Khái quát địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã nghĩa thái, huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 38 - 40)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.1.Khái quát địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên của địa bàn nghiên cứu

Nghĩa Thái là xã thuộc huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Là xã đồng bằng, được Unesco vinh danh cùng 5 xã, thị trấn nằm ở cực nam của huyện Nghĩa Hưng trở thành các địa danh thuộc khu dự trữ sinh quyển châu thổ Sông Hồng. Với diện tích của xã là 8,84km2, mật độ dân số của xã Nghĩa Thái tương đương với 9.550 người. Xã Nghĩa Thái nằm giữa hai dòng sông Đào và sông Ninh Cơ, phía đông có đường tỉnh lộ 55, phía bắc giáp xã Nghĩa Thịnh, phía Nam giáp xã Nghĩa Thuỷ. Vị trí xã nằm gần vùng tiếp giáp với cửa sông Ninh Cơ là các bãi cát, các đụn cát và đầm nước mặn cùng các ruộng muối.

Nghĩa Thái là một xã thuộc huyện Nghĩa Hưng – huyện thuần nhất đồng bằng ven biển cùng điều kiện tự nhiên rất thuận tiện về giao thông đường bộ, đường thuỷ và hệ thống thuỷ lợi. Do đó, Nghĩa Thái trở thành xã thuận lợi phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng, đặc biệt thuận tiện cho việc tưới, tiêu cho trồng lúa và chăn nuôi kết hợp một số nghề phụ khác.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - văn hoá – xã hội của địa bàn nghiên cứu

Về phương diện kinh tế, xã Nghĩa Thái có nền kinh tế địa phương ổn định và có xu hướng phát triển chỉ tiêu theo hằng năm. Cơ cấu kinh tế của xã Nghĩa Thái tập trung vào các ngành nghề Nông nghiệp chiếm 75% - bao gồm trồng lúa, khoai, lạc, và chăn nuôi gia súc như vịt, lợn. Ngành công nghiệp chiếm 15% và riêng ngành nghề đánh bắt, chế biến hải sản và vận tải đường sông tuy chỉ chiếm 10% nhưng cũng là một tiềm năng kinh tế mới của xã. Chính vì đặc thù cơ cấu kinh tế, xã Nghĩa Thái hiện nay có tổng diện tích trồng lúa là 720 ha, rất thuận lợi cho việc trồng lúa nước và chăn nuôi gia súc với năng suất trên 7 tấn/1 ha một năm. Theo kết quả thống kê năm 2017: Số

thóc tổng xã Nghĩa Thái thu được một năm là 6.480.000 tấn, số lượng chăn nuôi gia súc là 155.000 tấn. Về vận tải đường sông của xã là 6.500.000 tấn/ hằng năm. Trong đó, thu nhập bình quân đầu người của xã Nghĩa Thái là 31.000.000 đồng/người/năm. Có thể thấy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, chính quyền xã Nghĩa Thái đã vươn lên làm chủ về mọi mặt để trở thành một trong những huyện giàu mạnh, thúc đẩy kinh tế phồn thịnh cho đời sống nhân dân ngày một ấm no, sung túc, bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần xây dựng xã ngày càng giàu mạnh và văn minh.

Về khía cạnh văn hoá - xã hội, Nghĩa Thái là xã có truyền thống cách mạng luôn luôn chấp hành, thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Qua các dấu mốc lịch sự, xã Nghĩa Thái đẩy mạnh xây dựng hình ảnh nông thôn mới với 19 tiêu chí đã đạt được bao gồm việc trở thành một xã văn hoá tốt của địa phương, xây dựng các nhà văn hoá theo cụm cư dân để mọi người dân sinh hoạt, hội họp và tập luyện sức khoẻ…

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được, nhìn chung ở xã Nghĩa Thái, dân trí vẫn còn thấp và trình độ phát triển không đều. Hiện nay, vẫn còn tồn tại nhiều tư tưởng, hủ tục lạc hậu, hay định kiến giới ở xã Nghĩa Thái như “tư tưởng trọng nam khinh nữ” trong xã hội, quan điểm “nam trưởng, nữ phó”, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của đời sống nhân dân, đặc biệt là đối tượng phụ nữ tại xã. Có thể thấy, họ vẫn chịu thiệt thòi về nhiều mặt và phải chịu sự bất bình đẳng nam nữ trong đời sống gia đình và xã hội.

Một số đặc điểm của Uỷ ban nhân dân xã Nghĩa Thái:

Uỷ ban nhân dân xã Nghĩa Thái có tổng số cán bộ là 31 người, trong đó chuyên trách, công chức là 16 người; cán bộ không chuyên trách là 15 người. Cụ thể về bộ phận công chức và chính quyền xã bao gồm 01 bí thư Đảng bộ xã, 01 phó bí thư đảng bộ xã, 01 cán bộ văn phòng đảng uỷ xã, 01 chủ tịch xã và 02 phó chủ tịch xã. Trong đó, một phó chủ tịch xã đại diện cho phương diện nội chính kinh tế, văn hoá- xã hội và một phó chủ tịch xã đại diện, chịu

trách nhiệm cho hệ thống pháp lý. Về bộ phận giúp việc, hỗ trợ cho chính quyền xã bao gồm 01 đồng chí phụ trách văn phòng uỷ ban, 01 trưởng công an xã, 01 xã đội trưởng chịu trách nhiệm quản lý quân số của xã, 01 bí thư đoàn thanh niên, 01 đồng chí phụ trách hội trưởng phụ nữ. Bên cạnh, xã còn có 01 đồng chí Chủ tịch Hội đồng Nhân Dân, 01 Chủ tịch hội cựu Chiến Binh, 01 đồng chí phụ trách mảng Lao động Thương Binh và Xã Hội và 01 đồng chí ban tài chính xã quản lý tài chính, nguồn thu/chi ngân sách của xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã nghĩa thái, huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 38 - 40)