Một số giải pháp để phát huy những giá trị trong tín ngưỡng thờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và những giá trị của nó trong đời sống người việt hiện nay (Trang 75 - 93)

Chương 1 : Tín ngưỡng và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

2.2 Thực trạng và giải pháp trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của ngườ

2.2.2 Một số giải pháp để phát huy những giá trị trong tín ngưỡng thờ

tổ tiên của người Việt trong điều kiện ngày nay

Như chúng ta đã thấy thì tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên của người Việt đang được khôi phục và phát triển nhanh, mang lại những giá trị tích cực như mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thể hiện đạo đức truyền thống của người

Việt. Tuy nhiên bên cạnh những giá trị tích cực đó cịn tồn tại những biểu hiện sai lệch về loại hình tín ngưỡng này. Để việc bảo tồn và phát huy những giá trị tích cực của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, theo tác giả cần phải quan tâm thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, tăng cường các biện pháp tổ chức, quản lý hành chính kết hợp với tuyên truyền giáo dục ý thức tự giác của người dân

Sự tồn tại những hoạt động trong các lễ hội cổ truyền, trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, đặc biệt là các hoạt động thương mại hóa trong lễ hội là một hiện tượng khơng lành mạnh, cần sớm loại bỏ vì nó đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

Về phía nhà nước và các cơ quan chức năng phải có sự quản lý giám sát chặt chẽ các hoạt động tổ chức, kinh doanh trong lễ hội. Muốn vậy cần phải phân trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan, ban ngành tránh hiện tượng chồng chéo chức năng nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, cũng cần phải giáo dục ý thức của người dân. Vì nếu chỉ thắt chặt cơng tác quản lý mà không kết hợp với tuyên truyền giáo dục ý thức tự giác cho nhân dân thì sẽ khơng mang lại hiệu quả thiết thực. Người dân sẽ khơng tự giác chấp hành, vì lợi nhuận mà tiếp tục vi phạm: “buôn thần bán thánh”. Đồng thời du nhập một số lễ nghi, lễ vật không phù hợp ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân như: đua nhau sắm sửa vàng mã trong các dịp lễ, tết; nạn phong bì… làm biến dạng ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tạo điểu kiện cho tư tưởng cơ hội, trục lợi. Cần kiên trì giáo dục, hạn chế những yếu tố thiếu lành mạnh, mê tín dị đoan trong tổ chức tang ma, giỗ chạp, lễ hội như: xem bói, xem quẻ, cúng gọi hồn…; cần làm cho mọi người thấy rõ những nguy hại của việc lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng, tơn giáo để hoạt động chia rẽ khối đại đoàn kết

dân tộc và Nhà nước Việt Nam sẽ kiên quyết xử lý, nghiêm trị những kẻ lợi dụng tự do tín ngưỡng tơn giáo để phá vỡ sự ổn định chính trị - xã hội, gây rối trật tự cơng cộng, chia rẽ khối đại đồn kết dân tộc.

Hai là, xây dựng mơi trường văn hóa – xã hội lành mạnh.

Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một mục tiêu quan trọng trong sự nghiệp đổi mới. Sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới muốn tành cơng phải dựa vào lịng dân, phải “làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động của xã hội, và từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển” [17, tr.208].

Trên cơ sở đẩy mạnh phong trào thi đua “Tồn dân xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng mơi trường văn hóa – xã hội lành mạnh là điều kiện khơng thể thiếu được và góp phần phát huy những giá trị tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và nhất là trong nghi lễ thờ cúng tổ tiên. Mơi trường văn hóa – xã hội đầu tiên phải bàn đến là mơi trường gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội là cái nơi con người được sinh ra và nuôi dưỡng, là môi trường quan trọng hình thành nhân cách, giáo dục nếp sống, đạo lý cho con người. Giáo dục đạo đức và nếp sống văn hóa gia đình truyền thống cho mọi người trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xóm – tổ quốc; giáo dục lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, sự tinh tế trong ứng xử, trong lối sống, cái tiến bộ trong văn hóa của các dân tộc, đi liền với sự đấu tranh chống cái lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, lề thói cũ.

Để tạo ra môi trường sống lành mạnh ở gia đình và xã hội, trước hết chúng ta phải chú ý tới các điều kiện tồn tại của gia đình như nhà ở, việc làm… Đồng thời xây dựng các quan hệ ứng xử sao cho thích hợp với mọi lứa tuổi, với vai trò và trách nhiệm của mỗi thành viên trong trật tự gia đình: kính trọng ơng bà, nhớ ơn cha mẹ, thương yêu con cháu, anh em họ hàng. Xây dựng môi trường văn hóa – xã hội lành mạnh, cần xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng làng, xã, phường… thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền, giữa các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt cần sự thực hiện nghiêm túc chính sách của Đảng và Nhà nước về quyền tự do tín ngưỡng của cơng dân, tham gia tích cực xây dựng nếp sống mới lành mạnh, văn minh trong tiệc cưới, việc tang, lễ hội, hạn chế và loại bỏ những hủ tục.

Ba là, chăm lo đời sống vật chất, nâng cao trình độ mọi mặt cho nhân dân.

Để góp phần chăm lo đời sống vật chất cho nhân dân, trước tiên Đảng và Nhà nước ta phải đảm bảo việc làm đầy đủ và hợp lý cho người lao động, cải thiện các điều kiện làm việc cho người lao động. Vì trong chủ nghĩa xã hội, lao động là quyền xã hội cơ bản của con người, quyết định nguồn thu nhập và khẳng định giá trị của con người. Cùng với vấn đề việc làm hợp lý thì quyền được hưởng thụ những thành quả lao động của mình cũng là một mặt hết sức quan trọng của cuộc sống con người. Con người được đặt vào vị trí trung tâm của các chương trình kinh tế - xã hội, hay nói cách khác, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước hướng vào cải thiện các điều kiện sinh hoạt vật chất và văn hóa tinh thần cho nhân dân.

Thực tế những năm qua, chính sách mở cửa của nền kinh tế đã tạo ra những biến đổi to lớn về đời sống cho nhân dân. Đảng và Nhà nước ta thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành

phần lấy việc giải phóng lực lượng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội, cải thiện đời sống nhân dân làm mục tiêu hàng đầu trong việc khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế và các hình thức kinh doanh ở nước ta, xác lập củng cố và nâng cao địa vị làm chủ của người lao động trong nền sản xuất xã hội, thực hiện công bằng xã hội ngày càng tốt hơn.

Khuyến khích làm giàu chính đáng đi đơi với xóa đói giảm nghèo, để khơng diễn ra sự chênh lệch quá đáng về mức sống, về trình độ phát triển giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng miền. Chăm lo, nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân là giải pháp cơ bản, lâu dài địi hỏi sự cố gắng của tồn Đảng, toàn dân. Bên cạnh chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, đồng thời không ngừng nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, địi hỏi phải khơng ngừng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân lao động trên tất cả các lĩnh vực, đảm bảo công bằng xã hội. Mục tiêu mà Đảng ta xác định đó là kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hóa, vì xã hội cơng bằng, dân chủ, con người phát triển tồn diện. Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã - hội. Nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân trên cơ sở giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống dân tộc, tiếp thu

Tiểu kết chương 2

Tóm lại, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng mang đậm tính nhân văn của dân tộc Việt. Những người đã khuất không bị lãng quên trong tâm tưởng của người còn lại chứng tỏ dân tộc Việt là một dân tộc đặc biệt mang trong máu một thứ tình cảm khơng thể tìm thấy ở các dân tộc châu Âu. Và khi xã hội càng hiện đại, đồng tiền càng lên ngơi thì các giá trị đạo đức của con người càng bị xói mịn, cho nên thờ cúng tổ tiên bây giờ lại mang ý nghĩa thời đại sâu sắc. Làm sao để người Việt Nam giữ được văn hóa tốt đẹp của mình trong bối cảnh giao lưu văn hóa diến ra mạnh mẽ và cuộc sống ngày càng hiện đại, nhiều giá trị văn hoá truyền thống bị lãng quên? Cái may nhất của chúng ta là cịn một thứ khơng thể gì bào mịn đi được là thờ cúng tổ tiên. Vì thế chúng ta phải phát huy nó lên. Những yếu tố cũ chắc chắn sẽ phải thay đổi, ngày nay người ta không phải vui tết bằng thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ… mà cịn có nhiều thứ khác tốt hơn, nhưng giá trị tinh thần, giá trị dân tộc phải được thể hiện. Và để giữ được truyền thống thì chúng ta phải hóa thân truyền thống ấy vào trong đời sống hiện đại.

Tập tục thờ cúng tổ tiên của người Việt cịn biểu hiện mặt tích cực về phương diện đạo đức làm người và là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt nhưng ngược lại cũng bộc lộ mặt hạn chế như sự mê tín, phơ trương lãng phí trong nghi thức thờ cúng. Việc tổ chức cúng giỗ linh đình, sản xuất và đốt vàng mã tràn lan, việc trùng tu mồ mả ông bà với quy mơ như một lăng tẩm với chi phí lớn, những việc này vừa lãng phí tiền của và cơng sức, vừa phí phạm nhiều diện tích đất, đáng lẽ ra chỉ nên sử dụng cho những mục đích hữu ích và thực tế hơn. Vấn đề bảo tồn các giá trị tích cực của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt là một vấn đề khơng hề đơn giản, vì

vấn đề này phản ánh trực tiếp những biến đổi sâu sắc của đời sống xã hội hiện nay. Để định hướng đúng đắn hoạt động của loại hình tín ngưỡng này vận động theo chiều hướng tích cực, khắc phục mặt tiêu cực cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trên. Tuy nhiên ở mỗi gia đình, dịng họ, mỗi địa phương có sự khác nhau về hồn cảnh kinh tế - xã hội, trình độ nhận thức, thói quen tâm lý, tình cảm mà có thể vận dụng những biện pháp cụ thể. Tựu chung lại thì biện pháp nào, chính sách nào cũng làm sao cho “Đẹp đời, tốt đạo”, phát huy được tính tích cực của tơn giáo, tín ngưỡng đó.

KẾT LUẬN

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt là nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, góp phần hình thành nên một ý thức hệ thống văn hóa xu hướng hướng về tổ tiên, cộng đồng tạo nên một sức mạnh “nội sinh” của người Việt. Ấy chính là nét văn hóa truyền thống góp phần bảo tồn di sản tinh thần và đạo đức trong đời sống con người lưu truyền từ ngàn xưa.

Ngày nay, trong xu thế tồn cầu hóa, đất nước trên đà hội nhập kinh tế thế giới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; trong bối cảnh các thế lực thù địch trong và ngoài nước vẫn chưa từ bỏ âm mưu “diễn biến hịa bình”, bạo loạn lật đổ, chúng thường xuyên khai thác, xuyên tạc vấn đề nhân quyền, nhất là vấn đề dân tộc và tơn giáo nhằm xóa bỏ vai trị lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Việc bảo tồn, phát huy một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, có sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại là việc làm vô cùng quan trọng và cấp bách. Thực tiễn cho thấy, sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường; sự xâm nhập của văn hóa phương Tây đã và đang làm thay đổi giá trị truyền thống của gia gia đình, dịng họ, làng xã và của cả dân tộc. Đạo đức xã hội xuống cấp nghiêm trọng, bất chấp đạo lý, coi trọng đồng tiền, dâm ô trụy lạc...

Để bảo tồn, phát triển một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, một trong những yếu tố quan trọng là phải giữ được “đạo nhà”, đó là phát huy những giá trị tích cực của truyền thống Thờ cúng tổ tiên, tơn vinh người có cơng với dân tộc, đất nước.

Thờ cúng tổ tiên là biểu hiện của đạo lý làm người, là nhu cầu hướng về cội nguồn gia đình, dịng họ, dân tộc. Nhắc nhở con cháu có trách nhiệm với quá khứ, hiện tại và tương lai, với anh em, làng xóm và xã hội. Đáp ứng

nhu cầu tâm linh của đông đảo nhân dân lao động. Ở mức độ nào đó, thờ cúng tổ tiên là nét đẹp văn hóa, nó khơng chỉ củng cố quan hệ huyết thống trong gia đình, dịng họ mà cịn khẳng định tính cộng đồng làng xã, ước mong bảo đảm sự bình yên cho cả dân tộc. Củng cố lịng hiếu thảo, đức nhân ái, tính cần cù, ý thức cộng đồng, yêu quể hương đất nước… vốn là những giá trị truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên, việc kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trên cơ sở bổ sung thêm những giá trị mới để phù hợp với xã hội công nghiệp hiện đại. Thờ cúng tổ tiên góp phần bảo lưu, giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của ông cha trước sự xâm lăng của văn hóa phương Tây.

Cũng phải thấy rằng, bên cạnh những yếu tố tích cực cần phát huy, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên hiện nay đang có những dấu hiệu tiêu cực cần ngăn chặn, như: phô trương về tiền tài, danh vọng, địa vị, gây chia rẽ, bè phái, cục bộ trong cộng đồng và khơng ít lãng phí, phiền tối cho nhiều người, làm biến dạng ý nghĩa nhân văn sâu sắc của nó. Yếu tố mê tín dị đoan đã và đang len lỏi làm mất ý nghĩa chân chính của truyền thống thờ cúng tổ tiên. Cần phòng tránh và đấu tranh với những biểu hiện lệch lạc như phục cổ, gia trưởng, bảo thủ trong xử lý mối quan hệ giữa các thế hệ cũng như bài trừ mê tín dị đoan, hủ tục trong sinh hoạt tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Canh tân, hiện đại hóa và hồn thiện việc thờ cúng tổ tiên là nội dung quan trọng để bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc. Thời gian qua chúng ta đã quan tâm vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, nhưng chủ yếu mới đề cập nhiều đến các tơn giáo như những loại hình tín ngưỡng có tổ chức giáo hội. Chúng ta chưa xem xét sâu sắc, tồn diện vấn đề tín ngưỡng truyền thống dân tộc, trong đó thờ cúng tổ tiên là cốt lõi.

Thờ cúng tổ tiên của người Việt không chỉ là “việc đạo” mà còn là “việc đời”. Mỗi chúng ta ít nhiều, trực tiếp hay gián tiếp đều liên quan đến hoạt động thờ cúng tổ tiên vì ai cũng là thành viên của mỗi gia đình, họ tộc, là con người của làng, nước. Do đó, cần biết “gạn đục, khơi trong”, đánh giá đúng giá trị văn hóa truyền thống, nhất là giá trị đạo đức và tâm linh trong thờ cúng tổ tiên.

Việc tổ chức các lễ hội thuộc tín ngưỡng truyền thống, nhất là lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương cần gắn bó chặt chẽ với công tác quản lý, tôn tạo, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể; coi trọng việc giáo dục người dân hướng về cội nguồn dân tộc, ý thức “uống nước nhớ nguồn”. Việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và những giá trị của nó trong đời sống người việt hiện nay (Trang 75 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)