VXH trong hỗ trợ các hoạt động phi nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của vốn xã hội trong xây dựng nông thôn mới ( Nghiên cứu trường hợp xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) (Trang 68 - 71)

3. Vai trò của VXH trong phát triển kinh tế của địa phương

3.1. Vai trò của VXH trong phát triển sản xuất

3.1.2. VXH trong hỗ trợ các hoạt động phi nông nghiệp

Các công việc làm dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ … là những hoạt động nghề nghiệp mang lại thu nhập cao cho người dân. Mặt khác, đối với các gia đình trẻ, sức ép từ các chi tiêu là rất lớn, bởi với các cá nhân sinh từ năm 1993 trở lại đây là khơng có đất. Do vậy, với nhiều hộ gia đình, có từ 4 – 5 khẩu thì chỉ có bố mẹ là có ruộng, 360m2/ người. Chính vì vậy, việc chuyển đổi nghề nghiệp là cần thiết với các hộ gia đình. Khi những nguồn thu từ nơng nghiệp khơng đáp ứng đủ các nhu cầu của gia đình, người dân đã ứng phó bằng cách đa dạng các hoạt động sinh kế của họ. Sự đa dạng các hoạt động tạo thu nhập của người dân bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau. Phong trào phát triển trang trại, định hướng chăn nuôi, mở doanh nghiệp hoặc tìm kiếm việc làm tại các khu vực chính thức, các khu cơng nghiệp … sự đa dạng hóa các hoạt động tạo thu nhập xảy ra ở cả cấp độ cá nhân và cấp độ hộ gia đình.

Với nhiều hoạt động nghề nghiệp, các cá nhân không thể hoạt động đơn lẻ, mà cần có sự tham gia của nhiều thành viên do yêu cầu của công việc cũng như các tổ thợ xây, thợ mộc …

Nghiên cứu trường hợp: bảo tồn và phát triển vốn xã hội trong một Tổ thợ nề

Hai vợ chồng ông/ bà D – H hiện là chủ của một nhóm thợ xây (thợ nề) trong thôn 7. Tổng số thợ làm việc trong nhóm là gần 20 người, ở các trình độ tay nghề khác nhau. Với đội ngũ thợ như vậy thì nhiều khi hai vợ chồng nhận làm 2-3 cơng trình, chia thợ làm các nhóm nhỏ để thực hiện. Các cơng trình hai vợ chồng thực hiện khơng chỉ bó hẹp trong xã mà ở nhiều địa phương khác trong huyện và các huyện bên cạnh. Lương của các thành viên trong nhóm được phân bậc theo tay nghề và tính theo cơng nhật, dao động từ 150 nghìn – 200 nghìn/ ngày, nhưng cũng theo mức chung của cả xã. Trong xã, ở mỗi thơn ít nhất là có 1 nhóm thợ xây, thường ở các nhóm khác thì thành viên chính là anh em trong một gia đình hay họ hàng. Trường hợp nhóm của vợ chồng ơng/ bà D – H là nhóm được hình thành dựa trên các mối quan hệ là bạn bè, hàng xóm.

Ngun tắc làm việc của ơng/ bà D – H là khí có cơng trình, lấy thợ đi làm là trao đổi về lương ln, ai chấp nhận được thì đi, do vậy, tạo tâm lý thoải mái cho các thành viên trong nhóm, dựa trên sự hài lòng với mức lương mình đạt được.

Do quen biết nhau từ lâu nên có tồn tại mối quan hệ chủ - thợ, nhưng nền tảng của mối quan hệ đó chính là sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau nên về mặt tài chính, nhóm khơng hoạt động theo một nguyên tắc cứng nhắc như một doanh nghiệp. Chẳng hạn, về vấn đề lấy tiền cơng thì khơng phải cố định hàng tháng sẽ trả lương, mà có khi người thợ mới đi làm được một vài hơm cũng có thể xin tạm ứng rồi trừ vào tiền cơng sau này khi có việc cần như đóng học cho con cái, gia đình có người ốm đau, hay đi đám ma chay –

cưới xin … Và ngược lại, khi người chủ gặp khó khăn khi thanh toán tiền cơng với bên chủ cơng trình thì các thành viên trong nhóm sẽ chia sẽ những khó khăn này và đợi lương muộn.

Những mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong nhóm càng làm tăng thêm sự gắn kết, chia sẻ với nhau những khó khăn trong cuộc sống. Do vậy, chỉ cần bên chủ có cơng trình là các thành viên sẵn sàng tham gia mà không cần hỏi han về lương bổng. Đó chính là sự tin cậy, sự chân thành mà các thành viên trong nhóm dành cho nhau.

Trong thời gian triển khai chương trình nơng thơn mới tại xã các tổ thợ nề có sự tăng về số lượng do yêu cầu thực tế của địa phương. Hàng loạt các cơng trình về giáo dục, thủy lợi, giao thông nông thôn … được triển khai trong địa bàn huyện nên các nhóm thợ nề nhận được rất nhiều cơng trình, tạo cơng ăn việc làm cho các thành viên. Mặt khác, người dân cũng đánh giá rằng, với các cơng trình trên địa bàn xã nếu do các tổ thợ xây của xã thực hiện thì rất yên tâm về chất lượng.

Để duy trì và phát triển nhóm thợ nề thì bên cạnh việc nâng cao sự cố kết trong nhóm thì sự liên kết với các nhóm khác trên địa bàn xã cũng hết sức quan trọng. Điều này địi hỏi, người đứng đầu của nhóm phải có sự giao thiệp rộng để lấy cơng trình và có sự giao lưu với các nhóm khác để khơng xảy ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhóm.

“… đặc biệt đặc điểm nghề nghiệp của cô chú như thế này, nếu thỏa

thuận giá cả nhìn tình hình là trong cái mơi trường cuộc sống hàng ngày thì chỗ này cơng trình này đã ướm bảo người này thì giữa những người đứng đầu thì khơng cạnh tranh nhau. Mình cứ phải nhìn nhau mà dàn xếp để cho nó hài hịa, vì bao giờ cũng thế tất cả mọi cái nó đều có thị trường hết, không đội nào trả công hơn mà không đội nào cũng ép giá cả”.

Có thể nói rằng, vốn xã hội tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau và thông qua các mối liên kết, vốn xã hội hỗ trợ các cá nhân đạt được các mục tiêu của mình. Việc duy trì một tổ thợ nề không đơn thuần chỉ là mối quan hệ lao động công việc – lương bổng, mà đó chính là sự gắn kết tình cảm, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, thăm hỏi lẫn nhau khi gia đình các cá nhân có cơng việc. Sự cố gắng của người đứng đầu chính là động lực và sợi dây liên hệ giữa các cá nhân trong một tổ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của vốn xã hội trong xây dựng nông thôn mới ( Nghiên cứu trường hợp xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)