Vai trò của VXH trong cung cấp tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của vốn xã hội trong xây dựng nông thôn mới ( Nghiên cứu trường hợp xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) (Trang 71 - 82)

3. Vai trò của VXH trong phát triển kinh tế của địa phương

3.2. Vai trò của VXH trong cung cấp tín dụng

Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, tín dụng khơng chỉ dựa vào lịng tin, sự tín nhiệm của người cho vay vốn và người đi vay vốn mà còn được pháp luật bảo vệ. Đó là cơ sở quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển và phát triển ngày càng lớn mạnh các quan hệ tín dụng, đảm bảo vốn cho phát triển nền kinh tế hiện đại. Tín dụng là một hoạt động nâng cao vai trị, vị trí của các tổ chức chính trị xã hội trong bối cảnh mới. Nếu như trước đây, người dân muốn vay vốn thì phải thơng qua người được ủy quyền của các ngân hàng tại địa phương, thì nay các nguồn vốn này được trao cho các tổ chức chính trị xã hội như Hội Nông dân, Hội phụ nữ, hội cựu chiến binh quản lý và là đầu mối các hoạt động tín dụng tại cơ sở. Một mặt, tạo sức hút đối với các thành viên của các hội, mặt khác đảm bảo tính hiệu quả, đúng đối tượng được vay.

Hiện nay, các nhà nghiên cứu phân chia thị trường tín dụng nơng thơn thành ba loại: thị trường tín dụng chính thức, thị trường tín dụng bán chính thức và thị trường tín dụng phi chính thức.

Thị trường tín dụng chính thức là nơi diễn ra công khai các hoạt động huy động, cung ứng và giao dịch vốn tín dụng giữa các tổ chức trung gian tài chính với chủ thể cầu vốn, tuân thủ pháp luật của Nhà nước. Lực lượng tham gia cung vốn trên thị trường này chính là chủ thể cung vốn thông qua các trung gian tài chính, bao gồm: hệ thống ngân hàng, kho bạc nhà nước, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, hợp tác xã tín dụng, các cơng ty tài chính …

Lực lượng tham gia cầu vốn tín dụng là hộ gia đình, các chủ thể sản xuất kinh doanh ở khu vực nông thôn.

Thị trường tín dụng bán chính thức là nơi diễn ra công khai các hoạt động trợ giúp cung ứng, giao dịch vốn tín dụng của các tổ chức xã hội (Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội thanh niên Việt Nam…). Các tổ chức xã hội không phải là chủ thể trự tiếp cung ứng vốn tín dụng mà chỉ là lực lượng trợ giúp Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ (NGOs) giải ngân cho các chương trình, dự án theo chỉ định, nằm đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội ở khu vực nông thôn, nhất là đối với vùng nghèo, xã nghèo. Mọi giao dịch vốn tín dụng của các tổ chức xã hội đều đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp và giám sát chặt chẽ của chính quyền các cấp. Lực lượng tham gia cầu vốn cũng là hộ gia đình, các chủ thể kinh tế ở khu vực nông thôn.

Thị trường tín dụng phi chính thức là nơi diễn ra hoạt động huy động, cung ứng, giao dịch vốn tín dụng cơng khai hoặc ngấm ngầm, nằm ngồi khn khổ pháp luật của Nhà nước hoặc không phụ thuộc, không chịu sự quản lý của chính quyền. Chủ thể tham gia cung ứng vốn tín dụng trên thị trường này là tư nhân cho vay nặng lãi, tư thương bán chịu hàng hóa, chủ cửa hàng cầm đồ hoặc nhóm hợp tác tín dụng tự nguyện như phường, hụi, họ, bạn bè, anh em cho vay tương trợ nhau … Chủ thể cầu vốn trên thị trường tín dụng nơng thơn là hộ gia đình, chủ thể sản xuất kinh doanh ở khu vực nông thôn. Đa số họ là những người rất khó tiếp cận được với thị trường tín dụng chính thức và thị trường tín dụng bán chính thức hoặc đã tiếp cận được với các thị trường tín dụng đó nhưng chưa thỏa mãn được nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng của mình.

Tại địa bàn nghiên cứu, có sự tồn tại và phát triển của cả ba loại hình thị trường tín dụng nêu trên. Cả ba loại thị trường tín dụng tác động qua lại lẫn nhau, cạnh tranh nhau trong việc cung ứng vốn tín dụng ở khu vực nơng

thơn. Trong đó, thị trường tín dụng chính thức và thị trường tín dụng bán chính thức hoạt động có sự bảo đảm.

Trong phần lớn các tổ chức tín dụng có mặt ở rộng khắp khu vực nơng thơn, lực lượng chủ lực cung vốn tín dụng ở địa bàn nông thôn vẫn là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn, Ngân hàng Chính sách xã hội. Đó là những đơn vị gắn bó chặt chẽ với nơng dân, nơng nghiệp và nơng thơn; có bề dày kinh nghiệm trong huy động và cho vay tín dụng phát triển kinh tế xã hội ở khu vực nông thôn.

Chủ thể cần vốn tín dụng chủ yếu là nơng dân, một phần là các chủ thể sản xuất – kinh doanh ngành nghề phi nông nghiệp. Chủ thế cầu vốn tín dụng ở nơng thơn cần cù, chịu khó nhưng đa số họ là những người nghèo, khơng có tài sản thế chấp để vay vốn tín dụng. Trình độ lập dự án sản xuất – kinh doanh cũng như cách thức hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường còn hạn chế; thiếu sự hiểu biết đầy đủ về hệ thống tổ chức, nguyên tắc hoạt động của các tổ chức tín dụng … đã tác động tiêu cực tới phát triển thị trường tín dụng nơng thơn. Thêm vào đó là tâm lý bảo thủ, trì trệ của người sản xuất nhỏ … đã cản trở khả năng tiếp cận thị trường tín dụng nơng thơn và sử dụng hiệu quả vốn tín dụng của các chủ thể cầu vốn. Đối tượng vay vốn tín dụng trên thị trường tín dụng nơng thơn đa số là hộ gia đình sản xuất nơng nghiệp, được phân định theo vùng, miền và từng loại cây, con có chu kỳ sinh trưởng dài, ngắn khác nhau, theo từng loại đất … dẫn đến số lượng vốn cho vay không lớn, thủ tục cho vay phức tạp, rườm rà qua nhiều khâu và nấc trung gian, lãi suất áp dụng cho từng đối tượng trên địa bàn rộng lớn … tạo nên sự trì trệ trong tồn hệ thống thị trường tín dụng nơng thơn. Sự phát triển của các hình thức tín dụng ở nơng thơn đóng vai trị quan trọng Các tổ chức tín dụng nơng thơn góp phần vào việc giảm bớt tệ cho vay nặng lãi hiện vẫn còn tồn tại ở nhiều khu vực nơng thơn.

Có thể thấy rằng ở Thượng Mỗ tồn tại ba hình thức tín dụng trên. Trong đó, nổi bật lên là vai trị của hình thức tín dụng bán chính thức, thơng qua quỹ

vay vốn tiết kiệm của các tổ chức chính trị xã hội. Tuy số tiền vay không nhiều nhưng đã hỗ trợ rất nhiều cho người dân, mang tính chất tương trợ nhiều hơn. Đây cũng là hoạt động nhằm thu hút sự tham gia của các thành viên của các tổ chưc này. Hiện nay, ở tất cả các hội, đồn thể đều có các quỹ tiết kiệm để cho các thành viên vay theo quy trình xoay vịng, dao động từ 2 triệu – 5 triệu/ người/ năm với lãi suất thấp. Bên cạnh đó, hội nơng dân và hội phụ nữ còn được ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn và ngân hàng chính sách xã hội của huyện nên càng tăng cường sự gắn gắn kết các tổ chức này với người dân.

Hội cũng có một quỹ, mỗi hội viên đóng 200 nghìn ban đầu để làm quỹ, rồi hội phí một năm đóng 1 – 2 lần, mỗi tháng 2000 đồng hội phí đóng về xã. Tổng quỹ vay cũng có hơn 10 triệu, có hơn 40 đồng chí thì mình ln chuyển cho các vị có điều kiện khó khăn thì mình giúp đỡ, lấy lãi thấp, giúp đỡ khơng thì khơng có, để cho các gia đình các đồng chí theo kịp kinh tế các đồng chí khác. Nếu mình có nhu cầu thì sang bên Hội cựu chiến binh xã đề nghị, họ sẽ vào ngân hàng vay cho nhưng cũng hạn chế, họ sẽ nói là chẳng hạn bên đội 8 có vài đồng chí khó khăn, ở thơn thì khong có thì đề nghị với trên hỗ trợ cho các hộ này vay để phát triển chăn ni, mình làm nơng nghiệp thì cũng cần phải có vốn liếng, bây giờ xóa đói giảm nghèo mà khơng có vốn thì làm thế nào được nên đề nghị với ở trên thì cũng có trường hợp cho vay. Cịn về hồn cảnh q thì lúc đó cũng giúp đỡ, như ở xã ở huyện họ tập trung cái quỹ, trích quỹ ra giúp đỡ, như ông A bên này được 10 triệu, gần như cho không, đây là trường hợp ưu tiên, năm ngoái là được 2 người ở trên cho không luôn, xét trên điều kiện của người ta với lại thơng quan việc bình xét của hội thì mình đề nghị lên trên. Quỹ do các thành viên đóng thì mình lấy để thăm hỏi đồng chí nào ốm đau, hoặc đồng chí nào hai 50 thì mình mua vịng hoa đến viếng, thể hiện tính đồng chí đồng đội.

Nằm trong chương trình phát triển nơng thơn, chương trình nước sạch, vệ sinh nông thôn cũng được nhiều địa phương lồng ghép vào chương tình xây dựng nơng thôn mới. Hiện nay, quỹ này cũng đang được người dân tiếp cận vay vốn, nhưng phần lớn là để phục vụ cho nhu cầu về tiêu dùng, sản xuất.

Chị vay ngân hàng thì lâu lắm rồi, có mấy triệu của bên nước sạch của thơn đấy, có 8 triệu thơi, đến giờ chưa trả vì người ta cho nợ thì mình cứ nợ thơi, được khoảng 6 năm thì phải. Đấy là hồi mình mới làm nhà xong, thấy mình cần tiền thì chị cán bộ thơn bảo là có vay khơng thì mình vay vì lãi cũng nhẹ mà.

(PVS, nữ, 39 tuổi, thôn 8) Với mức vay từ 8 triệu – 20 triệu/ hộ với lãi suất thấp, và trả trong thời gian dài nên khoản vay này có nhiều hấp dẫn với người dân. Quy định được vây cũng không quá khắt khe, cho nên các hộ trong thôn luân chuyển nguồn vốn vay này cho nhau, ai cần trước thì các thành viên khác nhường. Quá trình cùng sinh hoạt trong một cộng đồng nên người dân biết rất rõ về điều kiện kinh tế của mỗi hộ gia đình, do vậy, sự chia sẻ khó khăn, nhường sự ưu tiên cho những hộ khó khăn vay trước là nét đẹp trong sự tương trợ lẫn nhau của người dân nông thơn.

Có đấy, bây giờ gia đình mình vẫn phải vay ngân hàng để lấy vốn làm ăn đấy, một là vay quỹ cựu chiến binh của ông, hai là nguồn vốn nước sạch nông thôn, tuy rằng là 10 – 20 triệu thơi nhưng cũng đỡ cho mình nhiều về khâu vốn … Có chứ, đúng ra là quỹ này họ cho những ai chưa có bể lọc, nhà tắm vay nhưng đa phần là những ai có 1 trong hai cơng trình thì họ cho vay, cũng khơng q khó để vay nguồn vốn này.

(PVS, nam, 31 tuổi, thôn 7)

Trên địa bàn xã Thượng Mỗ có nhiều nguồn vốn vay đang hoạt động: quỹ cho người nghèo, chương trình học sinh sinh viên, chương trình nước sạch nơng thơn, nhà ở, … Tính đến 30/10/2011 tổng số vốn người dân

được vay là 2.317 triệu đồng, số hộ vay là 230 hộ, trong đó có 80 hộ nghèo vay với số tiền là 979 triệu; chương trình học sinh sinh viên cho 18 hộ với tổng số vay là 296 triệu đồng; chương trình nước sạch 121 hộ là 1056 triệu đồng; nhà ở 4 hộ với 32 triệu đồng; dự án có 13 hộ là 250 triệu đồng (Hội Nông dân xã Thượng Mỗ, 2013). Có thể thấy rằng, nguồn vốn mà người dân tiếp cận rất đa dạng, và người dân đều biết thơng tin về các gói vay này để có thể tăng thêm nguồn vốn đầu tư cho sản xuất và giải quyết những khó khăn trong cuộc sống.

Đến 70 – 80% là được vay, vay ngân hàng chính sách, bên phụ nữ, hội nơng dân, cựu chiến binh, đoàn thanh niên nhà nào cũng được vay nhưng cũng chỉ vay 1 hội thơi, đã vay rồi thì thơi vì trên huyện người ta biết mà, nó có ngần đó vốn thơi nếu 1 người mà vay rồi thì ở hội khác thì khơng vay nữa vì như thế sẽ bị cắt mất vốn nên các tổ trưởng vay vốn phải điều tra kỹ. … Anh nào có đủ giấy tờ, điều kiện thì cũng không lâu đâu. Nhưng bây giờ người ta cũng kiểm tra kỹ lắm vì vấn đề nợ đọng cũng nhiều. Mình là tổ trưởng thì ngân hàng cứ gọi mình thơi. Thù lao cho người tổ trưởng cũng ít lắm, cứ kết hợp việc nọ việc kia chứ. Trưởng thôn là phải kiêm làm mấy việc, bên hội nông dân thì chú cũng làm hội trưởng, rồi chủ tịch hội cựu quân nhân, chú nhiều việc lắm toàn là việc khơng tên thơi. Hội nơng dân cũng có quỹ cho vay do hội nơng dân thành phố rót về cho cơ sở để các hội viên vay. Hội nơng dân khi cho vay thì phải xét, gọi là quỹ hỗ trợ nông dân cho những ai đăng ký hội nơng dân thì mới tổ chức xét, chỉ cho hội viên vay thơi, mình xem xét hồn cảnh của mỗi người thì sếp thứ tự ưu tiên hoặc ơng này đang muốn chuyển đổi cam sang bưởi hay trồng mấy sào đu đủ mà chưa có vốn thì ưu tiên trước. Mình làm thì mình cho hội nghị cơng khai nên khơng ai nói được cả, vừa đảm bảo hài hịa và đồn kết, chứ khơng để cho người dân kêu ca gì

Một hình thức tín dụng phi chính thức tồn tại và hoạt động thường xun, đó chính là việc vay tiền giữa các cá nhân trong cộng đồng, thường là các cá nhân vay anh em trong gia đình, họ hàng và bạn bè. Họ vay tiền những khi cần dùng để đầu tư sản xuất, đóng học cho con cái hay trong nhà có người đau ốm. Qua kết quả phỏng vấn thì các trường hợp này đều đã đi vay tiền. Các cá nhân khi muốn mượn tiền thì đầu tiên là họ hỏi các anh chị em trong gia đình, “trước hết là anh em, sau là bạn. Với những việc chính đáng thì họ

giúp, họ cũng hỏi han lý do vay nữa. Chẳng hạn, nhỡ trong nhà có người đau ốm thì họ cũng giúp thơi, trước hết là mình hỏi anh em thân cận trước” (PVS,

nam, 35 tuổi, thôn 7).

Hỗ trợ nhau làm ăn trong những gia đình trong dịng họ cũng được thể hiện rõ nét tại khu vực này với nhiều hình thức khác nhau. Ngoài việc cho vay tiền, người dân con hỗ trợ nhau trong các hình thức khác như cho mượn sổ đỏ để thế chấp, cho mượn sổ hộ nghèo để vay tín dụng. Tuy nhiên, hình thức này chỉ là con em ở trong các gia đình thân cận với nhau hoặc những người có khả năng phát triển được.

Tuy nhiên, hình thức này cũng ẩn chứa nhiều rủi ro khi có những tác động kinh tế mang tính dây chuyền, có liên quan đến nhiều người và thường người đứng tên sổ đỏ phải tự xoay sở để lấy sổ về khi có vấn đề.

Đấy là bác vay hộ trong anh em mình thơi, đến nay cũng đã trả hết rồi nhưng cũng chưa lấy sổ … Có một vụ là có đứa cháu con bà chị thì nó bảo mình vào chung 2 suất họ, đã đóng được 12 tháng rồi mà vợ chồng nó vỡ nợ nên có được đồng nào đâu, mất 40 triệu của mình rồi cịn gì. Mấy năm trước cũng cho nó mượn sổ vay ngân hàng 20 triệu, thấy nó làm ăn được là lên địi ln. Năm ngoái vay cho bác thứ 2 vay sổ vay 40 triệu nhưng bác đấy đã bán được đất đâu mà có tiền trả mình, thế là mình phải bán lợn để trả đấy.

Hiện nay, tại địa phương có một hình thức tích trữ và huy động vốn tồn tại khá phổ biến là hình thức chơi hụi, họ. Hình thức này giúp cho người dân tích trữ tiền và sinh lợi để người dân thực hiện các công việc lớn khi cần đến như xây nhà, mua xe, lấy vợ cho con cái, lấy vốn làm ăn … Ưu điểm của hình thức huy động vốn này là thuận lợi, khơng cần phải có giấy tờ hoặc các thủ tục hành chính khác. Hình thức này được xây dựng trên sự tin tưởng giữa các cá nhân trong hội và uy tín của người đứng đầu. Do vậy, qua kết quả nghiên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của vốn xã hội trong xây dựng nông thôn mới ( Nghiên cứu trường hợp xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) (Trang 71 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)