cuộc điều tra thính giả do Ban thư ký biên tập và thính giả thực hiện đầu tháng 4/2009 (với số phiếu phát ra là 3000 phiếu, thu về 2.931 phiếu) ở 17 tỉnh đại diện cho 8 khu vực trong cả nước là: Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, Nam trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy: Số lượng người thường xuyên nghe hệ VOV1 đạt 69,3%. Trong khi đó, tỷ lệ thường xuyên nghe hệ VOV2 chỉ là 25% và hệ VOV3 là 30,5%. [36, tr 33]

Theo kết quả khảo sát của tác giả, trả lời câu hỏi quý vị có thường xuyên nghe các chương trình trên VOV1 không? có 70% người được hỏi cho biết thường xuyên nghe các chương trình trên VOV1, 20% cho biết thi thoảng nghe và 10% cho biết ít khi nghe.

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ người nghe chương trình VOV1

(Nguồn: Số liê ôu điều tra – khảo sát của tác giả Luâ ôn văn năm 2014)

Với tỷ lệ này cho thấy, lượng thính giả quan tâm đến các chương trình trên VOV1 là rất lớn. Đây là lợi thế của VOV1 trong công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới và nâng cao chất lượng các chương trình trên VOV1 để đáp ứng nhu cầu của thính giả là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

2.1.2 Các chương trình tuyên truyền xây dựng nông thôn mới

Hiện nay, có khoảng 30 chương trình đang được phát sóng trên VOV1, qua khảo sát cho thấy, có 5 chương trình thường xuyên phát sóng nội dung tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là: Nông nghiệp và nông thôn, Thời sự, Chính phủ với người dân, Pháp luật và đời sống, Theo dòng thời sự.

vẫn là chương trình có nhiều tin bài tuyên truyền về nông thôn mới nhất với 65%; Chương trình thời sự 28%; chương trình Pháp luật và đời sống 2%; chương trình Chính phủ với người dân 3%; chương trình Theo dòng thời sự 2%. Từ số liệu trên, có được biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.2 : Tỷ lệ tin, bài về NTM qua các chương trình trên VOV1

(Nguồn: Số liê ôu điều tra – khảo sát của tác giả Luâ ôn văn năm 2014)

Nông nghiệp và nông thôn là chương trình có nhiều thời lượng cho đề tài xây dựng nông thôn mới nhất, bởi đây là chương trình hướng tới đối tượng người nghe là những người nông dân, sinh sống ở nông thôn. Và người nông dân cũng chính là chủ thể của chương trình xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, tỷ lệ này cũng là hợp lý.

2.1.2.1 Chương trình Nông nghiệp và nông thôn

Chương trình Nông nghiệp và nông thôn phát sóng từ 5h40-5h50 (phát lại: 16h05 đến 16h15; 22h40 đến 22h50). Đây là chương trình chuyên đề, hướng tới đối tượng người nghe là nông dân - đối tượng thính giả quan trọng và đông đảo nhất của Đài TNVN. Chương trình do phòng Nông nghiệp sản xuất. Từ ngày 1/1/2009, Chương trình Nông nghiệp và nông thôn không có sự cố định các tiết mục trong chương trình mà làm theo hướng mở, đề cập những vấn đề đang được dư luận và người dân quan tâm nhất. Chương trình có một số chuyên mục như: Xây dựng nông thôn mới, Nhà nông tính chuyện làm ăn, Nhà nông cần biết, Từ làng ra thế giới; Điểm thư trong tuần (Chủ nhật)…

Chương trình Nông nghiệp và nông thôn phản ánh những sự kiện, vấn đề đang diễn ra trong đời sống hàng ngày của người nông dân và nông thôn Việt Nam. Đó là việc đưa những chính sách về nông nghiệp và nông thôn vào đời sống, những thông

tin về khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm; phổ biến những kinh nghiệm, mô hình và gương làm ăn giỏi; những vấn đề nảy sinh trong đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn; tâm tư nguyện vọng của người nông dân… Chương trình nêu các vấn đề đáng quan tâm khác như: Hướng xây dựng nông thôn mới ở nước ta; Nêu ưu tiên triển khai gói kích cầu của Chính phủ cho nông nghiệp, nông thôn các giải pháp đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; Tìm chỗ đứng cho rau sạch trên thị trường Việt Nam; Hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn…

Vào thứ 3 hàng tuần, trong chương trình Nông nghiệp và nông thôn có chuyên mục xây dựng nông thôn mới được duy trì từ năm 2011 đến nay, đã phản ánh khá sâu rộng về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trong chuyên mục này, không chỉ có những bài phản ánh chủ trương, đường hướng chỉ đạo của Ban chỉ đạo quốc gia xây dựng nông thôn mới, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mà còn là những phóng sự, câu chuyện sinh động, mang hơi thở cuộc sống về sự hưởng ứng, đóng góp tích cực của người dân khắp các vùng miền trong cả nước để xây dựng nông thôn mới nhanh chóng đạt được thành công. Đây là một trong những chương trình đón nhận được sự quan tâm của đông đảo thính giả và được thính giả đánh giá cao.

Với đối tượng công chúng hướng tới chủ yếu là người nông dân, chương trình nông nghiệp và nông thôn có điểm mạnh là được phát sóng vào thời gian người nông dân dễ dàng tiếp nhận thông tin nhất, đó là vào sáng sớm. Đây là chương trình chuyên về nông nghiệp, nông thôn nên có nhiều thời lượng giành cho tin, bài về đề tài nông thôn mới.

2.1.2.2 Chương trình Thời sự

Chương trình Thời sự được coi là điểm nhấn quan trọng trong toàn bộ Hệ Thời sự chính trị tổng hợp (VOV1) và được người nghe quan tâm đặc biệt. Từ khi thành lập cho đến nay, chương trình Thời sự luôn bắt đầu sau tín hiệu báo giờ và nhạc hiệu của Đài TNVN. Vì vậy, chương trình Thời sự được coi là “trang nhất” của Đài TNVN. Giờ phát sóng cũng được ưu tiên vào những “giờ vàng” với phát thanh. Thời gian phát sóng cũng phù hợp với tâm lý của người nghe đài và ổn định

từ ngày phát sóng đầu tiên đến nay, các chương trình Thời sự có thời lượng 30 và 45 phút. [17, tr 223]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) VOV1 vối công tác tuyên truyền chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)