Thờ cúng tổ tiên của người Tày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và những giá trị của nó trong đời sống người việt hiện nay (Trang 49 - 54)

Chương 1 : Tín ngưỡng và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

1.4. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Mường, Tày với tín ngưỡng thờ

1.4.2 Thờ cúng tổ tiên của người Tày

Trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày thì họ cũng có những nét riêng biệt. Trên bàn thờ tổ tiên người Tày đặt ba bát hương. Một bát thờ Đắm (lạc đắm - rễ cọc, thờ gốc - cội nguồn); một bát thờ lộc mệnh (gia phả dòng họ); một bát thờ hàm (các chức sắc của tổ tiên). Vì người Tày theo phụ hệ nên những gia đình đón con rể về “nạp tế” thì có thêm bát hương thứ tư để thờ tổ tiên của người đến làm rể. Dòng họ nào, gia đình nào có người làm thầy Tào, làm Bụt thì cũng có thêm một bát để thờ. Bàn thờ tổ tiên được chủ nhân trang trí đẹp, trang trọng. Đằng sau các bát hương gọi là “chỗ ngồi” thường được chép bằng chữ Nho trên nền giấy đỏ ghi lại lai lịch dịng họ, cơng lao xây đắp của các bậc tiền bối, hoặc những lời giáo huấn khuyên răn con cháu ăn ở hiền lành. Bên trên các bát hương thờ thường là một câu hoành phi, mỗi bên thường có câu đối với ý nghĩa ca ngợi công đức của tổ tiên.

Trong ngày mùng một và ngày rằm, chủ nhà thắp hương lên bàn thờ tổ tiên. Nếu có điều kiện thì bày hoa quả, khơng thì dâng hai chén nước chè ngon. Riêng ba ngày Tết, chủ nhà lấy nồi nước lá bưởi đun sôi đặt dưới bàn thờ, cho miếng gang hoặc miếng sắt nung nóng xuống nồi nước để hơi bưởi xông bàn thờ tổ tiên gọi là “rửa mặt” cho các cụ. Trong ngày tết, ngày lễ, ngày giỗ, đón dâu, làm nhà mới, ngày đi xa, ngày con cháu đi thi, đi học...,

đều thắp hương báo cáo để tổ tiên phù hộ, độ trì gặp điều may mắn. Đặc biệt, ngày 30 tết, chủ nhà thường là đàn ông làm nhiệm vụ sửa sang bàn thờ, quét sạch bụi bẩn, đốt rơm lúa nếp sạch lấy tro bù vào bát hương, cắm lại 1 - 3 chân hương và đặt vào chỗ cũ; lấy nước lá bưởi lau rửa các đồ thờ. Rửa sạch khay, ấm chén rót nước chè đặt bên dưới mỗi bát hương một chén. Trước các bát hương, bày khay ngũ quả vào chính giữa, gồm một nải chuối và các loại quả có hình thù đẹp (kiêng vị đắng, chua, cay); hai bên đặt bánh chưng, bánh khảo, mứt, kẹo... Dựng mỗi bên bàn thờ một cây mía to, lá được buộc túm cụm vào nhau như đầu rồng..., bày trí gọn, đẹp tạo được khơng khí tĩnh lặng và nghiêm trang. Mâm cúng được bày trí cẩn thận, đặt chính giữa là một con gà luộc nằm sấp có cả một số bộ phận phụ tạng đã luộc chín, như: tiết, gan, lịng, mề. Phía đầu mâm để 5 bát ăn cơm, 5 đôi đũa, 5 chén uống rượu, hai bên có cơm canh và các loại thức ăn ngon. Gà cúng thường là gà thiến sạch hay gà trống choai mới biết gáy tự ni mà có, khỏe mạnh, khơng khuyết tật, có màu lơng đỏ, mào đơn thẳng đứng, mỏ vàng, chân vàng.

Trước khi cúng phải thắp hương vào các bát, đặt vàng mã, tiền giấy và quần áo giấy lên bàn thờ nhằm hiến tặng tiền, quần áo cho tổ tiên sử dụng trong tết, đón năm mới. Nếu trong dịng họ có cụ nào trước đây làm thầy Tào, hoặc học hành đỗ đạt cao làm quan thì cắt quần áo bằng giấy đỏ, là đàn ơng thì cắt quần liền áo ngắn, đàn bà thì cắt váy liền áo dài. Chủ nhà tự bày mâm, thắp hương, rót rượu. Sau vài lần rót rượu, khi hương cháy chỉ cịn khoảng 1/3 thì rót rượu lần cuối, rồi đốt hết vàng mã, quần áo giấy để kết thúc lễ cúng. Cúng xong phải duy trì việc thắp hương, bảo đảm đèn sáng liên tục qua đêm giao thừa và ít nhất hết ngày mùng một. Đến ngày mùng ba tết, chuẩn bị mâm cúng, vàng mã, quần áo giấy, hóa vàng như lần cúng ngày 30 tết để kết thúc thờ cúng trong ngày Tết.

Bàn thờ tổ tiên là nơi linh thiêng nhất trong nhà của người Tày, tuyệt đối khơng ai được quay lưng lại phía bàn thờ. Trong làng xóm dẫu có điều gì bất hịa, xung khắc có thể có vài lời nặng nhẹ với nhau nhưng tuyệt đối không ai dám đụng chạm đến tổ tiên của nhau.

Không chỉ riêng thờ cúng tổ tiên của người Mương mà tục thờ cúng tổ tiên của người Tày cũng chứa đựng nhiều giá trị văn hóa đặc sắc làm phong phú kho tàng phong tục tập quán của các dân tộc Việt Nam.

Tiểu kết chương 1

Như vậy, thờ cúng tổ tiên là hiện tượng xã hội xuất hiện từ xa xưa trong lịch sử nhân loại. Đến nay, thờ cúng tổ tiên vẫn có vai trị quan trọng trong đời sống tinh thần của nhiều tộc người trên nhiều quốc gia, nhất là ở Việt Nam, đa số các gia đình đều có bàn thờ tổ tiên. Xét về nguồn gốc, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là đặc trưng của giai đoạn phát triển tương đối muộn trong lịch sử phát triển nhân loại. Nó chỉ phát triển thực sự khi lịch sử loài người chuyển sang giai đoạn thị tộc phụ hệ. Nó xuất hiện khi con người có quan niệm về sự tồn tại bất tử của linh hồn sau khi chết, về với tổ tiên và tổ tiên sẽ che chở cho gia đình thị tộc phụ quyền. Có thể nói, thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng được phổ biến rộng và phát triển ở hầu hết các tộc người đã và đang sinh sống trên đất nước Việt Nam. Nó được thể hiện ở ba cấp độ khác nhau: trong gia đình, dòng họ; trong làng xã và trên phạm vi của cả quốc gia. Tục thờ cúng tổ tiên là một truyền thống tốt đẹp góp phần giáo dục con cháu luôn ghi nhớ công lao dưỡng dục, xây đắp của các bậc tiền nhân; răn dạy con cháu hãy giữ lấy nếp nhà.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có nội dung bình dị và giàu tính thực tiễn, không cực đoan như nhiều tơn giáo khác. Bởi thể nó dễ dàng được thế tục hóa trở thành nếp sống, phong tục, bám rễ sâu trong tiềm thức của mỗi người. Bằng việc thờ cũng tổ tiên, thế hệ trước nêu gương cho thế hệ sau, khơng chỉ vì trách nhiệm với các bậc sinh mà còn để giáo dục dạy dỗ con cháu lưu truyền nịi giống. Thậm chí, trong khi tế lễ, lời khấn vái của họ cũng thật giản dị, rất thực tiễn: lời cầu xin che chở, phù trợ cho cuộc sống hàng ngày của họ được bình n, sn sẻ. Không biết sự cầu xin ấy hiệu quả như thế nào, nhưng trước hết con người cảm thấy thanh thản về mặt tâm linh, điểm tựa tinh thần quan trọng trong cuộc sống. Với những mong muốn bình dị và niềm tin

nguyên thủy chất phát, thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng vừa tầm với mọi lớp người cả về mặt nội dung đạo lý và nghi thức thực hiện.

Tín ngưỡng nói chung, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nói riêng đã giúp cho người Việt, người Mường, người Tày sống có đạo đức hơn, biết nhớ về tổ tiên, biết ăn quả nhớ người trồng cây, nhờ vậy mà đạo đức được vun trồng, gìn giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhưng ý nghĩa tích cực hơn là nhờ có tín ngưỡng ấy mà dân ta u cuộc sống hơn vì bản chất của tín ngưỡng là tự làm trong sạch tâm hồn, cầu mong sự phù hộ che chở của những người đã khuất cho người đang sống được khỏe mạnh, bình an. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên một phần nào đó góp phần làm cân bằng cuộc sống hàng ngày quay cuồng với nhịp độ cao, với điều may rủi của thế giới công nghiệp.

Chương 2: Những biểu hiện của giá trị trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và những giá trị của nó trong đời sống người việt hiện nay (Trang 49 - 54)