Hậu quả của việc phụ nữbị bạo lực gia đình tại địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã nghĩa thái, huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 58 - 61)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.2.3.Hậu quả của việc phụ nữbị bạo lực gia đình tại địa bàn nghiên cứu

2.2. Thực trạng phụ nữbị bạo lực gia đình tại xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng,

2.2.3.Hậu quả của việc phụ nữbị bạo lực gia đình tại địa bàn nghiên cứu

nghiên cứu

Bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định không chỉ gây nguy cơ tan vỡ hạnh phúc gia đình mà còn để lại những hậu quả hết sức nặng nề đến sự an toàn, sức khoẻ và thể chất của người phụ nữ. Dựa trên số liệu thống kê khảo sát về hậu quả của bạo lực gia đình cho thấy có 98,2% phụ nữ bị bạo lực nhận định bạo lực gia đình gây thiệt hại về mặt thể chất. Điều này thể hiện những hành vi bạo lực gia đình tuỳ theo mức độ khác nhau đều ảnh hưởng đến sức khoẻ của người phụ nữ, gây đau đớn, bị tổn thương thực thể từ nhẹ như bầm tím, xây xước tới nặng hơn như thương tích làm suy giảm khả năng lao động hoặc có thể bị khuyết tật suốt đời, thậm chí dẫn tới tử vong. Bên cạnh đó, vẫn có nhiều trường hợp phụ nữ bị ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản do bạo lực tình dục gây nên như mang thai ngoài ý muốn, bị các bệnh hay biến chứng sản khoa, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Kết quả phỏng vấn sâu với chị T.H.T (46 tuổi) là phụ nữ bị bạo lực gia đình tại địa phương cho biết: “Tôi sợ lắm. Tôi thường xuyên bị chồng đánh đập, thậm chí là bóp cổ khi xảy ra mâu thuẫn. Mỗi lần như thế, người tôi đầy vết bầm tím, ăn cũng không ăn được cô ạ. Cứ bị buồn nôn thôi. Đấy cô xem, tôi đau đớn lắm”. Trường hợp của chị T chỉ là một trong số những trường hợp phụ nữ bị bạo lực thể chất diễn ra tại địa phương. Dù là hình thức bạo lực nào cũng huỷ hoại đến sức khoẻ về thể chất của người phụ nữ trong cuộc sống.

Hậu quả về tinh thần

Về mặt tinh thần, phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng thường xuyên bị xúc phạm về danh dự và nhân phẩm. Hậu quả của nó thường dai dẳng hơn nhiều so với hậu quả về thể chất. Trên thực tế, những tổn thương về mặt sức khoẻ của người phụ nữ có thể được cải thiện qua can thiệp y tế nhưng những tổn thương về tinh thần cần phải được hỗ trợ trong thời gian dài. Bạo lực gia đình nói chung, hình thức bạo lực tinh thần nói riêng đều khiến phụ nữ rơi vào tâm trạng bi quan, chán nản, luôn ám ảnh

bị bạo lực hay lo lắng, cảm thấy căng thẳng và tuyệt vọng trong cuộc sống. Tuỳ thuộc vào mức độ tổn thương tâm lý mà phụ nữ có những rối loạn tâm lý khác nhau như trầm uất, hoang tưởng, gặp khó khăn trong sinh hoạt và chăm sóc giáo dục con cái, thậm chí là nghĩ đến cái chết để tự giải thoát cho bản thân. Kết quả phỏng vấn sâu với chị T.P.L (28 tuổi) là phụ nữ bị bạo lực gia đình tại địa phương chia sẻ: “Sau khi bị chồng chửi đánh và lăng mạ, tôi cảm thấy mình bị tổn thương và chỉ nghĩ đến cái chết. Cũng may lúc đó được sự trợ giúp của nhân viên công tác xã hội nên tâm lý của tôi cũng được giải toả phần nào”. Cộng tác viên công tác xã hội (nhân viên công tác xã hội bán chuyên) tại địa phương trong hai năm trở lại đây đều cho rằng bạo lực gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tinh thần của người phụ nữ.

Hậu quả đối với gia đình, kinh tế

Ngoài những hậu quả về mặt thể chất và tinh thần đã nêu trên, bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại xã Nghĩa Thái còn đe doạ đến hạnh phúc gia đình hay suy giảm sự bền vững của gia đình như ly thân, ly hôn. Việc ly hôn hay tình trạng bạo lực gia đình vẫn diễn ra không chỉ khiến cuộc sống hôn nhân trở nên bất hoà, mất ổn định mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ em. Trẻ em thường xuyên chứng kiến bạo lực gia đình dễ trở nên sợ hãi, khủng hoảng, khép mình hoặc có xu hướng bạo lực trong tương lai, bạo lực với người khác trong trường học, hàng xóm. Bạo lực gia đình còn có tác động xấu đến nhân cách, đạo đức, giảm khả năng chú ý và kết quả học tập của các em. Kết quả phỏng vấn sâu chị V.H.M (40 tuổi) là đối tượng bị bạo lực gia đình tại địa phương chia sẻ: “Theo tôi thì bạo lực gia đình xảy ra sẽ gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc, đặc biệt là nhà tôi. Khi bạo lực xảy ra và đến một lúc nào đó người phụ nữ cảm thấy không chịu được nữa dẫn đến ly hôn. Điều đó đe doạ đến hạnh phúc của gia đình và người chịu khổ nhất theo tôi là con cái. Chúng không được sống trong một gia đình trọn vẹn”. Hay như chia sẻ của chị Đ.T.V (38 tuổi) cũng là phụ nữ bị bạo hành gia đình tại xã: “Với tôi, bạo lực gia đình không chỉ gây ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình mà còn

ảnh hưởng tới các thế hệ như con cháu mình. Nó sẽ ảnh hưởng tới tính cách của chúng khi chứng kiến bạo lực của ông bà, bố mẹ chúng”.

Bên cạnh đó, bạo lực gia đình cũng gây thiệt hại kinh tế như không có thu nhập do giảm hoặc mất khả năng lao động từ phía nạn nhân, phải chi trả các chi phí điều trị và phục hồi sức khoẻ thể chất và tinh thần cho người phụ nữ.

Hậu quả đến sự phát triển văn hoá – xã hội

Ở khía cạnh văn hoá – xã hội, thực trạng bạo lực gia đình đối với người phụ nữ tại xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định làm giảm sự đóng góp của nạn nhân cho xã hội, gây mất trật tự địa phương và gia tăng nguy cơ những hành vi lệch chuẩn, tội phạm trong xã hội. Số liệu thống kê khảo sát chỉ ra có 64,1% khách thể phụ nữ lựa chọn, trong khi đó phần lớn các cộng tác viên công tác xã hội (nhân viên công tác xã hội bán chuyên) tại địa phương lại cho rằng vấn nạn bạo lực để lại nhiều hậu quả ảnh hưởng đến sự phát triển văn hoá – xã hội. Theo như chia sẻ của cán bộ hội phụ nữ xã – cộng tác viên công tác xã hội (nhân viên công tác xã hội bán chuyên) tại địa phương chị N.B.A (45 tuổi) cho biết “Bạo lực gia đình còn gây áp lực đối với hệ thống y tế như kế hoạch hoá gia đình, công tác phòng chống các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, kiểm soát mất cân bằng giới khi sinh và nỗ lực phòng chống sự bất bình đẳng giới trong xã hội. Bạo lực gia đình nếu không được xử lý triệt để, xã hội sẽ chấp nhận và dung túng cho nó. Điều này sẽ là mầm mống phát sinh tội phạm, bạo lực gia đình diễn ra tràn lan, đặc biệt làm ảnh hưởng đến sự phát triển văn hoá - xã hội của xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng cũng như cả nước ta”.

2.3. Hỗ trợ can thiệp của cộng tác viên công tác xã hội (nhân viên công tác xã hội bán chuyên) với phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã Nghĩa Thái,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã nghĩa thái, huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 58 - 61)