Lễ hội về anh hùng chống ngoại xâm triều Trần là “mô

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm Triều Trần Luận văn ThS. Văn học 60 22 36 (Trang 112 - 136)

3.3. Môi trường diễn xướng của truyền thuyết anh hùng

3.3.3.2. Lễ hội về anh hùng chống ngoại xâm triều Trần là “mô

trường sống” của truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm triều Trần.

Ta thấy rằng, mặc dù có nhiều yếu tố tác động trong việc hình thành nhưng truyền thuyết và lễ hội đều là sản phẩm tinh thần của nhân dân, do nhân dân sáng tạo nên. Nó có quan hệ biện chứng với nhau. Nhờ có truyền thuyết về các anh hùng chống ngoại xâm mà các lễ hội được hình thành và nhờ có lễ hội mà truyền thuyết được “sống lại” trong môi trường diễn xướng. Như vậy nếu truyền thuyết là nội dung của các lễ hội về người anh hùng thì lễ hội về người anh hùng lại là hình thức biểu hiện của truyền thuyết.

Tính chất diễn xướng được thể hiện trong các lễ hội bao gồm thơ ca, âm nhạc, trò chơi và nhảy múa có màu sắc vũ kịch với hình thức sân khấu tự nhiên rộng lớn mà những thứ này, ở xã hội phong kiến thường bị che lấp bởi các nghi lễ tế thần trong ngày giỗ hàng năm ở các đình làng hoặc đền miếu.

Theo Lê Văn Kỳ thì mặc dù truyền thuyết và lễ hội có sự khác nhau: Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian. Nhân vật anh hùng được tác giả dân gian dựng xây bằng ngôn từ, bằng hình tượng, bằng các biện pháp nghệ thuật dân gian. Trong khi đó thì lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian tổng hợp, có sự tham gia đông đảo của cộng đồng. Ở đây nhân dân ta ca ngợi các vị anh hùng chống ngoại xâm bằng tín ngưỡng, bằng nghi thức lễ bái, bằng phong tục, bằng sự kiêng kị, bằng vật phẩm dâng cúng... Như vậy hội lễ là một bộ phận hữu cơ không thể thiếu được của truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm. Mỗi truyền thuyết phải được đặt trong khung cảnh náo nức,

tưng bừng của hội lễ thì nó mới thể hiện hết ý nghĩa của truyền thuyết là ngợi ca chiến công phi thường của các anh hùng dân tộc.

Ngược lại chính nhờ những hội lễ như vậy mà truyền thuyết anh hùng đã có dịp được nhắc nhở và đi sâu vào kí ức của nhân dân. Đồng thời, qua mỗi lần hội lễ thì nhân dân lại có dịp bày tỏ ân nghĩa đối với những nhân vật anh hùng, biểu dương những chiến công anh hùng và tô đậm thêm truyền thống anh hùng của dân tộc. Như vậy truyền thuyết là nội dung của lễ hội, lễ hội là hình thức của truyền thuyết. Qua lễ hội mà truyền thuyết được “ sống”, các nhân vật anh hùng chống ngoại xâm mới “ bất tử” trong đời sống tâm linh của nhân dân.

Tiểu kết chương 3:

Nằm trong loại truyền thuyết nhân vật, truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm triều Trần có kết cấu khá đơn giản. Hình tượng nhân vật chính được xây dựng trên trục cơ bản: Sinh nở thần kì/ xuất thân kì lạ. Tạo lập chiến công/ hành động khác thường. Hóa thân/ Hiển linh âm phù. Nhưng không phải truyền thuyết nào của mảng truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm triều Trần cũng tuân theo quy luật đó mà một số truyền thuyết có kết cấu mở, có thể thêm hoặc bớt một số mô típ.

Về nghệ thuật xây dựng nhân vật: Nhân vật được lựa chọn và xây dựng trong các truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm triều Trần là những nhân vật thể hiện tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, là những người có công trong công cuộc bảo vệ đất nước, được nhân dân ngưỡng vọng, kính tín. Họ được hư cấu nghệ thuật để trở thành những nhân vật trong truyền thuyết, hiển thánh, phong thần trong tâm thức dân gian.

Thông qua những mô típ trong xây dựng nhân vật như ra đời kì lạ/ xuất thân kì lạ, chiến công phi thường, hóa, hiển linh âm phù, vinh phong thờ cúng

ta thấy vai trò của các mô típ trong việc tạo dựng nên type trong truyền thuyết về các anh hùng chống ngoại xâm triều Trần.

Ngoài ra qua giới thiệu một số lễ hội tiêu biểu về các anh hùng chống ngoại xâm triều Trần ta thấy rằng môi trường diễn xướng mới đích thực là “ môi trường sống” của các truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm triều Trần.

C. PHẦN KẾT LUẬN

1.1. Triều Trần là một triều đại có nhiều công lao to lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Xuất thân từ nghề chài lưới, nhà Trần đã chọn những vùng đất Thiên Trường – Nam Định, Long Hưng – Thái Bình, Đông Triều – Quảng Ninh là những vùng đất cổ, thuộc vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ - cái nôi hình thành dân tộc Việt để định cư, tạo dựng cơ nghiệp, nảy nở dòng họ Đông A vĩ đại. Đây là những nơi có địa lý và địa hình thuận lợi, nhiều cửa sông, ven biển, tiện cho nghề đánh chài lưới và canh tác lúa. Cuộc sống gắn với sông nước, phải đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên khắc nghiệt đã tạo cho con người nơi đây sự kiên cường, dũng cảm, sự cần cù, chịu khó cùng với sự mềm dẻo, linh hoạt. Những khí chất đó đã quy tụ lại ở những người anh hùng Đông A – linh hồn của cuộc chiến đấu chống ngoại xâm của nhà Trần.

Tiếp nối những truyền thống văn hóa được hình thành từ nhiều thế hệ người Việt, nhà Trần đã tạo ra cho mình một chặng đường văn hóa mang những sắc thái riêng biệt với những thành tựu lớn lao không dễ gì các triều đại khác đạt được. Trên nền văn hóa ấy, cùng với sự tiếp nối truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của các thế hệ trước là sự nở rộ những chiến công chống ngoại xâm vang dội của quân và dân, của vua tôi nhà Trần.

Những con người anh hùng Đông A được thừa hưởng truyền thống văn hóa, được kế thừa những truyền thống lịch sử đã tạo nên những chiến công trong chống giặc ngoại xâm tạo nên “cốt lõi hiện thực” cho sự ra đời của những truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm triều Trần.

Với đề tài luận văn Truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm triều Trần chúng tôi muốn góp thêm tiếng nói trong việc giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn ”, tưởng nhớ và biết ơn những thế hệ cha ông có công trong việc bảo vệ và dựng xây non sông đất nước. Đồng thời chúng tôi muốn góp một phần nhỏ bé trong việc bồi đắp tinh thần yêu

nước, ý thức dựng xây, bảo vệ quê hương, đất nước của thế hệ trẻ hôm nay khi con người, xã hội, đất nước có nhiều đổi thay, nhiều giá trị truyền thống và giá trị tinh thần đang bị mai một.

1.2. Luận văn đã giới thiệu một cách hệ thống mảng truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm triều Trần với ba chùm truyền : Chùm truyền thuyết về Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, chùm truyền thuyết về một số tướng lĩnh tiêu biểu triều Trần, chùm truyền thuyết về một số liệt nữ, nữ thần triều Trần. Các truyền thuyết này đã khắc họa các anh hùng chống ngoại xâm trên nhiều phương diện khác nhau, nhưng cùng có những điểm chung như tài năng xuất chúng, chiến công phi thường, trung quân ái quốc....qua đó thể hiện lòng biết ơn, sự ngợi ca, ngưỡng vọng, tôn kính của nhân dân đối với những vị anh hùng chống ngoại xâm triều Trần.

1.3. Luận văn đã giới thiệu những đặc trưng nghệ thuật cơ bản của truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm triều Trần như nghệ thuật kết cấu, nghệ thuật xây dựng nhân vật với những mô típ cơ bản. Qua đó ta thấy được xung quanh những người anh hùng chống ngoại xâm triều Trần được nhân dân dựng nên những vầng hào quang lấp lánh thần kì với nhiều sự hư cấu. Điều này cũng nhằm mục đích lý tưởng hóa người anh hùng của dân tộc, không những ngợi ca, ngưỡng vọng mà một số nhân vật được người dân sùng bái tín ngưỡng như một tín ngưỡng, tiêu biểu như Đức Thánh Trần Hưng Đạo.

1.4. Luận văn còn giới thiệu một số lễ hội tiêu biểu về các anh hùng chống ngoại xâm triều Trần. Qua đó, ta thấy được môi trường diễn xướng, nghệ thuật diễn xướng mới là môi trường tái sinh, môi trường sống của các truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm triều Trần. Người anh hùng chống ngoại xâm “ sống” mãi với non sông, đất nước khi họ luôn ở trong tâm thức của nhân dân, được tưởng nhớ, thờ cúng qua các đình, đền, miếu và qua các lễ hội hàng năm.

1.5. Các loại truyền thuyết có một số những giá trị chung giống nhau nhưng đồng thời nó cũng có những giá trị khác biệt. Truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm nói chung và truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm triều Trần nói riêng cũng vậy, nó có những giá trị đặc biệt so với các loại truyền thuyết khác, đó là sự thể hiện tinh thần yêu nước, truyền thống giết giặc cứu nước, truyền thống “ giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” của phụ nữ anh hùng Việt Nam. Những truyền thống ấy có giá trị như sợi chỉ đỏ xuyên suốt các thế hệ người Việt ta.

1.6. Chiến công mà triều đại nhà Trần đạt được trong công cuộc chống ngoại xâm là chiến công của cả một tập thể của quân và dân, của vua tôi nhà Trần. Đó là chiến công của một tập thể với tinh thần đoàn kết cao, với “ anh em hòa mục, cả nước góp sức....”, với những ý chí sắt đá “Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ đừng lo gì khác” ( Trần Thủ Độ ), đó là tinh thần yêu nước bất diệt “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc” (Trần Bình Trọng)....Vì vậy việc hệ thống hóa các truyền thuyết triều Trần, nghiên cứu những truyền thuyết ấy trong một hệ thống chung sẽ giới thiệu được tinh thần yêu nước, truyền thống yêu nước của cả một triều đại, của cả một thời đại Đông A.

1.7. Trong khuôn khổ của một luận văn, trước một đề tài rộng, có nhiều vấn đề, nhiều truyền thuyết về nhiều anh hùng chống ngoại xâm triều Trần chúng tôi chưa sưu tầm, nghiên cứu và bao quát được nên sẽ không tránh khỏi những hạn chế. Chúng tôi mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thị An ( 1994), Nghiên cứu truyền thuyết – những vấn đề đặt ra. Tạp chí văn học số 7, tr.43 - 37.

2. Trần Thị An ( 2000), Đặc trưng thể loại truyền thuyết và việc văn bản hóa truyền thuyết dân gian Việt Nam, luận án Tiến sĩ Ngữ văn, thư viện Quốc gia. 3. Trần Thị An, Phạm Minh Thảo và Bùi Xuân Mỹ ( 1998) Truyền thuyết Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

4. Trần Thị An (2009), Tìm hiểu sự hình thành truyền thuyết Tứ vị Thánh nương ( qua các nguồn thư tịch, truyền thuyết dân gian và tục thờ cúng), tạp chí Nghiên cứu văn học, số 2, tr . 58 -76 .

5. Trần Thị An (2009), Về ngôi đền thờ Tống Phi ở phố Hiến, Hưng Yên, Thông báo Văn hóa, tr . 201 – 293.

6. Dương Văn An ( 1997), Ô châu cận lục, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 7. Đào Duy Anh ( 2012), Đất nước Việt Nam qua các đời, NXB Thuận Hóa.

8. Lại Nguyên Ân ( 2003), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 9. Phan Kế Bính ( 2011), Nam Hải Dị Nhân liệt truyện, NXB Trẻ và NXB Hồng Bàng.

10. Bảo tàng Nam Định (1996), Tư liệu Hán Nôm đền Cố Trạch, thôn Tức Mặc, xã Lộc Vượng ( ngoại thành Nam Định), Dương Văn Vượng dịch, chép tay. 11. Quỳnh Cư - Đỗ Đức Hùng ( 1999), Các triều đại Việt Nam, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.

12. Nguyễn Huệ Chi (2009), Truyện truyền kì Việt Nam, quyển 2, NXB Giáo dục Việt Nam.

13. Minh Châu và DSC ( 2010), Hồn sử Việt, các truyền thuyết, giai thoại nổi tiếng, NXB Lao động.

14. Chu Xuân Diên ( 2001), Văn hóa Dân gian – mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại, NXB Giáo dục, Hà Nội.

15. Đại Nam thống nhất chí ( 1970), tập 2, Viện sử học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

16. Nguyễn Tấn Đắc ( 2001), Truyện kể dân gian đọc bằng tip và mô típ, NXB Khoa học Xã hội.

17. Cao Huy Đỉnh ( 1976), Tìm hiểu tiến trình Văn học Dân gian Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội.

18. Cao Huy Đỉnh ( 1971), Hình tượng khổng lồ và tập thể anh hùng dựng nước, giữ nước trong truyện cổ dân gian Việt Nam, Truyền thống anh hùng trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 19. Ninh Viết Giao ( 2000), Tục thờ thần và thần tích ở Nghệ An, Sở VHTT Nghệ An, Vinh.

20. Ninh Viết Giao (2011), Lễ hội Đền Cờn và tục thờ Tứ vị Thánh nương với văn hóa biển Việt Nam, dẫn theo vanhoanghean.com.vn.

21. Đỗ Thị Hảo, Mai Thị Ngọc Chúc ( 2012), Các nữ thần Việt Nam, NXB Văn hóa - Thông tin.

22. Nguyễn Bích Hà (1998), Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á, NXB Giáo dục.

23. Kiều Thu Hoạch (1971), Truyền thuyết anh hùng trong thời kì phong kiến,

Truyền thống anh hùng trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

24. Kiều Thu Hoạch (2002), Xác định thể loại giai thoại, Thông báo văn hóa dân gian, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

25. Kiều Thu Hoạch (2004), Tổng tập Văn học dân gian người Việt - Tập 4, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

26. Kiều Thu Hoạch (2004), Tổng tập Văn học dân gian người Việt - Tập 5, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

27. Kiều Thu Hoạch (2006), Thể loại truyền thuyết dưới mắt các nhà nghiên cứu folklore Nhật bản và Trung Quốc, Văn học dân gian người Việt - Góc nhìn thể loại, NXB khoa học xã hội, Hà Nội.

28. Kiều Thu Hoạch (2002), Xác định thể loại văn học, Thông báo văn hóa dân gian, NXB ĐH Quốc gia, Hà nội, tr . 664.

29. Phạm Đình Hổ (2012), Vũ trung tùy bút, NXB Trẻ và NXb Hồng Bàng. 30. Trần Công Hiến, Trần Huy Phác ( 2009), Hải Dương phong vật chí, NXB Lao động.

31. Nguyễn Thừa Hỷ (2012), Văn hóa Việt Nam truyền thống, một góc nhìn, NXB Thông tin và Truyền thông.

32. Lê Thị Diệu Hà (2012), Phân biệt truyền thuyết lịch sử và giai thoại lịch sử - Một góc nhìn, Nghiên cứu văn học, Viện văn học – Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.

33. Trường Khánh (2010), Hoàng đế triều Trần, cội nguồn - ấn tượng dân gian, NXB Văn hóa Dân tộc.

34. Trịnh Quang Khanh (2009), Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, NXB Văn hóa Thông tin.

35. Lê Văn Kỳ (1995), Mối quan hệ giữa truyền thuyết người Việt và hội lễ về các anh hùng (Luận án Tiến sĩ).

36. Trần Trọng Kim ( 2010), Việt Nam sử lược, NXB Thời đại.

37. Đinh Gia Khánh ( chủ biên) (2009), Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

38. Đinh Gia Khánh ( chủ biên) ( 1995), Các vùng văn hóa Việt Nam, NXB Văn học. 39. Vũ Ngọc Khánh (2005) Hành trình vào thế giới Folklore Việt Nam, NXB Thanh niên, Hà Nội.

41. Hoàng Lương ( 2011), Lễ hội truyền thống các dân tộc Việt Nam các tỉnh phía Bắc, NXB Thông tin và Truyền thông.

42. Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam ( 1957), NXB Xây dựng, Hà Nội. 43. Lê Trường Phát ( 2000), Thi pháp Văn học Dân gian, NXB Giáo dục. 44. Bùi Mạnh Nhị ( chủ biên) (2008), Văn học dân gian – những tác phẩm chọn lọc, NXB Giáo dục.

45. Nhiều tác giả, Văn hoá dân gian - những lĩnh vực nghiên cứu. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1989.

46. Nhiều tác giả ( 2003), Việt Nam những sự kiện lịch sử, Trung tâm Khoa học Xã hội và nhân văn Quốc gia, Viện Sử học, NXB Giáo dục.

47. Đào Trinh Nhất (2000) , Phan Đình Phùng – Việt sử giai thoại, NXB Văn hóa , Hà Nội.

48. Nguyễn Bích Ngọc ( 2009), Nhà Trần trong văn hóa Việt Nam, NXB Thanh niên.

49. Trần Thế Pháp ( 2011), Lĩnh Nam chích quái, NXB Trẻ và NXB Hồng Bàng. 50. Phạm Quỳnh Phương (2000), Trần Hưng Đạo đến Đức Thánh Trần, tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 9.

51. Phạm Quỳnh Phương (2011), Đức Thánh Trần trong xã hội Việt Nam đương đại: Tăng quyền và xung đột, sự đa nghĩa của một hiện tượng văn hóa,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm Triều Trần Luận văn ThS. Văn học 60 22 36 (Trang 112 - 136)