Hỗ trợ can thiệp củacộng tác viên công tác xã hội (nhân viên công tác xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã nghĩa thái, huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 61)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.3.Hỗ trợ can thiệp củacộng tác viên công tác xã hội (nhân viên công tác xã hộ

huyện Nghĩa Hƣng, tỉnh Nam Định

Dựa trên kết quả khảo sát của phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định cho thấy việc hỗ trợ, can thiệp kịp

thời của cộng tác viên công tác xã hội (nhân viên công tác xã hội bán chuyên)

đối với phụ nữ được lựa chọn ở mức độ hiệu quả đến rất hiệu quả. Thể hiện qua khía cạnh nhận thức được tầm quan trọng và hậu quả của bạo lực gia đình mà bất kể bạo lực gia đình diễn ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào chỉ cần có thông tin báo cáo tới chính quyền hay cơ quan địa phương, cán bộ cộng tác viên công tác xã hội (nhân viên công tác xã hội bán chuyên) sẽ được lập tức chỉ đạo, điều động đến ngay nơi xảy ra bạo lực nhằm can thiệp và hỗ trợ phụ nữ một cách nhanh chóng và tối ưu nhất. Tại nơi xảy ra bạo lực gia đình nếu cộng tác viên công tác xã hội (nhân viên công tác xã hội bán chuyên) nào ở gần đó, họ luôn sẵn sàng có mặt kịp thời, mục đích gây ra cản trở hoặc chấm dứt tình trạng bạo lực và chờ sự giúp đỡ từ chính quyền địa phương. Kết quả phỏng vấn sâu với chị N.B.A (45 tuổi) là công tác viên công tác xã hội (nhân viên công tác xã hội bán chuyên) tại địa phương chia sẻ: “Theo tôi, hiệu quả trong việc hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực gia đình tại địa phương đạt 100%. Chúng tôi luôn túc trực, sẵn sàng can thiệp và trợ giúp phụ nữ ngay khi nhận được thông báo về tình trạng bạo lực diễn ra. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng luôn tạo điều kiện hỗ trợ cho chúng tôi phát huy nỗ lực, có trách nhiệm trong những nhiệm vụ, vai trò tác nghiệp cụ thể để trợ giúp phụ nữ kịp thời và có hiệu quả”.

Có thể thấy, đội ngũ cán bộ cộng tác viên công tác xã hội (nhân viên công tác xã hội bán chuyên) đã và đang nỗ lực hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trong suốt thời gian qua. Và vai trò của cộng tác viên công tác xã hội (nhân viên công tác xã hội bán chuyên) được thể hiện qua các hoạt động hỗ trợ can thiệp đối với nạn nhân. Để có thể hiểu rõ hơn về hoạt động hỗ trợ can thiệp của cộng tác viên công tác xã hội (nhân viên công tác xã hội bán chuyên) đối với khách thể tại địa phương giai đoạn 2017 - 2018, sau đây là số liệu thống kê của bảng hỏi đã được khảo sát với nhóm khách thể là phụ nữ bị bạo lực gia đình:

STT

Các hoạt động Điểm TB Mức độ

1

Nhiệt tình, động viên chia sẻ, hoà giải mâu thuẫn/tranh chấp, tư vấn về gia đình, tham vấn tâm lý.

4.80 Cao

2

Cung cấp dịch vụ xã hội, trợ giúp pháp lý, nâng cao năng lực và kỹ năng sống, ứng phó với tình huống bạo lực gia đình.

4.20 Cao

3

Phổ biến chính sách, hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực gia đình được hưởng hệ thống chính sách nhà nước.

3.50 Trung bình

4

Kết nối nạn nhân tới các nguồn lực trong xã hội nhằm giải quyết vấn đề/hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ hoà nhập cộng đồng.

3.20 Trung bình

5

Vận động, truyền thông giáo dục việc phòng, chống bạo lực gia đình, nâng cao hiểu biết về pháp luật, Luật hôn nhân và gia đình, Luật bình đẳng giới, Luật phòng, chống bạo lực gia đình…

3.90 Cao

6

Nâng cao nhận thức, năng lực, trang bị những kỹ năng sống để phụ nữ bị bạo lực gia đình biết cách giải quyết các mâu thuẫn và mối quan hệ gia đình, hỗ trợ hoà nhập cộng đồng.

Ghi chú: Mức thấp: 1≤ < 3.05; Mức trung bình: 3.05 ≤ < 3.79; Mức cao:3.79 ≤ ≤ 5. Bảng 2.5: Hiệu quả hỗ trợ can thiệp của cộng tác viên công tác xã hội (nhân viên công tác xã hội

bán chuyên) với phụ nữ bị bạo lực gia đình tại địa phương

Số liệu thống kê ở bảng 2.5 cho thấy, tất cả khách thể phụ nữ bị bạo lực gia đình tại địa phương đều cho rằng cộng tác viên công tác xã hội (nhân viên công tác xã hội bán chuyên) đã và đang hỗ trợ can thiệp có hiệu quả. Cụ thể, đối với hoạt động nhiệt tình, động viên chia sẻ, hoà giải mâu thuẫn, tư vấn về gia đình và tham vấn tâm lý, các khách thể đánh giá hiệu quả hỗ trợ của cộng tác viên công tác xã hội (nhân viên công tác xã hội bán chuyên) chiếm số điểm trung bình cao nhất (ĐTB=4.80; Mức độ cao). Các khách thể cho biết đây cũng là hoạt động hỗ trợ can thiệp đầu tiên được cộng tác viên công tác xã hội (nhân viên công tác xã hội bán chuyên) trợ giúp khi bạo lực gia đình diễn ra tại địa phương. Bên cạnh đó, sự có mặt kịp thời của cộng tác viên công tác xã hội (nhân viên công tác xã hội bán chuyên); can thiệp hoặc ngăn ngừa tình trạng bạo lực; nhiệt tình, động viên chia sẻ, trấn an tâm lý giúp người phụ nữ cảm thấy an toàn, giảm thiểu được những hậu quả không mong muốn xảy ra. Có thể thấy, hoạt động này phần nào khái quát được vai trò tư vấn, tham vấn và vai trò hoà giải của cộng tác viên công tác xã hội (nhân viên công tác xã hội bán chuyên) trong tiến trình trợ giúp thân chủ giải quyết vấn đề bạo lực.

Hoạt động thứ hai là cung cấp dịch vụ xã hội, trợ giúp pháp lý, nâng cao năng lực và kỹ năng sống, ứng phó với tình huống bạo lực gia đình. Đây là một trong những hoạt động mà cộng tác viên công tác xã hội (nhân viên công tác xã hội bán chuyên) tại xã Nghĩa Thái sẽ triển khai khi thực hiện vai trò là người trợ giúp pháp lý cho đối tượng. Nhìn chung, điểm trung bình và mức độ đánh giá cho hoạt động này của nhóm khách thể đạt cấp độ cao. Thể hiện việc cung cấp và hỗ trợ các dịch vụ xã hội, trợ giúp pháp lý; tổ chức tuyên truyền và tập huấn năng cao năng lực và kỹ năng ứng phó với tình huống bạo lực cho đối tượng phụ nữ diễn ra thường xuyên và có hiệu quả. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra ở hoạt động số 6, chính quyền địa phương

thực hiện các buổi toạ đàm, thảo luận nhằm nâng cao nhận thức của người phụ nữ. Bên cạnh việc, hướng dẫn và tập huấn kỹ năng ứng phó với tình huống bạo lực, đối tượng phụ nữ còn được trang bị những kỹ năng sống để họ có khả năng tự giải quyết mâu thuẫn và điều hoà các mối quan hệ trong gia đình. Đối với trường hợp, sau khi bị bạo lực gia đình, người phụ nữ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, chưa thể tiếp tục sinh hoạt và làm việc trở lại, họ sẽ được cộng tác viên công tác xã hội (nhân viên công tác xã hội bán chuyên) và chính quyền địa phương hỗ trợ hoà nhập cộng đồng. Hoạt động trên được thể hiện qua điểm trung bình đạt 4.10, chiếm mức độ cao.

Có thể thấy, vận động, truyền thông giáo dục trong việc phòng, chống bạo lực gia đình, nâng cao hiểu biết về pháp luật cho đối tượng phụ nữ là một trong những hoạt động quan trọng và cần thiết được thực hiện tại mỗi địa phương (điểm trung bình 3.90; mức độ cao). Kết quả phỏng vấn sâu của chị

L.H.N (28 tuổi) là cộng tác viên công tác xã hội (nhân viên công tác xã hội bán chuyên) tại địa phương cho biết: “Chính quyền địa phương thường xuyên truyền thông và tích cực hơn nữa trong công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao các kiến thức về pháp luật, về quyền phụ nữ, về sức khoẻ sinh sản và quyền bình đẳng giới, các luật liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như loa truyền thanh của xã, ấn phẩm cuốn sách nhỏ, tờ rơi. Tăng cường các buổi toạ đàm, hướng dẫn và tập huấn kỹ năng ứng phó và tự vệ đối với bạo lực gia đình cho phụ nữ tại địa phương”. Đồng thời, đây cũng là vai trò giáo dục của cộng tác viên công tác xã hội (nhân viên công tác xã hội bán chuyên) trong trợ giúp phụ nữ bị bạo lực gia đình. Hoạt động giáo dục, cung cấp kiến thức về pháp luật như Luật hôn nhân và gia đình, Luật bình đẳng giới, Luật phòng, chống bạo lực gia đình giúp hình thành và cải thiện nền tảng nhận thức pháp luật vẫn còn đang khá mơ hồ của đối tượng phụ nữ. Khi họ vốn được xem là người yếu thế nhưng không dám, không chịu tố cáo hành vi bạo lực hay bị xâm phạm đến quyền con người, thậm chí là băn khoăn không biết tố cáo ở đâu và với ai, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quy trình như thế nào? Tất cả những hạn chế trong hiểu biết là nguy cơ khiến cho bạo lực gia đình có thể xảy ra và trở thành nỗi ám ảnh trong cuộc sống của họ. Nắm bắt được tầm quan trọng của hoạt động số 5 này, chính quyền địa phương triển khai và chỉ đạo mỗi cán bộ đều phải có trách nhiệm vận động, truyền thông giáo dục tại trước, trong và sau tiến trình trợ giúp phụ nữ bị bạo lực gia đình tại địa phương.

Dựa trên kết quả khảo sát ở bảng trên, có hai hoạt động hỗ trợ can thiệp phụ nữ bị bạo lực gia đình được đánh giá ở mức trung bình là hoạt động số 3 và hoạt động số 4. Khách thể là phụ nữ bị bạo lực gia đình tại địa phương đánh giá hoạt động trên tương tự là 3.50 điểm và 3.20 điểm, đạt trung bình. Số liệu thống kê đã phản ánh đúng hiệu quả thực hiện hỗ trợ can thiệp của cộng tác viên công tác xã hội (nhân viên công tác xã hội bán chuyên) đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình tại địa phương. Do đối với địa bàn tại xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam định, mặc dù cộng tác viên công tác xã hội (nhân viên công tác xã hội bán chuyên) thường xuyên phổ biến các chính sách nhằm hỗ trợ phụ nữ. Tuy nhiên, trên thực tế đa số đối tượng đều là những người có công ăn việc làm từ mức khá đến ổn định và không thuộc gia đình chính sách nên bộ phận nhận được sự hỗ trợ của cộng tác viên công tác xã hội (nhân viên công tác xã hội bán chuyên) trong việc kết nối nguồn lực và hưởng hệ thống chính sách nhà nước còn thấp.

Ngoài những kết quả nghiên cứu trên, chính nạn nhân là những phụ nữ bị bạo lực gia đình tại địa phương cũng chia sẻ họ nhận được rất nhiều sự hỗ trợ và can thiệp kịp thời củacộng tác viên công tác xã hội (nhân viên công tác xã hội bán chuyên) với 100% lựa chọn của phụ nữ thể hiện việc hỗ trợ diễn ra hiệu quả.

Khi thực hiện hỗ trợ can thiệp bạo lực gia đình đối với người phụ nữ, cộng tác viên công tác xã hội (nhân viên công tác xã hội bán chuyên) tại xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định tự nhận định hiệu quả hỗ trợ chỉ đạt 70- 100% hiệu quả. Do trong quá trình làm việc, nhiều cộng tác viên

công tác xã hội (nhân viên công tác xã hội bán chuyên) vẫn còn gặp những khó khăn, rào cản như sự cản trở gặp mặt và giúp đỡ giữa họ và phụ nữ đến từ các thành viên, môi trường xung quanh nạn nhân. Định kiến xã hội trong suy nghĩ của người phụ nữ, ràng buộc họ phải cam chịu hay không dám chia sẻ, sợ ảnh hưởng đến nhân phẩm và danh dự của người chồng và gia đình. Cộng tác viên công tác xã hội (nhân viên công tác xã hội bán chuyên) khó tiếp cận, trao đổi với người phụ nữ do đặc điểm, tính chất công việc hay sự khác biệt trong sinh hoạt của họ và nhiều khó khăn khác. Tất cả các khó khăn diễn ra không chỉ ảnh hưởng, làm gián đoạn tiến trình trợ giúp của cộng tác viên công tác xã hội (nhân viên công tác xã hội bán chuyên) mà còn là sự thách thức đòi hỏi họ cần kiên nhẫn, phát huy năng lực, có kế hoạch đối phó và vượt qua rào cản nhằm tiếp cận và trợ giúp phụ nữ bị bạo lực gia đình hiệu quả nhất.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Nội dung ở chương 2 đã khái quát bức tranh toàn cảnh về thực trạng phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Qua đó, đề cập và phân tích đến 4 hình thức bạo lực gia đình đang diễn ravới phụ nữ là bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục và bạo lực kinh tế hoặc lao động. Làm rõ 9 yếu tố dẫn đến bạo lực được chia thành các nhóm nguyên nhân đến từ bản thân người phụ nữ bị bạo lực gia đình; từ phía gia đình và xã hội. Đồng thời, nêu lên các hậu quả mà bạo lực gia đình có thể gây ra không chỉ đối với nạn nhân nói riêng (về thể chất, tinh thần..) mà còn đe doạ đến hạnh phúc gia đình, thậm chí là tác động tiêu cực đến các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ và ảnh hưởng đến sự phát triển văn hoá – xã hội nói chung.

Bên cạnh đó, chương 2 cũng phân tích hoạt động hỗ trợ can thiệp của cộng tác viên công tác xã hội (nhân viên công tác xã hội bán chuyên) với phụ nữ bị bạo lực gia đình tại địa phương trong giai đoạn 2017 – 2018. Kết quả thống kê thực hiện sáu hoạt động hỗ trợ có trợ hiệu quả đã phần nào khái quát được những vai trò của họ trong trợ giúp nạn nhân giải quyết vấn đề bạo lực. Chẳng hạn, hoạt động nhiệt tình, động viên chia sẻ, hoà giải mâu thuẫn/tranh chấp, tư vấn về gia đình, tham vấn tâm lý thể hiện sự có mặt kịp thời của cộng tác viên công tác xã hội (nhân viên công tác xã hội bán chuyên) nhằm can thiệp tình trạng bạo lực, động viên chia sẻ và trấn an tâm lý cho người phụ nữ. Hoạt động này hướng tới việc thực hiện vai trò tư vấn, tham vấn và vai trò hoà giải của cộng tác viên công tác xã hội (nhân viên công tác xã hội bán chuyên) tại địa phương.

Hay như với vai trò là người trợ giúp pháp lý thì cộng tác viên công tác xã hội (nhân viên công tác xã hội bán chuyên) tại xã Nghĩa Thái sẽ thực hiện hỗ trợ can thiệp qua hoạt động thứ hai đã được nêu nhưcung cấp và hỗ trợ các dịch vụ xã hội, trợ giúp pháp lý; tổ chức tuyên truyền và tập huấn năng cao năng lực và kỹ năng ứng phó với tình huống bạo lực. Cùng đó, hoạt động vận

động, truyền thông giáo dục trong việc phòng, chống bạo lực gia đình thể hiện vai trò giáo dục và nhiều hoạt động, vai trò khác…

Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hỗ trợ, can thiệp của cộng tác viên công tác xã hội (nhân viên công tác xã hội bán chuyên) trong trợ giúp phụ nữ bị bạo lực gia đình tại địa phương bao gồm yếu tố khách quan từ phía gia đình, bản thân người phụ nữ bị bạo lực gia đình và môi trường xã hội. Các yếu tố chủ quan như từ phía cộng tác viên công tác xã hội (nhân viên công tác xã hội bán chuyên), những thách thức đòi hỏi về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm cũng như phẩm chất đạo đức trong quá trình hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã Nghĩa Thái, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.

CHƢƠNG 3

THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG TRỢ GIÚP PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI XÃ NGHĨA THÁI,

HUYỆN NGHĨA HƢNG, TỈNH NAM ĐỊNH

3.1. Mô tả, phân tích trƣờng hợp cụ thể và áp dụng tiến trình CTXH cá nhân tại địa phƣơng

Bƣớc 1: Tiếp cận thân chủ

- Mô tả trường hợp bạo lực gia đình: Gia đình anh N.V.P (43 tuổi) và chị T.H.T (46 tuổi). Đây là trường hợp gia đình trung niên, có một thành viên là viên chức.

Chị T có công việc là giáo viên cấp 2, còn anh P sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, không có công ăn việc làm ổn định, thu nhập chính phụ thuộc vào việc lô đề, cá độ bóng đá. Vợ chồng anh chị có ba người con, bao gồm hai con gái và một con trai. Con gái cả đã lấy chồng, có việc làm ổn định và có một em bé.Con trai thứ hai đang theo học năm 3 tại Đại học Bách Khoa và em còn lại đang học lớp 6 tại trường THCS tại xã.

Anh P và chị T sau khi kết hôn, thời gian đầu sống rất hạnh phúc, hoà thuận. Anh chị có ba người con và chung sống cùng bố mẹ chồng. Năm 2010, vợ chồng anh chị bắt đầu xảy ra những mâu thuẫn, lục đục, cãi vã trong gia đình do mẹ chồng mắc căn bệnh tâm lý là trầm cảm và căn bệnh sinh lý tai biến, nên chỉ nằm một chỗ.

Anh P không có công ăn việc làm ổn định, thu nhập chính phụ thuộc vào lô đề, cá độ bóng đá. Thời điểm trên, tình trạng lô đề, cá độ bóng đá của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trợ giúp phụ nữ bị bạo lực gia đình tại xã nghĩa thái, huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 61)