Thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và những giá trị của nó trong đời sống người việt hiện nay (Trang 54 - 57)

Chương 1 : Tín ngưỡng và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

2.1 Những biểu hiện của giá trị tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

2.1.1 Thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam

Thờ cúng Tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng cổ truyền mang tính phổ quát của người Việt Nam. Nó trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam. Nó là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Cùng với tiến trình lịch sử của dân tộc, nó là sự bồi lắng, kết tụ những giá trị đạo đức quý báu của con người Việt Nam.

Nói đến bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam tức là nói những giá trị gốc, căn bản, cốt lõi, những giá trị hạt nhân của dân tộc Việt Nam. Nói giá trị hạt nhân tức là khơng phải nói tất cả mọi giá trị, mà chỉ là nói những giá trị tiêu biểu nhất, bản chất nhất, chúng mang tính dân tộc sâu sắc đến nỗi chúng biểu hiện trong mọi lĩnh vực của văn hóa Việt Nam.

Những giá trị hạt nhân đó khơng phải tự nhiên mà có, mà được tạo thành dần dần và được khẳng định trong quá trình lịch sử xây dựng, củng cố và phát triển của dân tộc Việt Nam. Những giá trị đó khơng phải là không thay đổi trong q trình lịch sử. Có những giá trị cũ, lỗi thời bị xóa bỏ, và có những giá trị mới, tiến bộ được bổ sung vào. Có những giá trị tiếp tục phát huy tác dụng, dưới những hình thức mới. Dân tộc Việt Nam, với tư cách là chủ thể sáng tạo, thường xuyên kiểm nghiệm những giá tri hạt nhân đó, quyết định những thay đổi và bổ sung cần thiết, tái tạo những giá trị đó từ thế hệ này sang thế hệ khác. Một trong những nét văn hóa đặc thù của dân tộc Việt Nam

là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Đã là người Việt Nam thì “mọi người đều thờ ông bà, mọi người đều thờ cúng tổ tiên”. Thờ cúng Tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc ta.

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Chim có tổ, người có tơng” đã nói lên đạo lý hết sức bền vững của dân tộc. Để rồi trên cơ sở đó việc thờ cúng tổ tiên đã trở thành một nghi thức, một tập tục truyền từ đời này sang đời khác, trở thành nét đẹp văn hố tinh thần. Trong gia đình người Việt bất cứ ở đâu, theo tơn giáo nào hoặc làm gì nhưng không thể thiếu bàn thờ tổ tiên, ông, bà, cha, mẹ được đặt ở nơi trang trọng nhất. Các chi của dịng họ đều có nhà thờ, cả dịng họ có nhà thờ chính gọi là nhà thờ đại tơn.

Sự thờ cúng tổ tiên có nét đặc thù là tổ tiên gia đình và tổ tiên cả nước gắn chặt với nhau trong việc tưởng niệm và thờ cúng. Các vua Hùng được coi là tổ tiên của người Việt. “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba”. Trong khoảng thời gian rất dài, hết thế hệ này đến thế hệ khác, năm nào cũng về dự lễ hội Đền Hùng để tưởng nhớ và thờ cúng tổ tiên của mình. Đền Hùng và giỗ Tổ Hùng Vương là biểu tượng của sức mạnh đại đoàn kết, là điểm hội tụ văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay. Cả nước tôn thờ một vị Quốc Tổ, đó là truyền thống độc đáo, là nếp sống đầy bản sắc và bản lĩnh. Trong lịch sử dân tộc ta, các triều đại phong kiến đã luôn khẳng định và tôn vinh các Vua Hùng, nhưng chưa bao giờ trong lịch sử Việt Nam, vai trị và vị trí của Đền Hùng và Giỗ Tổ Hùng Vương được đề cao xứng đáng với tầm vóc của Quốc Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương như ngày nay.

Bản sắc văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cịn thể hiện ở sự liên kết cộng đồng trong xã hội.

Do điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế, chính trị nên ngay từ thuở sơ khai người Việt đã có tinh thần đồn kết, có tính cộng đồng cao. Để tồn tại và phát triển, người Việt đã biết cố kết thành làng xã, cao hơn nữa là dân tộc, quốc gia. Vì vậy, ý thức cùng chung cội nguồn đã gắn kết con người lại với nhau. Hơn nữa, chỗ dựa về tinh thần của gia đình, họ hàng, làng xóm là ơng bà tổ tiên, là thành hồng làng và chỗ dựa tinh thần cho cả dân tộc là Tổ nước Hùng Vương. Trong ý thức thờ cúng tổ tiên của cả nước đã được khắc sâu hàng trăm năm, tạo nên thế song hành với thờ cúng tổ tiên của gia tộc, của từng gia đình, cái này nương tựa vào cái kia khơng thể tách rời. Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng xun suốt q trình lịch sử Việt Nam, nó là sợi dây liên kết để góp phần cột chặt tính thống nhất tồn dân tộc và cũng là cội nguồn của các phong tục, tín ngưỡng khác. Cả cộng đồng cư dân Việt Nam được củng cố bởi niềm tin chung một cội nguồn: tất cả là “đồng bào”, đều là “con Lạc cháu Hồng”. Đây chính là nguồn sức mạnh tinh thần giúp cho dân tộc ta vững vàng trước mọi sự đe dọa của thiên tai và giặc ngoại xâm. Với người Việt Nam, từ bao đời nay, ngày giỗ Tổ Hùng Vương là sự tưởng nhớ, là sự trở về với cội nguồn của dân tộc. Từ truyền thuyết bào thai trăm trứng đến sự tích Hùng Vương, tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, người Việt hình thành trong tâm thức của mình: Vua Hùng là vị Vua Thủy Tổ dựng nước, là Tổ tiên của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam. Ghi nhớ và tôn vinh công lao dựng nước của Tổ tiên là một nét đẹp văn hóa, ý thức đạo đức và bổn phận của mỗi người. Đó là điều cốt lõi làm nên giá trị vĩnh hằng của văn hóa cộng đồng Việt Nam, làm nên sức mạnh cố kết cộng đồng, đồn kết tồn dân tộc. Vì thế, giỗ Tổ Hùng Vương là ngày để cả dân tộc tưởng nhớ, biết ơn tiền nhân đã có cơng sinh thành nịi giống; khai mở bờ cõi, tạo dựng hình hài đất nước.

Sự thờ cúng tổ tiên có một nét rất đặc thù là tổ tiên gia đình và tổ tiên cả nước gắn rất chặt với nhau trong việc tưởng niệm và thờ cúng. Các vua

Hùng được coi là tổ tiên của người Việt. Cả nước tơn thờ một vị Quốc Tổ, đó là truyền thống độc đáo, là nếp sống đầy bản sắc và bản lĩnh.

Trong ý thức thờ cúng tổ tiên của cả nước đã được khắc sâu hàng trăm năm, hình thành nên thế song hành với thờ cúng tổ tiên của gia tộc, của từng gia đình, cái này nương tựa vào cái kia không thể tách rời nhau được. Sự thờ cúng tổ tiên không chỉ biểu hiện ở hai cấp nước và nhà như vừa nói mà còn thấy sự thờ cúng tổ tiên của cộng đồng làng xã những vị tiền khai khẩn vùng đất (Thành Hoàng)… Sự thờ cúng tổ tiên trung gian này cũng hết sức quan trọng để tăng cố kết cộng đồng làng xã. Sự gắn bó cá nhân - gia đình - dịng họ - làng, xã - đất nước là một nét cố hữu của đời sống tinh thần.

Như vậy, thờ cúng tổ tiên rõ ràng là một tín ngưỡng truyền thống sâu sắc, một nét đẹp văn hoá của dân tộc Việt Nam được củng cố và duy trì khá bền vững. Thơng qua việc thờ cúng tổ tiên, ai cũng tin rằng tổ tiên gia đình, dịng tộc của mình là linh thiêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, họ phù hộ cho con cháu khi gặp rủi ro, ân thưởng cho con cháu khi làm điều thiện và cũng quở trách con cháu khi làm điều ác. Chính vì vậy, niềm tin đó làm cho sự thờ cúng này tồn tại lâu bền. Hai yếu tố đạo lý và tín ngưỡng đã xây dựng nền tảng cho sự thờ cúng tổ tiên đã và đang làm cho nó trở thành nét sâu đậm văn hoá trong đời sống tâm linh của mọi người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và những giá trị của nó trong đời sống người việt hiện nay (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)